Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 9


Bảng 4.11 Bộ công cụ SWOT phân tích cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới



Nội dung

O – Cơ hội

­ Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình.

­ Người dân chưa quen với việc làm chủ trong cộng

đồng.

T – Thách thức

­ Năng lực của các tổ chức hội và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp.

­ Trình độ người dân còn hạn chế.

­ Nhận thức về tầm quan trọng của NTM còn thấp.

­ Thiếu đội ngũ có năng lực cao xây dựng mô hình NTM.

S ­ Mặt mạnh

­ Dân biết

O­S

­ Giúp người dân nhận thấy vai trò của mình và quyền lợi được hưởng.

­ Giúp họ nhận thức quyền làm chủ của mình trong cộng

đồng.

T­S

­ Người dân kết hợp cùng tổ chức và đoàn thể trong quá trình thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế.

­ Nâng cao trình độ dân trí.

­ Dân làm ­ Dân kiểm tra

­ Dân bàn ­ Dân hưởng lợi

W – Mặt yếu

­ Đóng góp tiền của người dân còn hạn chế.

­ Người dân ít quan tâm đến vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các

công trình.

O­W

­ Giúp người dân có cơ hội đưa ra quyết định của họ trong các hoạt động.

­ Giúp người dân hiểu được vai trò của mình trong các

hoạt động.

T­W

­ Nâng cao năng lựu các tổ chức đoàn thể

­ khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động của thôn, từ khâu lập kế hoạch đến giám sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 9


Nguồn: Ban quản lý dự án NTM xã Trực Đại

4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nông thôn mới tại xã

4.6.1. Giải pháp về nguồn vốn

Để thực hiện tốt tiến trình xây dựng NTM cần phải có biện pháp

huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ tất cả các nguồn vốn theo phương châm, đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ bên ngoài là hết sức quan trọng. Giải pháp huy động đối với các kênh vốn chủ yếu như sau:

a. Nguồn vốn ngân sách

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh

tế của xã, khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng dành cho đầu tư phát

triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ việc thực hiện định mức, chế độ chi tiêu:

Đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mực đích có hiệu quả; Tiết kiệm chi

hành chính; tăng cường ngân sách cho đầu tư phát triển.

Chủ

động đề

xuất các công trình xây dựng theo quy hoạch chi

tiết, thực hiện xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và cho từng dự án cụ thể về mạng lưới giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư, trường học, các công trình điện nước, thông tin liên lạc, cơ sở bảo vệ môi trường, phát triển cây xanh. Để tranh thủ sự cân đối ngân sách của huyện Trực Ninh và Tỉnh Nam Định.

b. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại (bao gồm các

doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp ngoài quốc doanh) trên địa bàn còn rất hạn chế. Hiện tại năm 2013 là có 12 doanh nghiệp. Trong quy hoạch dự

kiến nguồn vốn này có tỷ

trọng ngày càng tăng lên. Để

tăng cường huy

động nguồn vốn này cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các điểm nghẽn về đầu vào (mặt bằng sản xuất, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, khoa học công nghệ, chính sách thuế…) và đầu ra của sản xuất (thị trường tiêu thụ,

vận chuyển hàng hóa, thủ tục hành chính, thương hiệu và bảo vệ sáng chế…).

quyền

c. Nguồn vốn trong dân cư

Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nhà ở…Nhằm thu hút nguồn lực vào đầu tư phát triển. Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở có thể vận dụng hình thức mua nhà trả góp, phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở 1 hệ thống chính sách và biện pháp rõ ràng, minh bạch, hợp lý nhằm khuyến khích người dân yên tâm đóng góp vốn.

Cùng với chính sách ổn định kinh tế và tiền tệ, cần tăng cường vận động, khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm thực sự vì ích nước lợi nhà.

Tuyên truyền vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật, thị trường, bảo hiểm,… Để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

4.6.2. Giải pháp về văn hóa xã hội

Để xây dựng được mô hình nông thôn mới có hiệu quả chất lượng cao cần có những đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực trách nhiệm cao, vì vậy cần tăng cường bổ sung kiến thức kĩ thuật cho cán bộ cũng như chủ hộ, chủ doanh trại, doanh nghiệp.

Cán bộ cần thường xuyên làm việc hợp tác với bà con nhân dân để

nâng cao đời sống dân trí, tích cực tham gia vào các hoạt động xã đề ra

nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như các vấn đề phát triển

kinh tế

xã. Tích cực vận động người dân tham gia hưởng

ứng các phong

trào đoàn thể, những buổi tập huấn cho bà con hiểu biết thêm về kĩ năng sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh việc tích cực sản xuất cần chú trọng đến phát triển toàn diện về các mặt như giáo dục, văn hóa, môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa phương…

4.6.3. Giải pháp về khoa học kĩ thuật áp dụng trong nông nghiệp

Trong thời gian thực hiện quy hoạch cần đẩy mạnh quá trình


ứng

dụng các cương liên kết, liên doanh, thực hành tiết kiệm. Cổ vũ phong trào phát triển tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ để chuyển các hộ kinh doanh làm ăn hiệu quả sang loại hình doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Cần tăng cường các biện pháp Marketting địa phương để thu hút các doanh nghiệp ngoài địa bàn đầu tư vào xã, phù hợp với tiềm năng của địa phương và thế mạnh của doanh nghiệp. Cần có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo phương thức “công tư kết hợp”.

4.6.4. Giải pháp về công tác quản lý

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ và các tổ

chức cơ sở Đảng, thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng trên cả 3 mặt:

chính trị, tư

tưởng và tổ

chức là nhân tố

quyết định, đảm bảo thực hiện

thành công định hướng và mục tiêu của quy hoạch.

Phát huy vai trò của Mặt trận tổ

quốc và các tổ

chức đoàn thể

chính trị xã hội trong tuyền truyền, vận động quần chúng thực hiện các

nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các

cấp: Kiện toàn, củng cố hệ thống chính quyền, phát huy quyền làm chủ

của nhân dân và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội. Thường xuyên bổ xung, điều chỉnh, chuẩn hóa các văn bản pháp quy. Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa”. Để cung cấp dịch vụ hành chính công ngày 1 tốt hơn cho nhân dân. Triệt để loại bỏ tệ nạn cửa quyền, sách nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong bộ máy quản lý của xã và các tổ chức kinh tế ­ xã hội của nhà nước. Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy, thi hành nghiêm luật công chức, tăng cường bồi dương, đào tạo đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước cấp thành phố và cấp xã để đáp ứng yêu cầu và

nhiệm vụ

mới. Kiên quyết phòng và chống tham nhũng trên tất cả

các

phương diện, các địa bàn và lĩnh vực.

KẾT LUẬN


Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa phương tôi nhận thấy xã Trực Đại đã triển khai khá tốt hoạt động xây dựng nông thôn mới. Kết quả khả quan như về ruộng đất hầu hết đã được thực hiện quy hoạch dồn điền đổi thửa giúp người nông dân địa phương thuận lợi hơn trong

việc sản xuất nông nghiệp. Hay về giao thông phần lớn đường trục đã

được nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển,

vận tải của người dân địa phương. Các hoạt động về an ninh xã hội, công tác quản lý, quy hoạch tại địa phương đều đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông

thôn mới của Nghị quyết. Mô hình nông thôn mới được áp dụng tại địa

phương đã mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân như về giáo dục

đã xây được nhiều phòng học mới, thiết bị, chức năng học tập đầy đủ phục vụ con em địa phương. Điện, đường được cải thiện rõ rệt, 100% các hộ dân được sử dụng điện đầy đủ. Văn hóa xã hội cũng được chú ý hơn tại

hầu hết các xóm đã được xây mới và mở rộng nhà văn hóa, tạo khu vui

chơi, giao lưu cho mọi người. Nhìn chung xã đã thực hiện tốt công tác quản

lý thực hiện mô hình nông thôn mới. Để

kinh tế

xã Trực Đại ngày càng

phát triển hơn nữa, cuộc sống người dân nâng cao bên cạnh phát huy những mặt tốt của công tác cần khắc phục hạn chế như về công tác quản lý, triển khai dự án, trình độ của đội ngũ cán bộ nông thôn. Xã cần chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật áp dụng vào nuôi trồng sản xuất nông nghiệp và tăng cường thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp bên ngoài tạo công ăn việc làm cho người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm 2011­2014.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000).

Một số

văn bản

pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.

3. Chính phủ

(2009),

Bộ tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ

ban

hành tại Quyết định 491/QĐ­TTg Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 2009, Hà Nội.

4. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trực Đại, huyện Trực Ninh,

Tỉnh Nam Định giai đoạn 2011­2015.

5. Giáp thị Dậu, “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2015’’.

6. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7.Thủ

tướng chính phủ

(2008),

Nghị

quyết số

26­NQ/TW ngày

05/08/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn’’, Hà Nội.

8. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 49/QĐ­TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí áp dụng riêng cho từng vùng ở Việt Nam.

9. Thủ

tướng Chính phủ

(2009),

Quyết định số

800/QĐ­TTg ngày

04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí