Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 1

LỜI CẢM ƠN

Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài trường.

Vậy qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường giúp tôi có kiến thức chuyên sâu về kinh tế.

Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, động viên tôi trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Đặng Thị Hoa, người đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình, tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy mong nhận được sự nhận xét, bổ sung của thầy cô.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015

Sinh viên Lưu Văn Hiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH­HDH : Công nghiệp hóa, hiện đại

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 1

hóa

NTM : Nông thôn mới

UBND : Uỷ ban nhân dân

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

CTXH : Chính trị xã hội

QHXD : Quy hoạch xây dựng HD­ND : Hội đồng nhân dân KT­XH : Kinh tế xã hội

HTX : Hợp tác xã

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành nông nghiệp ít được quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ, lợi ích người nông dân đang bị xem nhẹ. Tốc độ phát triển kinh tế cao bên cạnh những lợi ích mang lại, cũng có không ít những khó

khăn cần giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa

các khu vực trong cả nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu

quả

thấp về

kinh tế. Hàng loạt các vấn đề

cần giải quyết tại các địa

phương để nâng cao mức sống cho người dân như: giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương…

Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính

đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH ­ HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ

điều kiện hội nhập nển kinh tế

thế

giới.

Thực hiện Nghị

quyết Trung

ương 7 khóa X về

“Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ

tướng

Chính phủ

đã ban hành “Bộ

tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết

định số 491/QĐ­TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia

xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ­TTg ngày 06/4/2010

nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã

Trực Đại đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới xây dựng làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch.

Từ năm 2011, xã Trực Đại đã triển khai áp dụng hoạt động nông thôn mới của chính phủ và đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với

những thời kỳ

trước.

Người dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng

trọt chăn nuôi. Đời sống người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được

đảm bảo hơn.

Mặc dù đã có nghị

quyết hướng dẫn thi hành, nhưng vẫn

còn nhiều bất cập ở cấp xã cần được giải quyết. Do đó tôi chọn nghiên

cứu đề

tài:

“ Đánh giá kết

quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực

Đại, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại và trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, Trực Ninh, Nam Định.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.

­ Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Trực Đại.

­ Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã.

­ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại xã.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tại địa phương.

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

­ Về không gian: Tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định.

­ Về thời gian:+ Số liệu được lấy trong 4 năm 2011­2014.

+ Thời gian thực hiện đề tài từ 01/2015­05/2015

1.4. Nội dung nghiên cứu

­ Đặc điểm cơ bản của xã Trực Đại

­ Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Trực Đại.

­ Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới xã.

­ Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác triển khai chương trình nông thôn mới xã Trực Đại.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Điều tra thu thập số liệu

­ Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã.

­ Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn thu thập tại xã Trực Đại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dựng nông thôn mới. Gặp gỡ cán bộ địa

phương trao đổi về

tình hình chng của xã. Cùng cán bộ

địa phương có

chuyên môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh

nghiệm trong sản xuất để đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa phương.

1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu

­ Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.

­ Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước và sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khác biệt và hiệu quả khi áp dụng mô hình nông thôn mới.

­ Phương pháp tổng hợp và phân tích số

liệu: xử

lý số

liệu bằng

excel sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.

Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

­ Nông thôn:

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thông được coi là khu vực địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ

dân số

thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư

làm

nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì

cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị

trường thấp hơn so với thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ

sở hạ

tầng, nghĩa là cơ

sở hạ

tầng của vùng nông thôn không phát triển

bằng đô thị.

Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế ­ xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.

Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư liệu chính là đất đai.

­ Nông thôn mới:

Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã, thị trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình nông thôn mới là tổng thể , những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện nay. Nhìn chung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ.

Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp

khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục,

là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương.

đạo

Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ mực tiêu: “ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế

­ xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022