Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 2


DANH LỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 12

Hình 4.1. Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên 21

Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Cát Tiên 34

Hình 4.3. Tổng giá trị kinh tế của dịch vụ HST 58

Hình 4.4. Sơ đồ tuyến, điểm du lịch tại VQG Cát Tiên 67

Hình 4.5. Gốc cây cổ thụ tại VQG Cát Tiên 100

Hình 4.6. Cây Gõ đỏ Bác Đồng tại VQG Cát Tiên 100

Hình 4.7. Rừng thuần loài tre, nứa VQG Cát Tiên 101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hình 4.8. Rừng kín thường xanh VQG Cát Tiên 101

Hình 4.9. Quần thể Bò tót tại VQG Cát Tiên 102

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 2

Hình 4.10. Quần thể Voi Châu Á tại VQG Cát Tiên 102

Hình 4.11. Sinh cảnh Bàu Sấu tại VQG Cát Tiên 103

Hình 4.12. Du khách tới Vườn Quốc gia Cát Tiên 103

Hình 4.13. Một số hình ảnh về người dân tham gia bảo vệ rừng 104

Hình 4.14. Hình ảnh về người dân tham gia bảo vệ rừng 104


DANH LỤC BẢNG

Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu VQG Cát Tiên 24

Bảng 3.2. Dân số, dân tộc của các xã vùng đệm VQG Cát Tiên 28

Bảng 3.3. Thu nhập và tỷ lệ đói nghèo 29

Bảng 4.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Cát Tiên 33

Bảng 4.2. Thành phần thực vật của VQG Cát Tiên phân theo ngành thực vật

......................................................................................................................... 38

Bảng 4.3. Thành phần thực vật của VQG Cát Tiên phân theo dạng sống 39

Bảng 4.4. So sánh thành phần loài thực vật rừng VQG Cát Tiên với thành phần thực vật của một số khu vực Nam Bộ 40

Bảng 4.5. Các loài thực vật đặc hữu ở VQG Cát Tiên 42

Bảng 4.6: Thành phần động vật của VQG Cát Tiên 47

Bảng 4.7. Các dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người 54

Bảng 4.8. Các dịch vụ HST chính tại vùng lõi và vùng đệm VQG Cát Tiên 56

Bảng 4.9. Các dịch vụ HST có giá trị sử dụng 59

Bảng 4.10. Các dịch vụ HST có giá trị phi sử dụng 60

Bảng 4.11. Số lượt khách tham quan từ năm 2011 - 2016 62

Bảng 4.12. Tổng hợp doanh thu du lịch sinh thái từ năm 2011 – 2016 63

Bảng 4.13. Đánh giá mức độ quan tâm của khách đối với VQG Cát Tiên ... 64

Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hài lòng của khách đối với VQG Cát Tiên 66

Bảng 4.15. Các hoạt động du lịch tại VQG Cát Tiên 68

Bảng 4.16. Tổng hợp các hoạt động chi từ nguồn thu DLSt 70

Bảng 4.17. Lợi ích từ DLST 72

Bảng 4.18. Diện tích khoán bảo vệ rừng cho người dân 73

Bảng 4.19. Kết quả KBVR đối với công tác QLBV VQG Cát Tiên 74

Bảng 4.20. Tổng hợp kinh phí DVMTR của VQG Cát Tiên 75

Bảng 4.21. Kinh phí KBVR đối với thu nhập bình quân của các hộ nhận khoán 76

Bảng 4.22. Tổng hợp tình hình vi phạm Luật BV & PTR ở VQG Cát Tiên giai đoạn 2012 - 2016 78

Bảng 4.23. Trữ lượng của từng trạng thái rừng 79

Bảng 4.24. Trữ lượng hấp thụ các bon bình quân theo từng trạng thái rừng 80 Bảng 4.25. Tổng lượng lưu giữ, hấp thụ các bon theo từng trạng thái rừng 81 Bảng 4.26 Kết quả phỏng vấn CBNV VQG Cát Tiên 82


DANH LỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1. Số lượt khách tham quan từ năm 2011 - 2016 62

Biểu đồ 4.2. Doanh thu du lịch sinh thái từ năm 2011 - 2016 63

Biểu đồ 4.3. Các hoạt động được chi từ nguồn DLST 71

Biểu đồ 4.4. Kết quả phỏng vấn CBNV VQG Cát Tiên 82


ĐẶT VẤN ĐỀ

Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống con người và sự tồn tại của trái đất. Theo Báo cáo đánh giá hệ sinh thái Thiên niên kỷ [0] “Những lợi ích con người đạt được từ các hệ sinh thái bao gồm dịch vụ cung cấp như thực phẩm, nước sạch, gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nhiên liệu …; dịch vụ điều tiết như điều tiết khí hậu, lũ lụt, phòng chống dịch bệnh, làm sạch nước … dịch vụ hỗ trợ như chuỗi thức ăn, giữ gìn địa tầng, sản xuất cơ bản …; dịch vụ văn hóa như thẩm mỹ, tâm linh, giáo dục, giải trí …

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, các hệ sinh thái tự nhiên phong phú. Tuy nhiên, việc bảo vệ và phát triển rừng luôn đứng trước những thách thức to lớn khi mà phần lớn dân cư vẫn phải sống dựa vào canh tác nông nghiệp. Nạn chặt phá rừng và chuyển đổi rừng sang mục đích sử dụng khác đang diễn ra ở mức báo động. Sự suy giảm về tài nguyên, đặc biệt là sự thu hẹp diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững như Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020, ….

Mặc dù đã quan tâm đến việc bảo vệ các hệ sinh thái hiện có, trồng bổ sung diện tích rừng các loại, nhưng chưa thực sự quan tâm đến việc đánh giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng đặc dụng hiện nay nhằm góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng tại các khu rừng đặc dụng.

Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập ngày 13/01/1992 theo quyết định số 08/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG CT) nằm ở phía nam Việt Nam, có diện tích là 72.663,53 ha nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước.


Nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền đông Nam bộ, Việt Nam.Với những đặc trưng về địa lý, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị về đa dạng sinh học, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam, toàn cầu, ngày 10/11/2001, tổ chức UNESCO/MAB đã công nhận VQG Cát Tiên là Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của Thế giới, một mắt xích quan trọng trong hệ thống khu dự trữ sinh quyển toàn cầu. Ngày 04/8/2005 Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận vùng đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của Thế giới và thứ 2 của Việt Nam với diện tích 13.759 ha.

VQG Cát Tiên được đánh giá là một VQG thực hiện công tác bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên tốt nhất hiện nay, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đánh giá nào về các giá trị mà các hệ sinh thái rừng mang lại.Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển VQG Cát tiên”.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm về định giá hệ sinh thái

1.1.1. Phân hạng các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị kinh tế

Nghiên cứu phân loại các dịch vụ hệ sinh thái theo 4 hạng mục cơ bản bao gồm dịch vụ cung ứng, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ văn hóa [0]. Theo báo cáo đánh giá của Thiên niên kỷ các dịch vụ hệ sinh thái không chỉ tạo ra các hàng hóa và nguyên liệu thô mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cuộc sống và các hoạt động sản xuất cơ bản đặc biệt quan trọng đối với phúc lợi của con người và đối với sự vận hành của nền kinh tế. Ngày nay các nhà quy hoạch bảo tồn và các nhà hoạch định chính sách cũng sử dụng khái niệm dịch vụ hệ sinh thái theo cách phân loại trên.

Các dịch vụ hệ sinh thái gồm:

+ Dịch vụ cung ứng: thực phẩm, nước sạch, gỗ và sợi, nhiên liệu …

+ Dịch vụ điều tiết: điều tiết khí hậu, điều tiết lũ lụt, phòng chống dịch bệnh, làm sạch nước …

+ Dịch vụ hỗ trợ: chuỗi thức ăn, giữ gìn địa tầng, sản xuất cơ bản … Nhu cầu cơ bản của con người gồm:

+ An toàn: an toàn cá nhân, đảm bảo tiếp cận nguồn lực, an toàn trước những thảm họa …

+ Nhu cầu căn bản: Đủ sinh kế, đủ thức ăn, đủ nơi trú ngụ, tiếp cận hàng hóa …

+ Sức khỏe: thể lực, tinh thần, tiếp cận nguồn nước và không khí sạch

+ Các mối quan hệ xã hội tốt: gắn kết xã hội, tôn trọng lẫn nhau, giúp

đỡ lẫn nhau …


Tự do lực chọn và hành động: cơ hội có thể đạt những giá trị cá nhân đang có và thực hiện.

Khái niệm tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value – TEV) được sử dụng nhằm tìm hiểu giá trị của đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái trong kinh tế học.Trong hai thập kỷ qua khái niệm TEV đã được áp dụng rộng rãi trong các quá trình xác định và phân loại các giá trị hệ sinh thái [0]

Điểm mới của khái niệm tổng giá trị kinh tế là nó không giới hạn bởi các loại hàng hóa có giá và có thị trường, vốn là các loại hàng hóa mà các nhà kinh tế thường đưa vào các phân tích của mình và quan tâm tới tất cả những hàng hóa và dịch vụ quan trọng về mặt kinh tế sinh ra từ các dịch vụ hệ sinh thái.

Việc nghiên cứu tổng giá trị kinh tế của các hệ sinh thái liên quan tới việc xem xét các đặc điểm của chúng là những hệ thống tổng hợp – kho dự trữ tài nguyên, các dòng dịch vụ và các thuộc tính của hệ sinh thái bao gồm:

+ Các giá trị trực tiếp: như nguyên liệu thô và các sản phẩm cơ học làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh chẳng hạn như những sản phẩm tạo ra thu nhập, năng lượng, nơi trú ngụ, thức ăn, dược phẩm và các cơ sở giải trí…

+ Các giá trị gián tiếp: các chức năng sinh thái giúp duy trì và bảo vệ những điều kiện tự nhiên và con người như duy trì chất lượng nguồn nước và giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, điều hòa tiểu khi hậu và hấp thụ carbon…

+ Các giá trị lựa chọn: là những giá trị chưa biết đến của nguồn gen, các loài động, thực vật hoang dã có tiềm năng sử dụng trong tương lai, một trong số đó hiện nay có thể chưa được biết đến, ví dụ phục vụ cho giải trí, cho ứng dụng trong sản xuất dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại hoặc các hoạt động phát triển dựa vào nguồn nước.


+ Các giá trị tồn tại: là giá trị nội tại của hệ sinh thái và các thành phần của nó, không phụ thuộc khả năng sử dụng của chúng ở hiện tại hay tương lai như tầm quan trọng của văn hóa, thẩm mỹ di sản và tài sản cho thế hệ mai sau.

Giá trị sử dụng gồm: các giá trị trực tiếp, các giá trị gián tiếp, các giá trị lựa chọn.

Giá trị phi sử dụng: Các giá trị tồn tại.

1.1.2. Xác định ước lượng và nhận thức các giá trị hệ sinh thái

Thứ nhất, phải xác định và đánh giá được đầy đủ sự thay đổi của các dịch vụ hệ sinh thái và tác động của nó đối với các nhóm chủ thể khác nhau trong xã hội. Như vậy cần phải huy động đầy đủ sự tham gia của các bên liên quan chịu ảnh hưởng và/hoặc được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học bị thay đổi.

Thứ hai, phải ước lượng và biểu thị được giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái với phương pháp phù hợp. Có nghĩa là phân tích được mối liên hệ giữa mức độ và thời điểm có ảnh hưởng đến thời điểm và địa điểm mà lợi ích và phí tổn của một sự sử dụng cụ thể đa dạng sinh học và các hệ sinh thái được nhìn nhận, để xác định tác động của các quyết định.

Thứ ba, thừa nhận giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái và tìm kiếm giải pháp, nói cách khác là giải quyết những đánh giá thấp về giá trị của dịch vụ hệ sinh thái thông qua các công cụ xây dựng chính sách dựa trên giá trị kinh tế chứng minh.

1.2. Một số nghiên cứu đã thực hiện

Trước đây, khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng (Total Economic Value-TEV) được xem xét rất hạn hẹp. Các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem xét giá trị của rừng thông qua lượng sản phẩm hữu hình mà rừng tạo ra để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của con người. Tuy nhiên, các sản

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí