Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Triển Khai Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm Ở Tỉnh Quảng Trị, Giai Đoạn 2006 – 2011.



Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm do địa phương thực hiện tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2011 và đề xuất được một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị

- Mục tiêu cụ thể

+ Đánh giá được kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm do địa phương thực hiện tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2011

+. Phân tích được những ưu, nhược điểm, khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị.

+. Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình khuyến lâm từ đó có thể áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm cơ sở để nhân rộng.

2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các mô hình khuyến lâm xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011.

* Giới hạn nghiên cứu:

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

+ Phần đánh giá các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giới hạn chủ yếu về đánh giá tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình;

+ Hiệu quả các mô hình: giới hạn trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế; hiệu quả môi trường giới hạn trong việc phân tích sự tăng lên của diện tích rừng trồng và



độ che phủ rừng; hiệu quả xã hội giới hạn trong việc tạo công ăn, việc làm và nâng cao nhận thức của người dân địa phương.

- Giới hạn về các mô hình khuyến lâm:

Giới hạn trong giai đoạn 2006-2011 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng trị xây dựng và thực hiện:

- Giới hạn về địa điểm đánh giá các mô hình:

Nghiên cứu được thực hiện tại 5 huyện của tỉnh Quảng Trị là Vĩnh Linh, Đakrông, Cam Lộc, Hải Lăng và Triệu Phong.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau:

- Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 -2011.

- Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng giai đoạn 2006-2011.

- Đánh giá tác động của các mô hình khuyến lâm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị xây dựng giai đoạn 2006-2011.

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng mô hình khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận

Hoạt động khuyến lâm là rất cần thiết, đặc biệt đối với một quốc gia có 3/4 diện tích là đồi núi và một bộ phận không nhỏ dân cư sống phụ thuộc vào rừng như nước ta. Tuy nhiên, hiệu quả của một mô hình khuyến lâm được đưa ra phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhiều mô hình khuyến lâm đưa ra được hưởng ứng rất nhiệt tình của người dân nhưng cũng có những mô hình tỏ ra không phù hợp. Nguyên nhân không thành công có thể do chất lượng của mô hình mang lại hiệu quả kinh tế kém,



Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan tới nghiên cứu

Thực trạng xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011

do khâu tổ chức thực hiện, do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt hoặc do ý thức của người tham gia mô hình,… Như vậy, khi đánh giá các mô hình khuyến lâm cần phải đánh giá trên quan điểm toàn diện, tổng hợp các yếu tố và đối tượng có liên quan. Để làm được điều này thì cách tiếp cận điều tra từ trên xuống và đánh giá từ dưới lên được thực hiện trong đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn nên quan điểm kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan và tiến hành điều tra bổ xung những nội dung còn thiếu được thực hiện xuyên suốt trong đề tài. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài được thể hiện thông qua sơ đồ 2.1.


Đánh giá các mô hình khuyến lâm tại Quảng Trị, giai đoạn 2006-2011

Đánh giá kết quả của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị

Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị




Phân tích SWOT

Đề xuất giải pháp

Hình 2.1. Các bước nghiên cứu của đề tài



2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kế thừa các nguồn thông tin, số liệu sau:

- Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.

- Các thông tin, tài liệu, báo cáo, nghiệm thu có liên quan tới tình hình thực hiện các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2006- 2011 được thu thập ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

- Các văn bản pháp quy có liên quan tới chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở Việt Nam 2006 - 2011.

2.4.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2006 – 2011.

Để đánh giá thực trạng các mô hình khuyến lâm được triển khai tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011, đề tài kế thừa số liệu và làm việc với các đơn vị để thu thập những thông tin. Phương pháp chủ đạo để thu thập những thông tin được đề tài sử dụng là điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan và các nguồn thông tin, tài liệu sơ cấp thu thập được. Cụ thể Làm việc với lãnh đạo của các đơn vị, cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi, triển khai và các hộ dân tham gia xây dựng mô hình.

- Trung tâm KNQG: Đề tài kế thừa các báo cáo kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả, số liệu về số đơn vị tham gia triển khai mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2006-2011; số lượng, quy mô, kinh phí, diện tích, loài cây, biện pháp kỹ thuật, chính sách hỗ trợ; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất.

- Các đơn vị xây dựng mô hình (03 đơn vị): thừa kế các báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả, nghiệm thu. Các số liệu về diện tích, thành phần loài, phương pháp triển khai, biện pháp kỹ thuật, thời gian triển khai các mô hình trong giai đoạn 2006-2011; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của đơn vị.



2.4.2.3. Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011

* Tổng kết các mô hình khuyến lâm đã xây dựng do Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.

Việc tổng kết nhằm xem xét các mô hình khuyến lâm nào đã xây dựng, cụ thể về loài cây và các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, làm cơ sở cho việc lựa chọn các mô hình để đánh giá.

* Lựa chọn các mô hình để đánh giá:

Để đánh giá được các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006- 2011, đề tài tiến hành lựa chọn mô hình theo các tiêu chí sau:

- Mô hình phải bao gồm tất cả các loài cây rừng trong các mô hình đã xây dựng.

- Mô hình phải bao gồm các độ tuổi khác nhau, biện pháp kỹ thuật xây dựng khác nhau.

- Mô hình đánh giá phải nằm trên các địa bàn khác nhau.

Từ các tiêu chí đưa ra trên đây, đề tài tiến hành lựa chọn các mô hình đã xây dựng trên địa bàn 5 huyện của tỉnh Quảng Trị là Gio Linh, Đakrông, Cam Lộ, Hải Lăng và Triệu Phong cụ thể như sau:

* Tại huyện Gio Linh:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm tuổi 2 tại xã Trung Giang

* Tại huyện Cam Lộ:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp tuổi 4 tại xã Cam Thành, Tre điềm trúc tuổi 5 tại xã Cam Thủy.

* Tại huyện Hải Lăng:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm tuổi 4 tại xã Hải Xuân.

* Tại huyện Đakrông:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Bời lời tuổi 3 tại xã Xã Tà Rụt

* Tại huyện Triệu Phong:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm tuổi 5 và tuổi 3 tại xã Triệu Vân.



Tổng hợp các mô hình khuyến lâm đánh giá được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình khuyến lâm được đánh giá.



TT

Tên mô hình

Địa điểm triển khai

Tuổi

cây

Nguồn

Kinh phí


1


Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm

Xã Triệu Vân - huyện Triệu

Phong

5

Địa phương

Xã Hải Xuân - huyện Hải Lăng

4

Trung ương

Xã Triệu Vân - huyện Triệu

Phong

3

Trung ương

Xã Trung Giang - huyện Gio

Linh

2

Trung ương

2

Trồng rừng thâm canh cây

Mây nếp

Xã Cam Thành - huyện Cam Lộ


4

Địa phương

3

Trồng rừng thâm canh cây

Tre điềm trúc

Xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ


5

Trung ương

4

Trồng rừng thâm canh cây

Bời lời

Xã Tà Rụt - huyện Đa Krông


3

Địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 4


* Đánh giá mô hình:

- Đối với mỗi mô hình đề tài đánh giá khâu tổ chức triển khai thông qua so sánh kế hoạch triển khai và nghiệm thu kết quả về diện tích, tỷ lệ sống, công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo tập huấn.

- Để đánh giá tình hình sinh trưởng, đề tài tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng như D1,3, Hvn, Mật độ, tỷ lệ sống, tỷ lệ thành rừng.

+ Đối với mỗi mô hình trồng thuần loài, đề tài bố trí OTC diện tích 500 m2, trên OTC thu thập các số liệu sinh trưởng, đảm bảo số cây >=30 cây.

+ Đối với các mô hình trồng hỗn giao, đề tài đo 30 cây ngẫu nhiên/loài;

+ Đối với mô hình Mây nếp đề tài đo theo băng, đếm số cây/bụi; mô hình tre Điềm trúc đếm số cây/bụi.



2.4.2.4. Đánh giá tác động của các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011

* Tác động về nâng cao độ che phủ của rừng.

+ Có bao nhiêu diện tích rừng được xây dựng bởi mô hình khuyến lâm trên tổng số diện tích rừng được trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

* Tác động về thu hút sự tham gia của hộ gia đình.

+ Điều tra số hộ gia đình tham gia vào tập huấn, tham quan khi mô hình bắt đầu xây dựng sau đó có bao nhiêu hộ gia đình đồng ý nhân rộng mô hình, quy mô diện tích được nhân rộng. Lý do muốn hoặc không muốn nhân rộng mô hình.

* Tác động về nâng cao nhận thức của người dân.

+ Có bao nhiêu hộ gia đình thực hiện theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, giống do mô hình chuyển giao? Nguyên nhân không thực hiện được theo đúng kỹ thuật là gì?

* Tạo công ăn việc làm cho người dân

Khả năng tạo việc làm nâng cao thu nhập của các mô hình từ khâu trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác vận xuất rừng.

* Dự báo tác động về kinh tế.

Đối với những mô hình trồng Keo lá liềm, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên lợi nhuận thuần bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí xây dựng mô hình.

2.4.2.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 -2011

Đề tài tiến hành sử dụng mô hình phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị.

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vi tính thông dụng.

2.5.1. Phương pháp tính toán các số liệu sinh trưởng

* Tính

D1.3


Hvn


Từ số liệu đo đếm được của các nhân tố điều tra D1.3, Hvn trên các OTC, tiến hành chỉnh lý số liệu theo cỡ đường kính và chiều cao bằng phương pháp chia tổ ghép nhóm.

- Số tổ: m = 5.log (n) (2.1)

Trong đó: m là số tổ.

n là số cây trong OTC.


- Cự ly tổ: K =

X maxX min

m


(2.2)

Trong đó: Xmax: là trị số quan sát lớn nhất. Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất.‌


- Tính các trị số trung bình: X =

1m

f i.Xi

(2.3)

n i1


Trong đó: X : chỉ tiêu điều tra trung bình.

Xi: Trị số giữa tổ.

fi: Tần số xuất hiện của từng cỡ. n: Tổng số cây trong OTC.‌

* Tính tổng tiết diện ngang (G)

Tính g/OTC: g = gi. fi

(m2 / OTC) (2.4)

Tính G/ha: G = g.20 (m2/ha) (2.5) Trong đó: G: tổng tiết diện ngang trên ha.‌

g: tổng tiết diện ngang trên OTC.

gi: tổng tiết diện ngang của cỡ kính i. fi: tần số xuất hiện của cỡ kính i.‌

* Tính trữ lượng (M):

Xác định trữ lượng theo phương pháp cây tiêu chuẩn:


M = N.V (m3/ha) (2.6)

Trong đó: M: trữ lượng (m3/ha).

N: mật độ lâm phần (cây/ha).


V : thể tích cây tiêu chuẩn (m3).

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí