2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu chung
Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về Marketing Online qua mạng xã hội, từ đó đánh giá hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về Marketing Online nói chung và Marketing Online qua mạng xã hội.
- Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center .
- Đề xuất một số giải pháp giúp công ty nâng cao hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center - 1
- Công Cụ Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tổng Quát Marketing Online
- Đánh Giá Hoạt Động Marketing Online Qua Mạng Xã Hội
- Tình Hình Sử Dụng Các Mạng Xã Hội Tại Việt Nam Tháng 1 Năm 2020
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Marketing Online là gì? Hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội bao gồm những hoạt động nào?
- Hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA TRAINING CENTER diễn ra như thế nào?
- Trung tâm đào tạo pha chế AROMA TRAINING CENTER cần làm gì để nâng cao hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội cho chính mình?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing trên mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center.
Đối tượng khảo sát: 120 học viên và khách hàng hiện tại của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thành phố Huế
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ 12/10/2020 đến tháng 01/2021, trong đó:
- Số liệu sơ cấp thu thập từ: Từ 12/2020 đến 12/01/2021
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong giai đoạn từ 2018-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm:
- Các thông tin chung về Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center, các thông tin này được thu thập thông qua số liệu từ bộ phận kế toán, phòng kinh doanh của công ty cung cấp, thông tin từ trang web trung tâm.
- Nghiên cứu các lý thuyết về Marketing Online, cũng như các chỉ số đánh giá dịch vụ Marketing Online trong doanh nghiệp. Thu thập và tìm hiểu các thông tin qua sách vở, báo cáo, tạp chí, website, các trang mạng xã hội,…
- Thu thập kết quả thống kê về các hoạt động Marketing Online cũng như các công cụ đang được Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center sử dụng để đánh giá như thống kê trên Facebook về lượt tiếp cận, tương tác, phản hồi…
- Các tài liệu, sách báo, tạp chí và các đề tài nghiên cứu khác có liên quan.
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
4.1.2.1 Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn chuyên sâu nhân viên thực hiện hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center, nhằm biết và hiểu rò hơn các hoạt động trong Marketing mà Trung tâm đang sử dụng, các hệ thống KPIs sử dụng để đánh giá cũng như định hướng của trung tâm.
Nội dung phỏng vấn sẽ xoay quanh phương thức, mục tiêu của các hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội mà AROMA Training Center đang triển khai.
4.1.2.2 Nghiên cứu định lượng
Thu thập thông tin qua hình thức phát bảng hỏi cho những đối tượng là khách hàng của AROMA Training Center (ATC), để tìm hiểu và phân tích thực tiễn cũng như hiệu quả những hoạt động Marketing Online mà ATC đang thực hiện, từ đó đưa ra giải pháp bổ sung và hoàn thiện hoạt động.
Sau khi kết thúc điều tra định tính, bảng hỏi được xây dựng theo các bước sau:
1) Xác định các dữ liệu cần thu thập
2) Xác định hình thức phỏng vấn
3) Xác định đối tượng phỏng vấn
4) Xác định nội dung câu hỏi
5) Xác định dạng câu hỏi và hình thức trả lời
6) Xác định từ ngữ trong bảng hỏi
7) Xác đinh cấu trúc bảng hỏi
8) Lựa chọn hình thức bảng hỏi
9) Kiểm tra, sửa chữa.
Sau đó tiến hành điều tra thử một vài đối tượng phỏng vấn, và gửi bảng hỏi cho giảng viên hướng dẫn để kiểm tra các thuật ngữ, cách thức dùng từ ngữ trong bảng hỏi. Hiệu chỉnh bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức. Dữ liệu điều tra chính thức sẽ được sử dụng trong suốt quá trình xử lý và phân tích.
4.2 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Đối với phương pháp này trước tiên cần lập danh sách các khách hàng của công ty theo tên, sau đó đánh số thứ tự vào trong danh sách rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.
Vì đối tượng để khảo sát ở đây là khách hàng sử dụng dịch vụ của AROMA Training Center, nên người điều tra chọn mẫu là các học viên/khách hàng của AROMA Training Center – 118 Lý Nam Đế, TP Huế.
Số lượng bảng hỏi: Số lượng bảng hỏi dựa trên số lượng khách hàng được thống kê trong giai đoạn từ 2018-2020 là 275 khách hàng, chọn ra 120 học viên/khách hàng từ danh sách để tiến hành khảo sát. Từ đó tác giả đã tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua cách gửi khảo sát google form qua email khách hàng kết hợp liên lạc qua điện thoại, chọn thu được mẫu 100 câu trả lời phù hợp.
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này sử dụng số liệu từ mạng nội bộ của doanh nghiệp sau đó phân tích, tổng hợp để xác định các yếu tố có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Phương pháp này sử dụng để
tổng hợp số liệu, sắp xếp các số liệu thô của đơn vị cung cấp vào các thứ bậc được đo lường hướng đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của mẫu được thu thập từ nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (oneway anova), kiểm định One-Sample T Test.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động Marketing online của trung tâm.
5. Kết cấu đề tài:
Đề tài được chia làm 3 phần: Đặt vấn đề, Nội dung và kết quả nghiên cứu, Kết luận và kiến nghị. Trọng tâm của đề tài ở phần hai. Nội dung và kết quả nghiên cứu được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA TRAINING CENTER.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing Online của
Trung tâm đào tạo pha chế AROMA TRAINING CENTER.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát Marketing
1.1.1.1 Định nghĩa Marketing
Có rất nhiều những định nghĩa được đưa ra khi nhắc đến Marketing có thể kể
đến:
Theo cách của Philip Kotler thì Marketing sẽ được hiểu: Marketing là một quá
trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
Với Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) thì lại cho rằng: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông"
Trong khi đó, định nghĩa của Học viện Hamilton (Mỹ) nhấn mạnh rằng: “Marketing
là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng”
Còn theo khái niệm Marketing của Viện marketing Anh quốc – UK Chartered Institute of Marketing thì đó chính là: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến.”.
Từ những định nghĩa tham khảo được liệt kê trên, ta có thể nhận định rằng sẽ có rất nhiều những quan điểm khác nhau tồn tại khi định nghĩa tổng quát về Marketing. Song từ tất cả đó đều mang những điểm chung được hiểu: Marketing là một tiến trình vô cùng quan trọng và toàn bộ hoạt động này sẽ hướng mục tiêu trọng tâm theo khách hàng. Đây là quá trình tìm kiếm, khai phá những nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng
của thị trường, để rồi tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mang những dịch vụ/sản phẩm cần thiết đến đáp ứng các nhu cầu đó.
1.1.1.2 Marketing hiện đại và Marketing truyền thống Ta có thể phân loại Marketing theo hai loại sau: Tiếp thị (Marketing) truyền thống:
Tiếp thị truyền thống đã xuất hiện từ lâu và khá quen thuộc với mọi người trên toàn thế giới, vì vậy đại đa số mọi người sẽ hiểu tiếp thị với cách tiếp cận của khái niệm này. Marketing truyền thống được thiết kế để tập trung nhiều hơn vào việc bán một dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định, với việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quảng cáo thương hiệu.
Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông. Như vậy, về thực chất Marketing truyền thống chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng những hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và không chú trọng đến khách hàng.
Một số hình thức tiếp thị truyền thống được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
Danh thiếp: Loại chiến lược tiếp thị truyền thống này là một cách phổ biến để một công ty hoặc cá nhân truyền bá thông tin của họ. Tính hiệu quả của hình thức này vẫn còn tồn tại trong bối cảnh chiến lược tiếp thị luôn thay đổi hiện nay.
Quảng cáo truyền hình và đài phát thanh: Hàng ngàn người theo dòi đài phát thanh mỗi ngày, do đó, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua kênh này vẫn hiệu quả.
Tờ rơi và catalogue quảng cáo: Tờ rơi và tài liệu quảng cáo được thiết kế để thu hút sự chú ý của nhiều nhóm đối tượng. Chúng thường mang màu sắc rực rỡ để truyền tải thông điệp hoặc thu hút thị giác qua đó người đọc có thể dễ dàng ghi nhớ.
Biển quảng cáo và bảng chỉ dẫn: Sử dụng biển quảng cáo và biển báo ngoài trời là những cách phổ biến để quảng cáo doanh nghiệp đến những người lái xe hàng ngày, người đi làm và những người đi bộ
Thư trực tiếp: Chiến lược tiếp thị truyền thống này được sử dụng để truyền bá nhận thức về một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định đến một thị trường mục tiêu cụ thể. Nó sử dụng dịch vụ thư để gửi các sản phẩm được in quảng cáo như bưu thiếp, tài liệu quảng cáo và thư.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủ mà còn cần tập trung quan tâm đến đối tượng khách hàng cũng như các yếu tố quan trọng khác. Vì vậy việc kết hợp Tiếp thị (Marketing) với các lý thuyết Marketing khác là một điều tất yếu.
Tiếp thị (Marketing) hiện đại:
Trong khi tiêu điểm của tiếp thị truyền thống là sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, thì tiếp thị hiện đại hướng đến khách hàng nhiều hơn. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này luôn đặt sự hài lòng của người tiêu dùng lên trên hết, vì vậy họ có thể đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu và mong muốn riêng của từng nhóm đối tượng.
Khái niệm Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá sự tiến bộ của ngành marketing và các quan điểm hiện đại nhất: Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn). Các ví dụ sau đây là một số phương pháp tiếp thị hiện đại phổ biến nhất được sử dụng ngày nay:
Thư điện tử quảng cáo: Tiếp thị qua email là một chiến lược hiệu quả để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, điều này hiệu quả nhất với những nhóm cá nhân đã gắn bó với thương hiệu.
Quảng cáo trên Internet: Có rất nhiều trang web và nền tảng trực tuyến giúp hỗ trợ hiển thị quảng cáo với các mức giá tùy chọn. Ví dụ: quảng cáo Google, Facebook và quảng cáo video YouTube là ba nền tảng quảng cáo
lớn có thể quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho những nhóm
đối tượng khác nhau với tính mục tiêu cao.
Trang web thương mại điện tử: Tạo trang web thương mại điện tử là một cách hiệu quả để khách hàng tiềm năng có thể thuận tiện tìm hiểu thêm về sản phẩm của thương hiệu. Bằng cách chia sẻ URL của trang web, những người nhấp vào liên kết sẽ ngay lập tức được đưa đến trang web thương mại điện tử, nơi họ có thể xem qua các trang giao diện và lựa chọn các sản phẩm của thương hiệu.
Sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và
Instagram: Các trang web truyền thông xã hội có công cụ phân tích dữ liệu tích hợp cho phép các thương hiệu theo dòi chính xác mức độ tương tác và chiến dịch quảng cáo của họ.
Tiếp thị truyền thống và tiếp thị hiện đại luôn có những lợi thế riêng, nhưng tùy thuộc vào nhu cầu và mô hình của doanh nghiệp để lựa chọn và phối hợp tối ưu nhất có thể.
1.1.2 Khái quát chung về Marketing Online
1.1.2.1 Định nghĩa Marketing Online
Tiếp thị trực tuyến (Marketing Online) là một tập hợp các công cụ và phương pháp thực hiện được sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua internet. Tiếp thị trực tuyến bao gồm một loạt các yếu tố tiếp thị ưu việt hơn so với cách tiếp thị kinh doanh truyền thống do có thêm các kênh và các nền tảng tiếp thị có sẵn trên internet.
Marketing online sẽ bao gồm các công việc khác nhau như: Thiết kế Web, phát triển chiến lược SEO Web hiệu quả, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và thực hiện các chiến dịch viral. Tất cả nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, chú ý của người dùng internet đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đẩy mạnh hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp đó thông qua hình thức trực tuyến.
Trong khóa luận này, tác giả tiếp cận chủ yếu theo quan điểm Marketing Online là quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua một hoặc nhiều hình thức truyền thông điện tử.1.1.2.2 Cơ hội và thách thức của Marketing Online