Nhận Xét Tổng Hợp Về Những Nguyên Nhân (Khách Quan, Chủ Quan)

- Chính sách đầu tư, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn những tồn tại nhất định, dẫn tới thời gian triển khai các dự án phải kéo dài. Ngoài ra các dự án đan xen giữa dự án nhà nước thu hồi đất và dự án thỏa thuận dẫn đến chênh lệch về giá đền bù cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án thu hồi theo Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai.

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội những năm qua gặp nhiều khó khăn đã tác động lớn đến việc thực hiện kế hoạch và thu hút đầu tư trên địa bàn.

- Công tác dự báo nhu cầu và xác định danh mục các công trình, dự án đầu tư đưa vào kế hoạch, nhất là các dự án sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại thường không thể chính xác và luôn có sự thay đổi theo nhu cầu thị trường nên kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh liên tục làm kéo dài thời gian lập và hoàn chỉnh hồ sơ.

2.5.2.2. Nhận xét tổng hợp về những nguyên nhân (khách quan, chủ quan)

Sau quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Quận được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, Ủy ban nhân dân Quận đã công bố công khai toàn bộ tài liệu kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Quận, đồng thời tiếp tục thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với các khu đất đã được thu hồi đất, giao đất trên địa bàn Quận, đồng thời tiến hành công tác rà soát và đề xuất các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Tuy nhiên, một số hạng mục, công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2018 chưa thực hiện được, do một số nguyên nhân:

a. Nguyên nhân khách quan

- Thủ tục thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch kéo dài, dẫn đến khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Quận được duyệt vào sau quý đầu của năm kế hoạch sử dụng đất làm ảnh hưởng tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch của năm sau;

- Phụ thuộc vào các quy định của pháp Luật Đất đai, danh mục các dự án kế hoạch sử dụng đất xác định là căn cứ pháp lý giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, do khi lập kế hoạch sử dụng đất một số dự án không có tính khả thi cao nhưng khuynh hướng là đưa vào kế hoạch sử dụng đất để có cơ sở pháp lý khi Nhà

nước ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất vì vậy kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thấp so với chỉ tiêu đã được phê duyệt;

- Kế hoạch sử dụng đất thường chưa tính hết khả năng về tài chính bởi phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đầu tư của xã hội và Nhà nước…(hiện nay đang thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cắt giảm ngân sách các dự án thông thường chỉ tập trung bố trí vốn cho một số dự án công trình cấp bách của xã hội) dẫn đến một số dự án, công trình không triển khai thực hiện được.

- Mặc dù đã thực hiện Luật đất đai 2013, tuy nhiên các văn bản dưới Luật còn đang hoàn thiện dẫn tới một số dự án còn vướng vào chính sách, chưa đủ cơ sở giải phóng mặt bằng, một số dự án vướng cơ chế bồi thường hỗ trợ… Chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn một số bất cập, cụ thể bảng giá đất để áp dụng trong thu hồi đất chưa phù hợp với giá thị trường dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn làm chậm tiến độ thực hiện một số công trình, dự án, làm giảm tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Nhiều dự án mới có chủ trương đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt chuẩn bị đầu tư hoặc quyết định phê duyệt đầu tư đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất dẫn đến thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư chậm so với kế hoạch sử dụng đất.

- Chuyển dịch cơ cấu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang diễn ra theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp, nhưng có một số nơi chưa thực hiện đúng theo quy hoạch (xây dựng nhà trong đất nông nghiệp)

- Các hộ dân trong dự án có nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất để có vốn kinh doanh, sản xuất nhưng theo quy định khi có Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh thì đất nằm trong dự án không được thực hiện các thủ tục chuyển quyền và đãng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nên tác động ảnh hưởng đến đời sống, sản xuẩt của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng dự án.

- Nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới tình hình vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Công tác dự báo nhu cầu và xác định danh mục dự án đầu tư đưa vào kỳ kế hoạch, nhất là các dự án sử dụng vào mục đích kinh doanh thường không thể chính xác và luôn có sự thay đổi theo nhu cầu thị trường nên kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh liên tục làm kéo dài thời gian lập và hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thực tế, sau khi kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt lại có nhiều dự án phát sinh thêm có tính khả thi nhưng lại không có trong kế hoạch nên cũng không thể giao đất để triển khai mặc dù phù hợp với quy hoạch.

- Sự gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác còn nhiều bất cập và khó khăn; đặc biệt là quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông do không thống nhất nhau về thời kỳ quy hoạch, tiêu chí phân loại đất, định mức và chỉ tiêu loại đất ...

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành; việc chấp hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra; Nguyên nhân chủ yếu do công tác giám sát triển khai thực hiện của UBND quận còn chưa cụ thể, dẫn tới một số phòng ban, UBND các phường còn thiếu đồng bộ trong công tác phối hợp thực hiện.

- Việc tái đầu tư kinh phí thu được từ đất cho công tác quản lý đất đai nói chung, cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng còn hạn chế và chưa được quan tâm thích đáng.

2.5.2.3. Hệ lụy từ thực trạng chưa thực hiện được các chỉ tiêu đề ra.

- Tác động ít nhiều đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất những năm tiếp theo, phá vỡ quy hoạch. Mất thời gian để điều chỉnh quy hoạch theo những tồn đọng của năm trước.

- Gây ra tình trạng dự án quy hoạch treo, lãng phí nguồn tài nguyên đất, không được tận dụng triệt nguồn tài nguyên đất để sinh lời trong xu thế kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Gây ô nhiễm môi trường: Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay có thể kể đến như tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, chủ yếu là ô nhiễm bụi và tập trung chủ yếu ở các nút, trục giao thông, nơi có lưu lượng phương tiện lớn hoặc khu vực có hoạt động công nghiệp, xây dựng khu đô thị lớn. Trong thời gian qua, môi trường không khí đô thị của quận còn chịu tác động bởi hoạt động cải tạo, xây dựng

mới các tuyến hạ tầng giao thông, xây dựng các khu đô thị... Các hoạt động này đã phát tán một lượng bụi lớn vào môi trường, gây ô nhiễm nhiều khu vực lân cận. Bên cạnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm rác thải cũng là vấn nạn tại nhiều khu đô thị mới hiện tại.‌‌


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, TÍNH KHẢ THI TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ

DỤNG ĐẤT CỦA QUẬN NAM TỪ LIÊM

3.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm đến năm 2020, định hướng đến 2030

3.1.1. Phương hướng và mục tiêu

Ngày 22/01/2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 503/QĐ- UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu, đến năm 2020, xây dựng huyện Từ Liêm giàu đẹp, văn minh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững trên cơ sở tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng văn minh và hiện đại; cải thiện môi trường sinh thái và môi trường xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân.

Xây dựng Từ Liêm trở thành một vùng đô thị mới, hiện đại, là một trong những trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, thể thao và giao lưu quốc tế của Thủ đô và cả nước. Xây dựng Từ Liêm thành một hoặc hai quận trung tâm với trình độ phát triển văn minh hiện đại của Thủ đô.

Cụ thể như sau:

* Về Kinh tế:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân trên địa bàn: giai đoạn 2011 - 2020 đạt 15-16%/ năm; giai đoạn 2021 - 2030 bình quân đạt khoảng 12 - 13%/năm.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng Công nghiệp, Xây dựng

-Thương mại, Dịch vụ - Nông nghiệp:

Bảng 3. 1: Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020, năm 2030



Năm 2020

Năm 2030

Công nghiệp, xây dựng:

62,4%

56,8%

Thương mại, dịch vụ:

37,4%

43,2%

Nông nghiệp:

0,2%

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 của quận Nam Từ Liêm - 11


Thu nhập bình quân đầu người theo GDP: Năm 2020 đạt 7.500-8.000 USD; đến năm 2030: đạt 17.000-18.000 USD (theo giá thực tế).

* Về xã hội:

Kiểm soát chặt chẽ di dân cơ học vào địa bàn. Dân số Từ Liêm năm 2020 khoảng 830.000 người; năm 2030 khoảng 900.000 người.

Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đến năm 2020 đạt 90%; năm 2030 đạt 95%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,5 % vào năm 2020.

Phát triển giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Phấn đấu 80% các trường mầm non, tiểu học và THCS công lập trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, 100% trường đạt chuẩn quốc gia.

Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 5 % vào năm 2020. 100% các xã, thị trấn duy trì chuẩn Quốc gia về y tế.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, số lao động được hỗ trợ tạo việc làm bình quân hàng năm khoảng 10.000 người cho giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020.

Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên năm 2020 đạt 45% và năm 2030 đạt 55%.

* Phát triển đô thị và vệ sinh và môi trường

Xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đô thị hiện đại, khớp nối hạ tầng giữ khu dân cư truyền thống và các khu đô thị mới. Đến năm 2020 và những năm tiếp theo,

hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 100%.

Hiện đại hóa hệ thống thông tin và truyền thông. Mật độ thuê bao internet đạt 30-32% vào vào năm 2020.

Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, từng bước giải quyết úng ngập, đến năm 2020, trên 80% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý. Các làng nghề, khu cụm công nghiệp được thu gom và xử lý nước thải.

Nâng cao chất lượng môi trường. Duy trì và nâng cao chất lượng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trong ngày đạt 100%. Cải tạo các ao hồ, cây xanh, kết hợp làm điểm vui chơi, tạo cảnh quan môi trường; xây dựng các hồ điều hòa theo quy hoạch.

* Quốc phòng, an ninh

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới, rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội, các loại tội phạm.

3.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Cũng theo quyết định này, UBND thành phố đã đưa ra định hướng quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của quận Nam Từ Liêm. Cụ thể như sau:

a. Về kinh tế

* Công nghiệp và xây dựng:

Mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 13 - 14 %/ năm; giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 10 -11 % /năm.

Phát triển các ngành công nghiệp sạch ít gây tiếng ồn và không làm ô nhiễm môi trường: Công nghệ sinh học cao, Công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm...

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm với các sản phẩm chính là: đồ hộp các loại quả ngọt, rau quả, nước quả, thịt gà, lợn...; Phát triển công nghiệp dệt, may với các sản phẩm chính là quần áo dệt kim, vải tuyn, quần áo may sẵn chất lượng cao, là những sản phẩm có khả năng sản xuất và đã có thị trường tương đối ổn định.

Ngành xây dựng: Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực thiết bị thi công, tăng sức cạnh tranh trong tham gia đấu thầu.

* Thương mại, dịch vụ:

Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành Thương mại - Dịch vụ giai đoạn 2016 -2020 đạt 16 - 17 %/ năm; giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 14 -15 % /năm.

Tập trung phát triển các trung tâm thương mại tại các khu vực Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Mỹ Đình, Mễ Trì, Phú Diễn và Xuân Phương

Phát triển rộng rãi các siêu thị lớn và hệ thống các cửa hàng Mini-mart (siêu thị nhỏ) hoặc là hệ thống các cửa hàng tiện ích kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh theo chủng loại hàng hóa nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân trong huyện;

Phát triển hệ thống các nhà hàng hiện đại xen lẫn các nhà hàng dân tộc và hệ thống các cửa hàng ăn nhanh tại Mỹ Đình, Cầu Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương, Cổ Nhuế,...

Mạng lưới chợ: Duy trì, nâng cấp 19 chợ hiện có và xây mới 21 chợ. Cụ thể: Chuyển một số chợ tại các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh thành các trung tâm thương mại dưới hình thức xã hội hóa. Nâng cấp 4 chợ loại II thành chợ loại I. Chợ loại I phục vụ vùng đô thị phía tây Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chợ loại II: gồm 31 chợ, trong đó có 15 chợ được nâng cấp từ các chợ loại III hiện nay và xây mới 21 chợ. Các chợ này phục vụ dân cư ở cấp thành phố, đặc biệt là khu vực phía tây Hà Nội. Chuyển các chợ cho các doanh nghiệp và HTX quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chợ.

* Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp quận giai đoạn 2016 - 2020 giảm (- 4% /năm). Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác đến năm 2020 đạt 400 triệu đồng/ha.

Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn lại 300 - 400 ha dành cho đất trồng hoa Tây Tựu khoảng 200 ha, cây lâu năm khoảng 140 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 16 ha. Cơ bản từ năm 2020 đất nông nghiệp ổn định mức 300 ha và không còn đất trồng lúa. Ngoài diện tích nông nghiệp tập trung; tiếp tục phát triển sinh vật cảnh tại các hộ gia đình, khu đô thị trên địa bàn.

Vùng trồng hoa: Tập trung tại các xã Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương. Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm khác: Tập trung ở các xã Minh Khai, Phú

Diễn, Xuân Phương. Vùng sản xuất lúa, rau, hoa: ở các xã còn lại. Vùng nuôi trồng thủy sản: Tập trung ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương cùng với hệ thống mặt nước sông, kênh mương trong huyện kết hợp nuôi trồng thủy sản và phục vụ phát triển nông nghiệp.

b. Về xã hội

* Giáo dục

Đến năm 2020: Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường đạt 95%; 100% trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn Quốc gia; 100% trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn Quốc gia; 100% số trường tiểu học và 100% số trường THCS được học 2 buổi/ ngày. Tỷ lệ học sinh THCS được hướng nghiệp và dạy nghề đạt 100%; Đảm bảo biên chế 100% đội ngũ cán bộ giáo viên các trường tỷ lệ đạt chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 100%, trong đó tiêu chuẩn đối với giáo viên là 100%. Số cán bộ quản lý có bằng thạc sỹ quản lý giáo dục phải đạt ít nhất 25% đối với trường tiểu học và THCS và 15% đối với trường mầm non.

Đến năm 2030: Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường đạt 97%; Tỷ lệ học sinh THCS được hướng nghiệp và dạy nghề đạt 100%; Duy trì 100% các trường trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia; Đảm bảo biên chế 100% đội ngũ cán bộ giáo viên các trường tỷ lệ đạt chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 100%, trong đó trên chuẩn đổi với giáo viên là 100%. Số cán bộ quản lý có bằng thạc sỹ quản lý giáo dục phải đạt ít nhất 40% đối với trường tiểu học và THCS va 25% đối với trường mầm non; Để đáp ứng được nhu cầu như trên ngành giáo dục và đào tạo của huyện đến năm 2030, toàn huyện có trên 120 trường học công lập thuộc mầm non, tiểu học và THCS; do đó cần xây mới khoảng 60 trường công lập, trong đó 20 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 16 trường THCS và 8 trường THPT.

* Y tế và dân số

Đến năm 2020: Duy trì tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 5-6 %. Duy trì tỷ lệ 100% các xã đạt chuẩn quốc gia y tế. 100% các chương trình Y tế quốc gia hoàn thành chỉ tiêu. Số bác sỹ/vạn dân 6/10.000. số giường bệnh/vạn dân đạt 45/10.000.

Đến năm 2030: Duy trì tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 2-3 %. Duy trì tỷ lệ 100% các xã đạt chuẩn quốc gia y tế. 100% các chương trình Y tế quốc gia hoàn thành chỉ tiêu. Số giường bệnh/vạn dân: 50/10.000.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí