Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 9


Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới rất cao và sẽ tăng liên tục trong những năm tới. Đây là bảng xếp loại top 10 nền kinh tế đứng đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người năm 2010 và năm 2050 (dự báo) theo Knight Frank và Citi Private Bank.

Bảng 4.GDP bình quân đầu người


Năm

STT

2010

2050

Tên

USD

Tên

USD

1

Singapore

56.532

Singapore

137.71

2

Na Uy

51.226

Na Uy

102.35

3

Mỹ

45.511

Mỹ

100.8

4

Hong Kong

45.301

Hong Kong

116.64

5

Thụy Sĩ

42.47

Thụy Sĩ

90.956

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 9


HSBC cho rằng, dân số Nhật sẽ giảm mạnh trong vòng 50 năm tới, nhưng GDP của nước này vẫn tăng mạnh. Không chỉ có vậy, GDP bình quân đầu người của Nhật cũng liên tục tăng và đứng thứ tư thế giới. Năm 2010, GDP của Nhật đạt 5,7 nghìn tỷ USD, Năm 2050 GDP của Nhật đạt 11,3 nghìn tỷ, đứng thứ ba thế giới - theo IMF

Trên thế giới:

Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), số lượng khách du lịch trên toàn cầu trong sáu tháng đầu năm nay đã đạt mức 467 triệu lượt khách.Theo như mọi năm, số lượng du khách đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian tháng Bảy và tháng Tám, vì vậy các chuyên gia của UNWTO dự đoán số lượng khách du lịch trên toàn cầu sẽ lần đầu tiên vượt mốc 1,2 tỷ lượt khách/năm trong năm 2019 .Tính đến thời điểm này, tất cả các khu vực trên thế giới đều có lượng khách du lịch tăng hơn so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, châu Á là điểm đến có mức tăng trưởng mạnh nhất với 8%. Lục địa đen cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 7%, một phần là do tình hình chính trị tại một số quốc gia Bắc Phi đã cơ bản ổn định hơn. Châu Âu dù


chỉ đạt tăng trưởng 4% về lượng khách trong nửa đầu năm 2019, nhưng vẫn là điểm đến có nhiều khách du lịch nhất trên thế giới.Trong năm 2018, số lượng khách du lịch trên thế giới cũng đã đạt 982 triệu lượt khách.


Nhật bản:

Cho đến giữa tháng 5/2019, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cung cấp cho UNWTO số liệu cả năm 2018 về tổng thu từ khách du lịch quốc tế đến. Trong đó, 93 điểm đến báo cáo đạt tăng trưởng so với năm trước, trong đó có 38 điểm đến đạt tăng trưởng 2 con số. Về cơ bản có sự ổn định tương đối trong nhóm các điểm đến hàng đầu về tổng thu từ khách du lịch quốc tế trong năm 2018. khi Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 9 với tốc độ tăng trưởng ấn tượng không kém (+18,9%).

Các yếu tố công nghệ và kĩ thuật

- Xu hướng phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật

Trong những năm tới ngành du lịch chịu tác động mạnh mẽ của sự thay đổi của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị trợ giúp cá nhân (mobile với công nghệ 3G,4G; thiết bị định vị GPS….), công nghệ Internet thế hệ mới, sự phát triển của thương mại điện tử…chắc chắn sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh du lịch truyền thống. Một số xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ trong lĩnhvực du lịch trong những năm tới có thể kể đến như:

- Du lịch trực tuyến : Internet đã, đang và sẽ trở thành kênh phân phối chủ yếu các sản phẩm du lịch và ngày càng tiếp tục phát triển, hình thành xu hướng “Du lịch trực tuyến”.

- Các hệ thống quản lý điểm đến (DMS) được hình thành và phát triển mạnh : đây là xu hướng rò rệt nhất của việc ứng dụng công nghệ trongngành du lịch trong những năm tới.


- Chuẩn liên minh du lịch mở OTA ngày càng được chấp nhận rộng rãi

:chuẩn công nghệ này hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp lữhành với các doanh nghiệp khách sạn, vận chuyển…

- Ứng dụng rộng rãi các thiết bị số cá nhân trong thanh toán và giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch.

- Công nghệ sạch ngày càng được ưu tiên phát triển và ứng dụng trong du lịch

- Các mô hình đầu tư công nghệ kỹ thuật

- Khách sạn Yuhikaigan cũng đang có những bước tiến đáng kể về công nghệ.một loạt các thiết bị hiện đại đã được lắp đặt tại tất cả các ngóc ngách của khách sạn có nhiều dấu ấn lịch sử này. Hệ thống buồng phòng được trang bị hệ thống âm thanh hiện đại cùng với điện thoại để khách sử dụng trong trường hợp khi có việc cần.

Ngoài ra, du khách cũng có thể sử dụng máy tính tại Lễ tân để tra cứu thông tin về các tour du lịch trên mạng hay tìm hiểu về các loại rượu tại nhà hàng .khách ở tại khách sạn được sử dụng Wifi miễnphí.Ngoài ra, khách sạn này đã ứng dụng những công nghệ mới mang tính đột phá để lưu trữ các yêu cầu của khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu lễ tân và điều hành khách sạn.

Nhân viên lễ tân đang trực sẽ giúp khách hàng đặt vé máy bay, ca nhạc hay giới thiệu các nhà hàngtrong thành phố một cách nhanh chóng bằng cách in thông tin từ cơ sở dữ liệu có sẵn. Khách hàng sẽ có ngay trong taythư xác nhận, lịch trình vthậm chí cả những chỉ dẫn trong ít phút, khách hàng còn được đáp ứng yêu cầu và được phục vụ những công nghệ mới nhất

Các yếu tố văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên

Sự thay đổi về nhu cầu, mục đích của các loại hình du lịch. Nhu cầu du lịch có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện


nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.


- Văn hóa Nhật bản

Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Nhật Bản là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Người Nhật luôn coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu.Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng.

- Điều kiện tự nhiên


Nằm ở phía nam của "Bán đảo Boso, tỉnh Chiba" với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16oC trở lên. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, Tateyama của chúng tôi là một thị trấn hoa, nơi mà hoa anh túc, cổ phiếu và hoa cải dầu nở rộ vào tháng 1 và vườn hoa đang nở rộ.

Có đường bờ biển dài 34,3 km và là nơi thích hợp cho các môn thể thao biển như lặn biển và tắm mùa hè, và là môi trường sống của san hô và đom đóm, nó có nguồn tài nguyên biển quý giá với sự đa dạng. Ở thành phố Tateyama, nơi có nhiều cây xanh, Rừng chim hoang dã Tateyama của tỉnh đã được chọn là một trong "Khu rừng của 100 khu rừng" và khu vực gần bờ biển Heisaura.

Các yếu tố quốc tế

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Nhật Bản hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ-Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển mạnh,Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch.Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Chiến lược quảng bá, marketing và khuyến mại

Ngành kinh doanh khách sạn ở Nhật đã thực sự khởi sắc sau khi có chính sách mở cửa của đảng và nhà nước: Nhiều khách sạn hiện đại được xây dựng góp phần làm dịu đi cơn sốt buồng giường của những năm cuối thập kỷ 80, các dịch vụ khách sạn ngày cáng đầy đủ và cao cấp hơn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do tình hình đầu tư giảm sút lại chịu ảnh hưởng của các cuộc


khủng khoảng kinh tế trên thế giới cũng như trong khu vực đặc biệt là sự kiện dich bệnh COVID-19 lượng khách du lịch và tìm kiếm các cơ hội làm ăn bị giảm sút, dẫn đến công suất sử dụng phòng ở các khách sạn đã giảm một cách đáng kể. Khách sạn ba sao Yuhikaiganhoạt động kinh doanh du lịch- dịch vụ cũng đang đứng trước những thử thách cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả hơn trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt là việc mà tất cả các nhà quản lý đều quan tâm, chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như công tác Marketing của khách sạn là hết sức cần thiết để khắc phục những mặt còn hạn chế và tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm thu hút hơn nữa nguồn khách đến sử dụng các sản phẩm du lịch trong khách sạn. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: Trên cơ sở lý thuyết đã học, qua nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan nói chung và công tác Marketing nói riêng. Từ thực tế hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan chuyên đề đưa ra một số biện pháp Marketing nhằm xác định vị trí của khách sạn trên thị trường, tìm hiểu thị trường mục tiêu để hướng tới chuẩn bị cho một thị trường ổn định hơn trong tương lai, đồng thời tìm ra ra các phương pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm độc đáo nhằm quảng bá tên tuổi khách sạn trên thị trường cũng như việc thu hút khách hàng nhiều hơn.

Giá cả và chất lượng dịch vụ

Giá cả:

Đối với bất kỳ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú thì việc đưa ra mức giá cho dịch vụ phòng ở sao cho phù hợp nhất luôn là bài toán hóc búa đối với những người quản lý, chủ khách sạn. Phòng ở khách sạn là một trong những loại hình kinh doanh không có mức giá cụ thể. Tuy hiện nay, các cơ quan quản lý đã có những quy định chung về việc đưa ra các mức giá theo các mốc tiêu chuẩn, chất lượng nhưng cùng với một căn phòng thì vào những thời điểm, đối tượng khách khác nhau mà sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, hầu hết các


nhà quản lý đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn thận nhằm đưa ra mức giá vừa đù sức hấp dẫn, cạnh tranh vừa tối đa hóa lợi nhuận cho cơ sở của mình, để đảm bảo phục vụ hài lòng cho khách hàng và thu lợi nhuận cho mình.


Chất lượng dịch vụ:

Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn, chất lượng dịch vụ được xem là một thước đo khách quan và chính xác nhất về sự thành công của các nhà hàng. Nếu như khách sạn, nhà hàng xây dựng với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao, vệ sinh và an toàn sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.Cơ sở vật chất đảm bảo về số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phục vụ thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn, nhân viên đến cấp quản lý đều phải cẩn trọng trong từng cử chỉ hay lời ăn tiếng nói. Bởi vì, cho dù nhà hàng dù có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại tiện nghi đến thế nào nhưng đội ngũ nhân viên không thực sự chuyên nghiệp và không vững kỹ năng, thì cũng không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Sự chuyên nghiệp không chỉ thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà còn thể hiện qua quy trình phục vụ chuẩn mực của nhà hàng. Quy trình phục vụ bao gồm các thao tác, giai đoạn để nhân viên thực hiện nhằm mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng. Nếu quy trình phục vụ tốt thì nhân viên sẽ có được phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tránh được những thiếu sót trong quá trình phục vụ. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tốt chất lượng phục vụ trong kinh doanh khách sạn.

Đội ngũ nhân viên

Trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, để có được hiệu quả kinh doanh cao, thì yếu tố con người luôn có một vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng. Do đó, tất cả nhân viên trong khách sạn từ nhân viên đến cấp quản lý đều phải cẩn trọng trong từng cử chỉ hay lời ăn


tiếng nói. Bởi vì, cho dù nhà hàng dù có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại tiện nghi đến thế nào nhưng đội ngũ nhân viên không thực sự chuyên nghiệp và không vững kỹ năng, thì cũng không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Vì thế, nhân viên trong nhà hàng phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ tốt, khả năng giao tiếp cũng như xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, nhân viên cũng phải có thái độ tôn trọng, vui vẻ trong phục vụ đối với khách hàng và tinh thần tập thể trong thực hiện công việc.

Văn hóa ẩm thực vùng miền

Ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ, phục vụ cho nhu cầu của khách về ăn uống đơn thuần, mà đã trở thành mục đích của chuyến đi, bởi lẽ trong các giá trị văn hóa, có thể nói ẩm thực tác động nhanh nhất đến người tiếp nhận. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét vănhóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý,phép tắc, phong tục trong cách ăn uống… Ẩm thực được xem là tinh hoa văn hóa tạo nên một sức hút mãnh liệt không chỉ du khách trong nước mà cả bạn bè khắp năm châu. Một khi ăn uống không còn chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người “ăn no mặc ấm”, mà còn được nâng lên thành văn hóa, nghệ thuật, đó chính là vănhóa ẩm thực, nghệ thuật ẩm thực. Trong chuyến đi của mình, du khách không chỉ chi tiền cho nhu cầu ăn uống để được ăn no, mà là ăn ngon, thưởng thức được cácđặc sản vùng miền. Theo xu thế du lịch trong những năm gần đây, nhiều khách sạn ở các địa phương đã đưa những món ăn đặc sản vùng miền của địa phương mìnhvào phục vụ cho du khách và thông qua đó, họ được tìm hiểu thêm, hiểu sâu hơn vềnền văn hóa ẩm thực của địa phương. Do vậy văn hóa ẩm thực vùng miền là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.

Các yếu tố khác…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022