Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 3



phong kiến Việt Nam tiến hành lễ cày tịch điền, nhằm mục đích khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Ruộng tịch điền thuộc quyền quản lý trực tiếp của triều đình, giống lúa cấy trên ruộng được chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần nông và thần xã tắc. Cày tịch điền dưới thời phong kiến là một trong những biện pháp khuyến nông.

- Ở thời kỳ nhà Trần (1226) lập ra các chức quan để trong coi việc phát triển nông nghiệp như: Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nông sứ,... Nhờ đó nông nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ phát triển tương đối mạnh, có thể nói là thời kỳ hưng thịnh của nông nghiệp Việt Nam lúc đó (dẫn theo Vũ Thị Lan (2007) [9]).

- Năm 1475, bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế,... Cùng năm, ông đặt ra chức quan Hà đê để trông coi đê điều và chức quan Khuyến nông để đôn đốc nhân dân việc cày cấy.

- Năm 1789 vua Quang Trung ban bố "chiếu khuyến nông" với những nội dung rất cụ thể như kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất, không được bỏ ruộng hoang, người đi phiêu tán phải trở về quê cũ,… Điểm độc đáo trong chính sách kinh tế của Quang Trung là "trọng nông" nhưng không "ức thương". Sau 3 năm có "chiếu khuyến nông", ruộng bỏ hoang đã được phục hoá, mùa màng bội thu, nông nghiệp được phục hồi và nông dân an cư lạc nghiệp (dẫn theo [3]).

- Vua Gia Long (1802 – 1820), sau khi thống nhất đất nước, đã sửa sang việc triều chính, định binh chế, quan chế, tài chính, đinh điền nông nghiệp, công vụ, pháp luật, học hành, ngoại giao,… Gia Long là một vị vua coi trọng khá toàn diện đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ông đã khoan thư sức dân (giảm thuế); giữ gìn và mở rộng diện tích, cải tạo đất canh tác nông nghiệp (cấm bán công điền, công thổ; đào sông, thuỷ lợi, trị thuỷ, khai hoang phục hoá); có chiến lược an ninh lương thực (lập kho dự trữ để cấp phát cho dân khi mất mùa, đói kém),…



Từ 1820 - 1840, triều đại của Minh Mạng, năm 1821, dựng lại Quốc Tử Giám, mở thi hội và thi đình. Thực thi các chính sách khuyến nông, tìm hiểu kỹ thuật đóng tàu của châu Âu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Tác giả Lê Sỹ Trung (2010) (dẫn theo [12]) cho biết vào tháng 4 năm 1945, Hồ Chủ Tịch trong lễ bế giảng khóa chỉnh huấn cán bộ tại Việt Bắc, Người đã căn dặn: “Các chú ra về phải làm tốt công tác khuyến nông, ra sức phát triển nông nghiệp, chống giặc đói, diệt giặc dốt”.

- Năm 1955-1956 chúng ta thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Đây là cuộc cách mạng lớn chưa từng có trong lịch sử nông nghiệp nước ta. Chúng ta đã tịch thu hơn 81 vạn ha ruộng đất của địa chủ,…,

Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 3

106.448 trâu bò cùng với 1.846.000 nông cụ chia cho 2.104.158 hộ nông dân và nhân dân lao động (72,8% hộ nông thôn miền Bắc). Kết quả này đã tạo điều kiện và khích lệ nông dân ra sức tăng gia sản xuất.

- Năm 1960 ở miền Bắc thành lập các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (HTX) bậc thấp, năm 1968 HTX bậc cao, năm 1974 HTX toàn xã. Tổ chức HTX sản xuất nông nghiệp vào giai đoạn này có một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Tổ chức HTX sản xuất nông nghiệp nông dân “Cùng làm cùng hưởng” đã giúp cho Đảng và Nhà nước huy động được mức độ tối đa sức người, sức của phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.

Công tác khuyến nông giai đoạn này chủ yếu triển khai đến HTX. Phương pháp khuyến nông chủ yếu đưa TBKT vào sản xuất, xây dựng các mô hình HTX sản xuất tiến bộ như: HTX Tân Phong, HTX Vũ Thắng -Thái Bình.

- Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960) có nha khuyến nông chuyên lo phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn.

- Từ năm 1964-1980 nhìn chung nông nghiệp trì trệ kém phát triển, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu do chiến tranh. Chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng miềm Nam, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Mặt khác sau giải phóng miền Nam năm 1975 đến 1980 miền Bắc vẫn còn duy trì HTX sản xuất nông nghiệp là một



thực tế bất cập mất cân đối giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản suất.

- Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trì trệ và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tháng 1 năm 1981, Chỉ thị 100 của Ban CHTW Đảng: “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”, còn gọi là “Khoán 100” được ra đời. Sau 7 năm thực hiện “Khoán 100” Đảng ta xem xét rút kinh nghiệm: “Khoán 100” có nhiều ưu điểm thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: Nông dân chưa thực sự chủ động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trên đồng ruộng, ao hồ, chuồng trại chăn nuôi người nông dân chưa có thể chủ động sản xuất kinh doanh vì những khâu then chốt như giống, phân bón nông dân vẫn phải phụ thuộc vào sự quản lý của HTX. Có nhiều hộ nông dân cuộc sống vẫn không khỏi đói nghèo do bởi nguồn lực sản xuất thiếu lao động, thiếu vốn; do gặp rủi ro trong cuộc sống; do trình độ dân trí thấp sản xuất không có hiệu quả đã dẫn đến nợ sản nhiều vụ, nhiều năm,… Chính vì vậy ngày 5/4/1988, Bộ chính trị Ban CHTW Đảng khóa V ra Nghị quyết 10: “Cải tiến quản lý kinh tế trong nông nghiệp”, còn gọi là “Khoán 10”. Nghị quyết 10 được thực hiện và hoàn thiện vài năm sau đó đã chuyển đổi hẳn cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Ruộng đất giao cho nông dân quản lý lâu dài 20 năm đối với đất nông nghiệp, 50 năm đối với đất lâm nghiệp. Chuyển đổi từ cơ chế sản xuất tập thể tự cung tự cấp, sản xuất theo kế hoạch hóa Nhà nước sang sản xuất kinh tế hộ gia đình và trang trại. Người nông dân chủ động sản xuất kinh doanh trên mảnh đất, ao hồ, chuồng trại của mình theo hướng nông nghiệp hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước. Nông nghiệp của đất nước có cơ hội ngày càng phát triển mạnh.

- Năm 1992, Để điều phối và lãnh đạo công tác khuyến nông trên toàn quốc, Bộ Nông nghiệp thành lập “Ban điều phối Khuyến nông”. Do nhu cầu bức xúc từ thực tế sản xuất, ngày 2/3/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/NĐ-CP về việc thành lập hệ thống Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư.

1.2.2.2. Sau năm 1993

Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông -



khuyến ngư Việt Nam chính thức hình thành. Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông - Khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Đến năm 2007, trên cơ sở Chính phủ hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Thuỷ sản thành Bộ Nông nghiệp và PTNT và theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ- BNN-TCCB ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia thực hiện theo Quyết định số 43/2008/QĐ-BNN ngày 11/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông quy định tổ chức khuyến nông Trung ương đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tên gọi là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp, có các nhiệm vụ chủ yếu là tham gia đề xuất và ban hành các chính sách, cơ chế về khuyến nông, khuyến ngư; các định mức kinh tế-kỹ thuật; chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, huấn luyện đào tạo, công tác dịch vụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến ngư.



Tính đến tháng 11/2010 có 33.260 cán bộ khuyến nông, trong đó có 5.638 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 16,7%.

Hệ thống khuyến nông ở địa phương được tổ chức thành 4 cấp: Tỉnh - Huyện

- Xã và Thôn bản:

Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông. Sau 15 năm hoạt động, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã thành lập Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh với tổng số 2.754 người.

Ở cấp huyện: hiện nay, hầu hết các huyện trên cả nước có Trạm Khuyến nông huyện trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện với tổng số 4.600 người.

Ở cấp xã: Đa số các xã có cán bộ khuyến nông xã với tổng số 10.543 người.

Ở cấp thôn, bản: Hiện cả nước có 15.749 khuyến nông viên thôn, bản. Một số tỉnh có lực lượng khuyến nông viên thôn, bản tương đối đầy đủ như Hà Giang, Quảng Trị, Sơn La, Lai Châu.

1.2.3. Hệ thống khuyến nông Quảng Trị

1.2.3.1. Cấp tỉnh

Trung tâm khuyến nông trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, 3 phòng chuyên môn: Kỹ thuật – chuyển giao công nghệ; kế hoạch – tổng hợp; Thông tin tuyên truyền – Đào tạo huấn luyện – Thị trường, 9 trạm khuyến nông – khuyến ngư các huyện, thị, thành phố trực thuộc. Hiện tại có 48/57 cán bộ biên chế. Về trình độ : cán bộ có trình độ trên đại học 6 người, đại học 48 người, trung cấp 1 người, kỹ thuật viện lái xe 2 người. Về chuyên môn: Trồng trọt 16 người, Chăn nuôi thú y: 11 nguời, Lâm nghiệp 8 người, Khuyến nông và PTNT 01 người, Nuôi trồng thủy sản 10 người, Khai thác thủy sản 2 người, Chế biến thủy sản 1 người, kinh tế 3 người, sinh vật cảnh 2 người, còn lại là khác.

1.2.3.2. Cấp huyện

Quảng Trị có 9 trạm khuyến nông – khuyến ngư: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, TP Đông Hà, Triệu Phong, TX Quảng Trị, Hải



Lăng. Tổng số 34/57 cán bộ, trong đó: Trong biên chế 27 người, hợp đồng 7 người. Về trình độ: Trên đại học 1 người (2,9%), Đại học 33 người (chiếm 97,1%). Về chuyên môn: Trồng trọt 10 người (chiếm 29,4%), Chăn nuôi – Thú y 8 người (chiếm 23,5%), Lâm nghiệp 7 người (chiếm 20,6%), Thuỷ sản 7 người (chiếm

20,6%), sinh vật cảnh 2 người (chiếm 5,9%).

1.2.3.3. Cấp xã

Toàn tỉnh có 186 cán bộ khuyến nông cơ sở, đảm bảo 1 xã, phường có 1 cán bộ KNV cơ sở, các xã vùng biên giới, vùng khó khăn có 2 cán bộ KNV cơ sở. Về trình độ: Đại học 35 người (chiếm 18,8%), Cao đẳng 10 người (chiếm 5,4%), Trung cấp 108 người (chiếm 58,1%), khác 33 người (17,7%).

Đối với cộng tác viên khuyến nông thôn bản: có 1077 người. Về trình độ: có 135 người có trình độ từ trung cấp trở lên (chiếm 12,5%), 942 người có trình độ sơ cấp và tốt nghiệp THPT (chiếm 87,5%). (dẫn theo trung tâm khuyến nông Quảng Trị [15]).

1.3. Về khuyến lâm

Từ năm 1993 - 1995, ở Trung ương bộ phận khuyến lâm được thành lập thuộc Vụ Lâm sinh thuộc Bộ Lâm nghiệp, từ năm 1996 đến năm 2000 thành lập phòng Khuyến lâm trực thuộc Cục Khuyến nông khuyến lâm. Từ năm 2001 đến năm 2004 thành lập phòng Khuyến lâm trực thuộc Cục Phát triển lâm nghiệp (dẫn theo [6]), từ năm 2005 đến năm 2010 thành lập phòng Khuyến lâm thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Ở địa phương: trong 63 tỉnh thành, chỉ có một số tỉnh thành lập phòng Khuyến lâm trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Mỗi Trung tâm chỉ có từ 1-2 cán bộ được đào tạo lâm nghiệp trong tổng số 20-25 cán bộ khuyến nông.

Theo số liệu báo cáo ở trung ương chỉ có 4 người/73 người, cấp tỉnh có 96/1431 người, cấp huyện 295/2813 người, khuyến nông viên xã 1.942/15.362 người được đào tạo về lâm nghiệp. Xét về mặt số lượng cán bộ khuyến lâm chỉ chiếm khoảng 10% tổng số cán bộ khuyến nông chuyên trách. Do vậy hệ thống khuyến lâm vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng do cán bộ khuyến lâm đa



phần được được đào tạo sâu về chuyên ngành, thiếu kiến thức liên ngành và các kiến thức khuyến lâm cơ bản.

Kinh phí hoạt động cho hoạt động khuyến lâm nằm trong kinh phí cấp theo các chương trình khuyến nông được phê duyệt.

Giai đoạn 1993-2005: khi mới thành lập (1993) đã được Chính phủ đầu tư hỗ trợ 1,268 tỷ đồng, con số này tăng lên 97,8 tỷ (2005), bình quân năm sau tăng hơn năm trước 8,04 tỷ đồng tương đương trên 12%. Tính đến năm 2005, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuến nông là 542,931 tỷ đồng trong đó kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến lâm là 66,6 tỉ đồng (chiếm khoảng 12,6%). Đã triển khai trên tổng diện tích xây dựng mô hình là 19.940 ha với 20.804 hộ tham gia. Nổi bật là một số chương trình như: Chương trình trồng tre lấy măng; Chương trình trồng cây nguyên liệu; Chương trình trồng cây đặc sản (dẫn theo [4]).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011)[5] cho biết trong 5 năm (2006-2011), chương trình khuyến lâm đã triển khai ở 55 tỉnh, với 51.575 hộ tham gia mô hình, tổng kinh phí: 76 tỷ đồng trên tổng số 843,880 tỷ đồng cấp cho toàn bộ hoạt động khuyến nông (chiếm 9%), với một số chương trình như: Trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu; trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn; trồng rừng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ; và chương trình tập huấn nghiệp vụ khuyến lâm cho cán bộ kiểm lâm.

Trong nhiều năm qua, việc quản lý kinh phí khuyến lâm ở Trung ương còn phân tán với nhiều đầu mối thực hiện, như: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi. Kinh phí khuyến lâm bao gồm nhiều hạng mục, có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Các vùng miền núi và vùng đặc biệt khó khăn được ưu tiên hỗ trợ 60% chi phí giống, 40% chi phí vật tư, trong khi vùng đồng bằng chỉ được hỗ trợ tương ứng là 40% và 20% trong xây dựng mô hình. [5]

Các địa phương đều quan tâm và có chính sách đối với khuyến nông, khuyến lâm viên cơ sở, tuy nhiên việc áp dụng chế độ chính sách chưa có sự thống nhất, và chủ yếu do tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí của từng địa phương.



1.4. Nhận xét, đánh giá chung

Điểm qua tình hình phát triển khuyến nông lâm ở trên thế giới và ở Việt Nam có thể rút ra nhận xét như sau :

Vấn đề phát triển công tác khuyến lâm được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển, từ việc hình thành các bộ phận chuyên trách, phát triển đội ngũ cán bộ khuyến lâm từ trung ương tới địa phương, đầu tư nguồn kinh phí mạnh mẽ cho công tác khuyến lâm và nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Kết quả đạt được là vô cùng to lớn trong việc phát triển hệ thống lâm nghiệp và đảm bảo đời sống cho người dân, phát triển lâm nghiệp và nhất là hạn chế sự nóng lên của trái đất.

Ở Việt Nam, công tác khuyến nông lâm cũng rất được chú trọng, ngay từ thời các vua chúa phong kiến công tác này đã đặc biệt được coi trọng trong việc phát triển nông lâm nghiệp. Những giai đoạn sau đó, trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử nhưng công tác khuyến nông lâm vẫn luôn được ưu tiên phát triển để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp. Nhiều bộ phận chuyên trách như: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; hệ thống các trung tâm khuyến nông thuộc các tỉnh, huyện, xã được thành lập với đội ngũ cán bộ khuyến lâm đông đảo. Khuyến lâm là một nội dung quan trọng trong công tác khuyến nông đặc biệt đối với nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi, đời sống người dân phụ thuộc rất lớn vào rừng. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều mô hình khuyến lâm đã được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước với mục tiêu cải thiện sinh kế cho cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển rừng bền vững.Hằng năm, chính phủ đầu tư nhiều tỷ đồng cho công tác khuyến lâm từ

trung ương tới địa phương. Vậy có phải tất cả các mô hình khuyến lâm đều mang lại hiệu quả tốt? Những bất cập trong quá trình chuyển giao những mô hình khuyến lâm này là gì?,… Việc trả lời những câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển khuyến lâm trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài được thực hiện là rất cần thiết.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022