Quảng Cáo Mạng Hiển Thị Google (Google Display Network)


- On-page SEO: Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại “trên trang” khi xem website. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho hành vi tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng. Công ty có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

- Off -page SEO: Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra “ngoài trang” khi tìm cách tối ưu hóa website. Có tên là liên kết ngược (Backlink). Số lượng nhà xuất bản liên kết với công ty và quyền hạn tương đối của những nhà xuất bản đó ảnh hưởng đến mức độ xếp hạng của công ty đối với các từ khóa quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website này (và liên kết trở lại website của công ty) và tạo sự chú ý bên ngoài. Công ty có thể tìm kiếm được các liên kết ngược mà công ty cần để đưa website lên tất cả các SERPs phù hợp.

PPC - Pay Per Click

Theo tác giả Phong Vũ, 2018: PPC (Pay-Per-Click) là một mô hình tiếp thị trên internet, trong đó các nhà quảng cáo phải trả một khoản phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp. Giá bạn trả cho mỗi nhấp chuột thường dựa vào giá thầu của bạn cho quảng cáo cụ thể đó.

Mục tiêu của quảng cáo PPC là tăng số lần nhấp chuột lên trang web của bạn và sau đó chuyển những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng trả tiền. Giống như bất kỳ chiến thuật tiếp thị khác, nếu bạn chi tiêu nhiều hơn bạn thu được từ kinh doanh, thì đó sai.

1.2.3.2. Quảng cáo mạng hiển thị google (Google Display Network)

Quảng cáo hiển thị hoặc quảng cáo trên banner là những hình chữ nhật nhỏ chứa thông tin, hình ảnh dạng hoặc tĩnh hoặc động mà doanh nghiệp trả tiền để xuất hiện trên các website thích hợp. Khi người xem nhấp vào ô quảng cáo, trang web quảng cáo sẽ mở ra để người xem theo dõi thông tin [3, tr.291].

Theo bài viết “Quảng cáo mạng hiển thi google là gì? Quảng cáo GDN” trên trang Adwordsvietnam.com đã trình bày về lợi ích cũng như các cách thức hoạt động của GDN như sau:

Lợi ích của quảng cáo mạng hiển thị google:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Có tới hơn 30 triệu lượt truy cập hàng tháng.


- Có độ phủ quảng cáo lên đến 90% người lướt web toàn cầu thông qua hàng triệu trang web nổi tiếng khác nhau.

- Khẳng định độ uy tín thương hiệu.

- Đánh trúng đối tượng khách hàng với sự chọn lọc theo độ tuổi, sở thích,…

- Hiển thị banner đa dạng theo: văn bản, hình ảnh, text, video,…

- Hiển thị với nhiều kích thước banner khác nhau

- Cách tính tiền có 2 hình thức: theo lượt click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị (CPM)

Các cách thức hoạt động của Google Display Network:

- Quảng cáo theo ngữ cảnh

- Chọn chính xác nơi quảng cáo xuất hiện

- Tự động tiếp thị lại khách hàng đã từng truy cập vào website của bạn

1.2.3.3. Website

Theo Wikipedia, website là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Trang mạng có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động).

Website là đích đến cuối cùng của khách hàng, là nơi có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cũng là nơi có chi phí thấp nhất. Có thể nói website chính là bộ mặt của công ty trên môi trường internet. Website không chỉ trở nên phổ biến mà còn là công cụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp và các cá nhân hoạt động kinh doanh hiện nay.

Ưu điểm:

Theo Wibeco.vn, website có các ưu điểm sau:

- Website giúp doanh nghiệp thiết lập sự hiện diện trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm

- Website giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ một cách sinh động và

mang tính tương tác cao đồng thời tạo ra sự tin tưởng cho người dùng.

- Website tạo cơ hội để bán sản phẩm, dịch vụ một cách chuyên nghiệp mà không tốn nhiều chi phí.


- Website là nơi tiếp nhận các ý kiến, phản hồi của khách hàng từ đó có cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng.

- Website giúp cho doanh nghiệp tao ra một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và marketing.

Theo bài viết “Tiêu chí cần có của một website chuyên nghiệp” trên trang Sikido.vn,

để có được một website chuyên nghiệp cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

- Website phải có tốc độ truyền tải nhanh, người dùng không đủ kiên nhẫn để chờ quá lâu mà các trang web vẫn không hiển thị nội dung hay hình ảnh.

- Website phải đảm bảo thời gian hoạt động thường xuyên, hạn chế tối đa thời

gian gián đoạn không truy cập.

- Website phải có giao diện đẹp, hình ảnh màu sắc bắt mắt để có thể thu hút được người truy cập.

- Website cần có bố cục đầy đủ, trình bày thông tin hợp lí, không quá rườm rà và phải phù hợp với người dùng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

- Website phải có nội dung hấp dẫn thì mới tạo được sự tương tác cao, giữ chân được người dùng ở lại lâu hơn, giúp cho website của bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi từ một người truy cập web dần trở thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

- Các chức năng của website đơn giản, dễ sử dụng, tập trung vào các yêu cầu cần thiết

và tránh các bước phức tạp không phù hợp với người mới sử dụng và thiếu kiên nhẫn.

- Các thông tin giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phải đầy đủ, rõ ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu một cách dễ dàng.

- Website cần phải được tối ưu SEO (nội dung, từ khóa,…) để có thể tìm thấy dễ dàng trên các trang tìm kiếm.

- Website cần phải được bảo mật tốt nhất để đề phòng bị tấn công.

1.2.3.4. Social Media Marketing (Marketing trên mạng xã hội)

Social Media Marketing (Marketing trên mạng xã hội) có thể hiểu là các hoạt động marketing được thực hiện thông qua các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượng tương tác của người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sỡ hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội. (blog.webico.vn)


Social Media Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động đa dạng, khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà nó tham gia quảng bá.

Với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội ngày nay cũng tạo ra thị phần khách hàng tiềm năng, đa dạng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp cận và khai thác. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,… Mỗi nền tảng sẽ có những đặc điểm riêng để trở nên khác biệt đối với người dùng, chúng thường không hoạt động theo cùng một cách. Do đó, khi thực hiện marketing trên các nền tảng social media cần tùy chỉnh nội dung của mình sao cho phù hợp với nền tảng đã lựa chọn.

Theo Marketing AI, 2021, các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam hiện nay là:

Facebook - mạng xã hội lớn nhất hiện nay

Facebook là một mạng xã hội cho phép mọi người kết nối với nhau. Khi sử dụng facebook, bạn có thể kết bạn với những bạn bè theo rất nhiều mối quan hệ khác nhau như theo sở thích, nơi sống, nơi làm việc,… Bên cạnh đó Facebook là nơi để mọi người cập nhật hồ sơ cá nhân, chia sẻ những mối quan tâm, cảm xúc của bản thân đi kèm với những định dạng đa dạng như trạng thái, hình ảnh, video, stories, live stream và các tính năng mới liên tục được cập nhật và thông báo cho bạn bè biết về chúng. Ngoài ra còn có thể sử dụng facebook để kinh doanh, quảng bá.

Instagram - mạng xã hội chia sẻ hình ảnh

Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên Apple iOS, Android và Windows Phone, cho phép người dùng có thể tải ảnh hoặc video lên và chia sẻ ảnh hoặc video với những người theo dõi hoặc nhóm bạn bè chọn lọc. Họ cũng có thể xem, bình luận và thích bài viết mà bạn bè mình chia sẻ trên Instagram.

Vào năm 2010, Instagram đã ra đời và trở thành một mạng xã hội phát triển đầy tiềm năng. Đến năm 2012, Facebook mua lại mạng xã hội này, nhờ đó mà Instagram cũng đạt mức tăng trưởng kỷ lục, là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ giúp việc truyền thông tiếp thị đạt hiệu quả cao.


Twitter - mạng xã hội trực tuyến miễn phí

Twitter là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets. Những mẩu tweet có giới hạn tối đa 280 ký tự được chia sẻ nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người. Twitter không có kết bạn, chỉ có follow (theo dõi). Nền tảng này phù hợp với những người thích viết blog, thích sử dụng phần mềm rút gọn link hay những SEOer có thể tạo một hệ sinh thái cho website của mình.

Youtube

Youtube là một sản phẩm của google, là một trang web lưu trữ và chia sẻ video trực tuyến phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.

Bất cứ ai có quyền truy cập vào máy tính hoặc thiết bị di động và có kết nối với Internet đều có thể xem nội dung Youtube và thậm chí chia sẻ nội dung của họ. Youtube thực sự dành cho mọi người - cho dù bạn đơn giản chỉ là một cá nhân tìm kiếm một nội dung giải trí trực tuyến hoặc là một CEO của một tổ chức lớn đang có ý định thực hiện các chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp của mình với ngân sách cực lớn.

Mặc dù không có quy định về giới hạn độ tuổi, Youtube đặc biệt rất phổ biến với người dùng trẻ tuổi, những người ưa thích nội dung sáng tạo, là thành phần tương tác nhiều nhất của nội dung video Youtube so với truyền hình truyền thống. Nhiều người sử dụng nó cho mục đích giải trí, hoặc học cách làm một thứ gì đó (hướng dẫn), để nắm bắt kịp những video âm nhạc mới nhất của các nghệ sĩ mà họ rất yêu thích…

Tiktok - nền tảng mạng xã hội video âm nhạc

Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2016 tại Trung Quốc với tên Douyin và năm 2017, Tiktok ra đời dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Cách thức hoạt động của mạng xã hội này khá đơn giản, hầu hết là đăng tải và chia sẻ nội dung dưới dạng video có thời lượng ngắn khoảng vài giây tới 15 giây. Tiktok cho phép người dùng xem và tạo các clip nhạc, quay các clip ngắn và chỉnh sửa chúng với các bộ lọc độc đáo và các hiệu ứng đặc biệt vào các clip.


Ngày nay, Tiktok là ứng dụng có độ phủ rộng khắp toàn cầu, là một trong các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam và Thế giới có tốc độ phát triển bậc nhất trên thế giới, với cộng đồng video âm nhạc khổng lồ. Tiktok đang được chào đón nhiệt tình, đặc biệt là các nước châu Á như Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ngày nay, Tiktok thậm chí còn phổ biến hơn Twitter, Snapchat và Reddit - các nền tảng mạng xã hội lâu đời và phổ biến trên thế giới.

1.2.3.5. Email Marketing

Email Marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin / bán hàng / tiếp thị /giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn. Những khách hàng đã được tìm hiểu kỹ (khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp) để phân biệt với hình thức Spam email (Gửi email hàng loạt tới bất cứ khách hàng nào), và khách hàng có thể từ chối nhận email.

Chức năng của Email Marketing:

- Quản lý danh sách email: giúp bạn quản lý danh sách email một cách rõ ràng, cụ thể. Phân loại theo địa lý, nguồn gốc, giới tính, độ tuổi, công việc,…

- Theo dõi, báo cáo: các bạn sẽ biết được tỉ lệ email vào inbox, tỉ lệ mở email, tỉ lệ click, tỉ lệ chuyển đổi. Theo dõi chi tiết tỉ lệ tương tác của khách hàng.

- Tự động hóa chiến dịch: bạn có thể lên chiến dịch và đặt lịch gửi email cụ thể, email sẽ được gửi đi một cách nhanh chóng và chính xác.

- Các mẫu email đa dạng: rất nhiều các template chuyên nghiệp, đa dạng cho bạn lựa chọn, sẽ giảm thiểu thời gian cho việc viết nội dung.

Lợi ích của việc marketing bằng email:

- Tiết kiệm chi phí: khi so sánh với các hình thức marketing truyền thống bằng cách thiết kế các banner, biển quảng cáo, marketing bằng email sẽ tiết kiệm triệt để các chi phí thiết kế, chi phí vận chuyển, chi phí thuê địa điểm

- Email marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu

dùng, tăng mối liên hệ, tạo lòng tin với khách hàng.

- Dễ dàng theo dõi số liệu: email marketing giúp bạn có thể thống kê được số lượng người click mở mail, click vào các đường dẫn, từ đó bạn sẽ có thể tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, xác định đúng thị hiếu của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp.


- Có thể tự động hóa chiến dịch marketing bằng cách đặt lịch gửi email

marketing chăm sóc khách hàng theo tuần hoặc theo tháng cụ thể.

1.2.4. Mô hình hành vi khách hàng trên nền tảng internet



Sơ đồ 1 1 Mô hình hành vi người tiêu dùng trên internet Nguồn b4usolution com AISAS 1

Sơ đồ 1.1: Mô hình hành vi người tiêu dùng trên internet

(Nguồn: b4usolution.com) AISAS là mô hình nói về hành vi của người dùng khi mua hàng trên internet. Có nghĩa là một sản phẩm, dịch vụ hay một hiện tượng, thông tin bất kỳ nào đó muốn thu hút được người dùng (họ là khách hàng hoặc người đọc, người nghe…), tác động đến hành vi của họ đối với điều mà mình truyền đạt. Và sau đó chính họ lại lan truyền điều

đó đến những người khác một cách ngẫu nhiên nhất.

Là một mô hình phổ biến và rất hữu ích trong việc giải thích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông trực tuyến hiện nay. Quá trình tìm kiếm thông tin bao gồm truy cập blog, trang web thương hiệu, tìm kiếm các chủ đề liên quan đến thương hiệu trong bảng web và hỏi bạn bè, tra cứu thông tin được sử dụng để so sánh các thương hiệu. Thương hiệu được coi là tốt hơn khi đáp ứng nhu cầu được chọn. Ngoài ra sau khi mua, người tiêu dùng sẽ đánh giá hiệu suất của sản phẩm. Điều này thường được thực hiện trên trạng mạng xã hội của riêng họ hoặc trong trang nơi họ tìm thấy thông tin lần đầu tiên.

ATTENTION - Sự chú ý

Đây là bước đầu tiên trong mô hình AISAS, Attention có nghĩa là gây chú ý.Một sản phẩm, dịch vụ nói riêng hay bất cứ thứ gì đó nói chung muốn người ta biết đến thì phải gây sự chú ý. Sự chú ý đó có thể là tốt, là xấu nhưng bắt buộc phải có gì đó ấn


tượng để thu hút người khác. Với môi trường internet phát triển nhanh chóng như hiện nay thì cơ hội để bạn thu hút khách hàng là vô kể. Đó có thể là online seeding, bài viết PR, banner, quảng cáo Display Ads… Làm sao cho càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì xem như bước đầu bạn đã thành công.

Nhưng cần phải lưu ý lượng tin tức được đưa lên internet mỗi ngày là cực kỳ lớn nên khi đưa các thông tin quảng bá sản phẩm thì người làm marketing phải để ý và cập nhật nếu không muốn bị trôi bài. Vì vậy, ngay từ đầu nên lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng: đăng bài ở đâu, đăng vào khung giờ nào, bao lâu thì quay lại chăm sóc một lần,… INTEREST - Sự thích thú

Khi đã thu hút được một lượng người dùng rồi thì việc tiếp theo bạn cần làm là làm sao để họ cảm thấy quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là lúc cần sáng tạo nội dung, biến những thông tin khô khan thành những thứ mà nhiều người thấy hứng thú. Hãy thay thế những bản mô tả sản phẩm đơn điệu bằng các video hoặc kể cho khách hàng nghe một câu chuyện hài hước hoặc đơn giản hơn là hướng dẫn cách sử dụng.

Khi khách hàng đã thấu hiểu được sản phẩm của bạn thì mong muốn sở hữu nó của họ lại càng cao. Bạn có thể dùng đến những cách như, nêu lên những lợi ích nổi bật nhất của sản phẩm, dịch vụ; hoặc tung lên bằng chứng về những trải nghiệm của khách hàng đã và đang dùng sản phẩm, dịch vụ của bạn điều này khiến khách hàng có lòng tin nhiều hơn cả. Hoặc cũng có thể để người dùng trải nghiệm trực tiếp, cho họ cơ hội khẳng định chắc chắn đây chính là sản phẩm, dịch vụ cần thiết đối với mình.

SEARCH - Tìm kiếm thông tin

Trước khi khách hàng có hành động cụ thể đối với sản phẩm, họ sẽ phải tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ đó xem có thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ không, có được review tốt không, hay những lợi ích mà họ có thể đạt được từ sản phẩm đó. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ nghĩa là họ thật sự có nhu cầu. Và đa phần khi tìm kiếm họ sẽ lựa chọn công cụ là Google. Search là một bước rất quan trọng trước Action và có liên quan trực tiếp đến Share. Đây cũng là bước mà các nhà Marketing phải làm thật tốt bởi có sự cạnh tranh dữ dội giữa các đối thủ cùng ngành.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí