Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 11



5.1. Kết luận

Phần 5

KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Qua thực thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản” và quá trình thực tập trực tiếp tại khách sạn ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của khách sạn tăng lên từng năm, ngày càng được cải thiện. Cụ thể:

+ Về khái quát: YUHIKAIGAN là một khách sạn có tiềm năng phát triển có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để ngày càng phát triển và thúc đẩy du lịch phát triển:

Tateyama nằm ở cực nam của bán đảo Bōsō , hướng ra Thái Bình Dương ở phía đông và phía nam, và lối vào vịnh Tokyo ở phía tây nên có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển: lướt sóng, câu cá..

có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mùa hè rất ấm áp và mùa đông mát mẻ thuận lợi cho du khách tắm biển vào mùa hè,ngắm tuyết rợi vào mùa đông…

Hệ thống điểm bán hàng (dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm), cơ sở lưu trú, các dịch vụ trên địa bàn ngày càng phong phú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Phong cảnh đẹp có thể ngắm nhìn núi Phú Sĩ vào những ngày nắng và hoàng hôn vào buổi chiều tà thơ mộng

Lực lượng lao động tham gia vào du lịch cộng đồng ngày càng tăng với trình độ ngày càng cao.

Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 11

Với lợi thế tiềm năng về du lịch, việc đầu tư phát triển kinh doanh khách sạn và du lịch tại TATEYAMA sẽ ngày càng phát triển, có ý nghĩa trong giai

đoạn hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi gắn kết việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch với nhau để đảm bảo tính bền vững trong tương lai trong phát triển du lịch.


+ Về tình hình lượt khách: Trong 3 năm thì tổng lượng khách là 72.506 lượt khách, trong đó tổng lượng khách nội địa là 66.690 lượt khách, tổng lượng khách quốc tế là 5.852 lượt khách. Số lượng khách cao nhất là vào năm 2019


Nhìn chung lượt khách nội địa và khách quốc tế qua 3 năm đều tăng nhưng thị trường khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số lượt khách của khách sạn

+ Về cơ cấu doanh thu: Tổng doanh thu trong 3 năm là 349.400.000.000 trong đó tổng doanh thu từ khách sạn ( lưu trú) là cao nhất và tổng doanh thu cao nhất là năm 2019

- Qua phần đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của tổ hợp khách sạn Yuhikaigan cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn, nhưng trong đó yếu tố đội ngũ nhân viên và chiến lược quảng bá, marketing, khuyến mại có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển của khách sạn, người Nhật luôn coi trọng lễ nghĩa, phép lịch sự, sống có nguyên tắc, nên yếu tố đội ngũ nhân viên vô cùng quan trọng. Nếu thái độ phục vụ của nhân viên không tốt thứ những khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng, sẽ phản ánh ngay với khách sạn, và sẽ rất khó để họ quay lại khách sạn lần thứ 2, Qua quá trình hoạt động, khách sạn cũng đã khẳng định mình trong việc phục vụ. Cơ sở vật chất của khách sạn khá đồng bộ tuy đã bị xuống cấp phần nào theo thời gian. Về đội ngũ những người lao động trong khách sạn tuy già hóa nhưng có tác phong phục vụ văn minh, nhanh nhẹn,

chăm chỉ, ứng xử giao thiếp lịch sự có văn hóa, phục vụ khách chu đáo tận tình, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Bên cạnh đó chiến lược quảng bá , marketing, khuyến mại các phương pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm độc đáo nhằm quảng bá tên tuổi khách sạn trên thị trường cũng như việc thu hút khách hàng nhiều hơn làm tăng lượt khách cũng như tạo dựng hình ảnh của khách sạn ghi lại dấu ấn trong lòng du khách.

- Qua báo cáo đã phần nào nêu lên được những hạn chế đang tồn tại và những mặt tích cực của khách sạn. Từ đó đưa ra những đề xuất, ý kiến, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn, nâng cao hiệu quả trong các khâu, các bộ phận nhằm giúp khách sạn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Nhà nước

- Cần được áp dụng các cơ chế, hoàn thiện chính sách liên quan đến du lịch. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã theo hướng hiện đại, thúc đẩy kinh doanh khách sạn và du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch


Trong nước, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình hoạt động du lịch.

5.2.2. Đối với các doanh nghiệp

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch Xây dựng và phát triển để du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, đạt được hiệu quả kinh tế cao.

- Tập huấn, nâng cao trình đọ chuyên môn, nghiệp vụ để ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai kế hoạch cải tạo nhằm tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện chất lượng phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

5.2.3. Đối với người lao đông

Để phát triển kinh tế của bản thân người lao động phải thay đổi trở nên năng động và sáng tạo hơn trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực du lịch

,khách sạn và đặt niềm tin vào khả năng của chính mình. Xóa bỏ hoàn toàn toàn cái tôi nhút nhát, tự ti, vượt lên chính mình không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo hội đồng du lịch và Lữ hành Thế giớ

2- Cơ quan Thống kê Quốc gia Nhật Bản. Niên giám thống kê 2011 (Chương 9 – Phần Vận chuyển).

3- Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản. Thống kê Du lịch Outbound Nhật Bản (tháng 7 năm 2011).

4- UNWTO (2011). Thống kê tổng hợp khách du lịch outbound Nhật Bản năm 2010.

5- Vũ Nam – Phạm Hồng Long (2010) Chính sách về thị trường khách du lịch của Nhật Bản và một số lưu ý khi phục vụ khách du lịch Nhật Bản.

Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 3–4/2010

6- Vũ Nam (2011) Thị trường khách du lịch người cao tuổi Nhật Bản-Tiềm năng chưa được khai thác của du lịch Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 6/2011.

7. Businese Monitor International (2010). Vietnam Tourism Report

8. Japan Association of Travel Agents – JATA (2008). Visit World Campaign

– Three years Strategy for Revitalizing Japanese Market.

9.Nguyễn Đức Hoa Cương - Bùi Thanh Hương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam, khoa Quản trị kinh doanh và du

lịch trường ĐH Hà Nội.

10. Nguyễn Anh Tuấn (2015), Du lịch Việt Nam một năm nhìn lại.

11. Vò Quế (chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1

12. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk, Đại lý du lịch Việt Nam, NXB giáo dục Việt Nam.

13. Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch.

14. Bùi Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục

II. Tài liệu internet


15.(http://nhalanhdao.vn/khai-quat-ve-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua- nganh-kinh-doanh-khach-san-tai-viet-nam)

16.(https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/thi-truong-khach-san-viet-nam-dang-co- dau-hieu-thua-cung)

17. http://smartrain.vn/hieu-qua-kinh-doanh-la-gi-phan

18. Các website :

- www.tourism.jp (Công ty nghiên cứu thị trường du lịch Nhật Bản- JTM)(Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản)

- www.unwto.org (Tổ chức Du lịch Thế giới)

- www.tourismmalaysia.or.jp (Cơ quan du lịch quốc gia Malaysia – Trang tiếng Nhật Bản)

- www.thailandtravel.or.jp (Văn phòng xúc tiến du lịch Thái Lan tại Nhật Bản)

- www.vietnamtourism.gov.vn

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí