Khảo Sát Hiện Trạng Rừng, Chức Năng Nhiệm Vụ Của Vqg Cát Tiên


phẩm có thể sử dụng trực tiếp này chỉ thể hiện được một phần nhỏ trong tổng giá trị của rừng. Trong thực tế, rừng đã tạo ra một lợi ích kinh tế vượt xa giá trị của các sản phẩm hữu hình đang được buôn bán chính thức trên thị trường.

Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, vai trò của rừng trong việc hấp thụ khí CO2 đã khẳng định: Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụ được 280 tấn carbon/ha và sẽ giải phỏng 200 tấn carbon nếu bị chuyển thành đất du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp; Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp[0].

Năm 1995, tổ chức FAO cho rằng rừng có tác dụng rất quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, giảm lưu lượng nước mặt, góp phần làm giảm lũ lụt.

Với các giá trị to lớn của rừng về dịch vụ môi trường, nhiều quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payment for Environment Services – PES) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trường rừng. Trong những năm gần đây, các sự cố môi trường như lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu toàn cầu … có xu hướng gia tăng và được xem là hậu quả của việc chặt phá rừng. Nhằm đảm bảo dịch vụ môi trường do rừng đem lại, tổ chức Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) đã hình thành chương trình mang tên “Hỗ trợ nông dân vùng cao trong việc bảo vệ và duy trì các dịch vụ môi trường của rừng” được khởi xướng vào tháng 1/2002.

Cơ cấu giá trị môi trường của rừng là: Hấp thụ carbon chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10%[0]

Nghiên cứu rừng đầu nguồn ở lưu vực sông Vân Nam – Trung Quốc liên quan đến khả năng giữ đất, nước và phân bón của rừng cho thấy giá trị


này là khoảng 4.450,5 NDT (khoảng 8.455.855 VND) chiếm 87,9% trong khi đó giá trị trực tiếp (gỗ, than củi) là 528.5 NDT (khoảng 1.384.245 VND) chiếm 12,1%[0].

1.2.1. Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về lượng hóa giá trị các hệ sinh thái rừng, dưới đây là một số nghiên cứu minh chứng cho việc giá trị các hệ sinh thái rừng ngày càng được quan tâm và thừa nhận, công tác bảo vệ và phát triển rừng là cần thiết và cấp bách.

Rừng có khả năng làm tăng dòng chảy kiệt. Với cùng lượng mưa, dòng chảy kiệt tăng khi diện tích rừng che phủ tăng và ngược lại. Sự ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy lũ khá rõ, đặc biệt là đối với sông vừa và nhỏ: khi diện tích rừng giảm khoảng 20% thì lưu lượng lũ trung bình tăng khoảng 12% đối với sông lớn và khoảng 40% đối với sông nhỏ. Trái lại khi diện tích rừng tăng khoảng 10% thì lưu lượng nước trung bình lũ giảm khoảng 5% đối với sông lớn và khoảng 20% đới với sông vừa và nhỏ[0].

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 3

Trong một năm rừng hấp thụ khoảng 100 ty tấn khí carbon và thải ra khoảng 80 tấn Oxy. Nếu quy đổi thành tiền theo cơ chế phát triển sạch thì giá trị cố định/lưu giữ carbon của rừng từ 14.680 – 18.350 tỷ USD và hàng năm giá trị hấp thu carbon là khoảng 1.835 tỷ USD (ước tính theo giá 5 $/tấn CO2)[0]

Hậu quả của xói mòn đất cũng là một trong các nguyên nhân gây ra sa

mạc hóa. Ước tính Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất, chiếm 28% tổng diện tích tự nhiên, có liên quan đến sa mạc hóa. Trong đó, có khoảng 5 triệu ha đất chưa sử dụng, 2 triệu ha đang được sử dụng đã bị thoái hóa nặng và hơn 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Khoảng 20 triệu dân đang chịu ảnh hưởng của quá trình sa mạc hóa[0]


Nghiên cứu về khả năng hấp thụ và lưu giữ carbon, giá trị lưu giữ carbon của rừng tự nhiên từ 2.300 – 5.700 $/ha và giá trị hập thụ carbon của rừng trồng cây mọc nhanh luân kỳ 7 năm là khoảng 1.300 – 1.500 $/ha. Các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường như bảo vệ đất, điều tiết nước, cảnh quan và hập thụ carbon đã bước đầu được nghiên cứu [0].

Theo Vũ Tấn Phương, [0] giá trị phòng hộ đầu nguồn của rừng tại các điểm nghiên cứu được xác định là khoảng 95.000 – 895.000 đ/ha/năm với giá trị bảo vệ đất và khoảng 189.000 – 231.000 đ/ha/năm với giá trị điều tiết nước tại Yên Bái; ở miền Trung (Thừa Thiên Huế) giá trị bảo vệ đất là khoảng

120.000 – 419.000 đ/ha/năm, giá trị điều tiết nước là 116.000 – 142.000 đ/ha/năm; ở miền Nam (Gia Lai), giá trị bảo vệ đất là 148.000 – 520.000 đ/ha/năm và điều tiết nước là 36.000 – 47.000 đ/ha/năm. Giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Nam Định khoảng 852.000 đ/ha/năm; giá trị phòng hộ chống cát bay của rừng phi lao tại Quảng Bình khoảng 525.000 đ/ha/năm. Giá trị cảnh quan biến động khá lớn, khoảng 700.000 – 2.300.000 đ/ha/năm với miền Bắc (Yên Bái); 500.000 – 1.200.000 đ/ha/năm vơi miền Trung (Thừa Thiên Huế) và 200.000 – 500.000 đ/ha/năm với miền Nam (Gia Lai).

Giá trị lưu giữ carbon của rừng gỗ tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) là 35 – 84 triệu đ/ha/năm và giá trị hấp thụ carbon là khoảng 0,4 – 1,3 triệu đ/ha/năm với miền Bắc; ở miền Trung giá trị lưu giữ carbon từ 37 - 91 triệu đ/ha/năm và giá trị hấp thụ carbon là 0,5 – 1,5 triệu đ/ha/năm; ở miền Nam giá trị lưu giữ carbon là 46 – 91 triệu đ/ha/năm và giá trị hấp thụ carbon là 0,6 – 1,5 triệu đ/ha/năm. Đối với rừng trồng keo lai luân kỳ 7 năm, giá trị hấp thụ carbon bình quân là 6 – 36 triệu đ/ha; keo tai tượng luân kỳ 7 năm là 1,4 – 27 triệu đ/ha; bạch đàn urophylla luân kỳ 7 năm là 0,4 – 42 triệu đ/ha;


rừng thông nhựa luân kỳ 30 năm từ 0,4 – 41 triệu đ/ha; rừng thông mã vĩ luân kỳ 20 năm từ 0,2 – 51 triệu đ/ha[0].

Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/1kwh điện thương phẩm; các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm [0]

Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng ngập mặn Cà Mau ước tính là khoảng

216.000 đồng/ha/năm đối với gỗ và củi và khoảng 306.769 đồng/ha/năm cho khai thác nguồn lợi thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn; Giá trị hấp thụ các bon của rừng cũng rất lớn và phụ thuộc vào chất lượng rừng. Rừng Đước trồng thuần loài tuổi 3 đến 16 có giá trị hấp thụ các bon từ 1,1 – 69 triệu đồng/ha [0]

Giá trị du lịch 6.377.741.030 đ/năm, giá trị điều tiết nguồn nước 4.097.711.520 đ/năm, giá trị hấp thụ carbon 1.200.520.700.000 đ/năm tại Vườn quốc gia Cúc Phương [0]

Giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: cung cấp 34.186.900 đ/ha/năm, phòng hộ ven biển 55.955.500 đ/ha/năm và hấp thụ carbon từ 1.921.730 – 9.842.611 đ/ha/năm [0].

Dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Cát Tiên tại thời điểm năm 2012 gồm: sản phẩm gỗ 8,79 tỷ đồng; sản phẩm ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật 34,4 tỷ đồng; sản phẩm ngoài gỗ nguồn gốc động vật 15,45 tỷ đồng; điều tiết dòng chảy và chất lượng nước 536,01 tỷ đồng; Lưu trữ các bon 175,54 tỷ đồng[0].

Những nghiên cứu trên cho thấy càng ngày giá trị của các hệ sinh thái càng được thừa nhận một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng, lượng hóa một giá trị mang tính tương đối, chưa xây dựng được một thị trường chung cho các dịch vụ môi trường. Việc định giá các hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt cho quyền lợi của những người làm nghề rừng.


Như vậy có thể thấy, ở Việt Nam chưa có đánh giá chi tiết về lợi ích tài chính do các HST rừng mang lại cho môi trường nhưng các bằng chứng khoa học khẳng định vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường là rất quan trọng và không thể phủ nhận, đặc biệt là vai trò của rừng liên quan đến phòng hộ đầu nguồn, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn bảo vệ bờ biển và điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt.

2.2.2. Thảo luận

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam, trong đó có một nghiên cứu giá trị kinh tế VQG Cát Tiên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở VQG Cát Tiên mới bước đầu khảo sát và ước lượng giá trị kinh tế thông qua việc tham vấn ý kiến của BQL Vườn, chính quyền địa phương cấp xã, huyện và người dân sống quanh Vườn mà chưa đi vào điều tra cụ thể tài nguyên ĐDSH của Vườn để định giá chính xác hơn.

Vì vậy, kết quả nghiên cứu đánh giá một số giá trị gia tăng ở Vườn quốc gia Cát Tiên tuy ở góc độ hẹp nhưng sẽ được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá giá trị hệ sinh thái để xây dựng chính sách, lập kế hoạch và quản lý công tác bảo tồn sát thực tế hơn, liên quan tới nhu cầu để chuyển đổi nguyên tắc từ học thuật và nghiên cứu sang lĩnh vực ứng dụng hơn, từ đó nỗ lực nhằm trao đổi kết quả của những nghiên cứu tiếp theo, và kết hợp những yêu cầu đối với đánh giá HST vào các quá trình và quy trình ra quyết định về bảo tồn, BV&PTR.


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung:

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn ĐDSH, BV&PTR tại VQG Cát Tiên.

* Mục tiêu cụ thể

- Xác định được các giá trị kinh tế về bảo tồn ĐDSH và HST của VQG Cát Tiên

- đánh giá một số giá trị gia tăng của VQG Cát Tiên.

- Đề xuất được một số thông tin có thể sử dụng để tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn ĐDSH, BV&PTR tại VQG Cát Tiên.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là một số giá trị gia tăng tại VQG Cát Tiên.

- Phạm vi nghiên cứu: VQG Cát Tiên.

- Thời gian: Từ tháng 10/2016 đến 4/2017.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Khảo sát hiện trạng rừng, chức năng nhiệm vụ của VQG Cát Tiên

2.3.2. Nghiên cứu các giá trị gia tăng của VQG Cát Tiên

2.3.2.1.Giá trị sử dung

2.3.2.2. Giá trị phi sử dụng

2.3.3. Giá trị dịch vụ môi trường rừng của VQG Cát Tiên.

2.3.3.1. Giá trị cảnh quan (Du lịch sinh thái).

2.3.3.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng của VQG Cát Tiên.

2.3.3.3. Giá trị hấp thụ các bon.


2.3.4. Đề xuất một số giải pháptăng cường nguồn lực tại VQG Cát Tiên.

2.4. Phương pháp nghiên cứu


Xác định vấn đề nghiên cứu

Phỏng vấn

- Các nhà quản lý, cán bộ nhân viên Vườn liên quan đến công tác bảo tồn

- Du khách, hộ nhận khoán

Thu thập tài liệu có liên quan

- Tham khảo các tài liệu có liên quan

- Phân tích, nhận xét sơ bộ

Thu thập số liệu liên quan đến du lịch sinh thái, chi trả

dịch vụ môi trường rừng, hấp thụ các bon

Xử lý số liệu

Phân tích, tổng hợp, đánh

giá các kết quả nghiên cứu

Đề xuất giải pháp tăng thu nhập và nguồn lực


Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu


2.4.1. Khảo sát hiện trạng rừng, chức năng nhiệm vụ của VQG Cát Tiên

Sử dụng phương pháp kế thừa: Thu thập và kế thừa các tài liệu hiện trạng liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng thực vật rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các nguồn tài liệu đã được xuất bản (sách, tạp chí), các báo cáo nghiên cứu khoa học ở khu vực, các tài liệu đã công bố hoặc chưa công bố về hiện trạng tài nguyên ĐDSH ở Khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Nghiên cứu các giá trị gia tăng của VQG Cát Tiên

Sử dụng phương pháp chuyên gia:

Xác định giá trị kinh tế của các HST trên Thế giới, Việt Nam và các KBTTN và VQG, xác định nhóm giá trị sẽ đánh giá, xây dựng phiếu hỏi, câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho việc đánh giá một số giá trị gia tăng ở VQG Cát Tiên.

2.4.3. Giá trị dịch vụ môi trường rừng của VQG Cát Tiên

Sử dụng phương pháp phỏng vấn

Đối tượng gồm người dân, du khách và các nhà quản lý, những người làm việc liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDHS nhằm thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác xác định một số giá trị kinh tế và đề xuất giải pháp tăng thu nhập và nguồn lực cho công tác BV&PTR VQG Cát Tiên (xem phụ lục 1).

2.4.3.1. Phương pháp điều tra giá trị DLST

* Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu thứ cấp các tuyến, điểm du lịch tại VQG Cát Tiên; Các dịch vụ được cung cấp cho du khách tại VQG Cát Tiên; Tổng doanh thu từ DLST, các khoản kinh phí hỗ trợ nhằm tăng thu nhập cán bộ công nhân viên Vườn, các khoản kinh phí hỗ trợ cho công tác BV&PTR trong 5 năm qua.

* Phương pháp phỏng vấn:

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí