Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 11


là 75,5%), H2S là 89% (Trước là 86%), NH4+ là 62,5% (trước là 85,4%), NO3-

là 96,5% (trước là 99,2%), PO43- là 85,2% (trước là 76,2%), Coliform là

68,1% (trước là 51,6%).

Sau khi bổ sung men DW 97-H lần 2, cách lần 1 một tuần, mẫu nước thải sau xử lý trở nên trong hơn và ít cặn đi rất nhiều so với mẫu nước đầu vào và so với những lần lấy mẫu trước. Kết quả phân tích sau 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh được nêu trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 2


TT


Chỉ tiêu phân tích


Đơn vị

Kết quả trước XL


Kết quả sau XL


Hiệu suất %

QCVN 28:2010/

BTNMT

1

pH

-

7,43

7,1

-

6,5 – 8,5

2

COD

mg/L

192

17

91,2

100

3

BOD5

mg/L

154

12

92,2

50

4

TSS

mg/L

214

16

92,5

100

5

NH4+

mg/L

8,4

0,26

97

10

6

NO3-

mg/L

0,42

0,20

52,3

50

7

PO43-

mg/L

2,98

0,17

83

10

8

H2S

mg/L

Kph

Kph

-

4,0

9

Coliforms

MPN/100ml

7.300

2.400

67,1

5000

10

Salmonella

VK/100ml

PHT

PHT

-

KPH

11

Shigella

VK/100ml

PHT

PHT

-

KPH

12

Vibrio Cholera

VK/100ml

PHT

PHT

-

KPH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 11


So với lần bổ sung chế phẩm lần 1, hiệu suất xử lý sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 2 đã tăng lên hoặc giảm xuống. Tăng nhiều đối với các chỉ tiêu BOD, COD, NH4+, cụ thể, hiệu suất xử lý COD tăng từ 84% lên 91,2%, BOD tăng từ 87,7% lên 92,2%, NH4+ tăng từ 62,5% xuống 97%. Giảm xuống đối

với các chỉ tiêu TSS, NO3-, PO43-, Coliform, cụ thể TSS giảm từ 96,1 xuống

92,5%, NO3- từ 96,5 xuống 52,3%, coliform từ 68,1 xuống 67,1%.

Hiệu quả xử lý và chất lượng nước thải trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh được minh họa trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh


TT


Chỉ tiêu phân tích

Trước bổ sung men DW 97-H

Sau bổ sung

men DW 97-H lần 1

Sau bổ sung men DW 97-

H lần 2


QCVN 28:2010

/ BTNM T

cột B

Nồng độ sau xử lý (mg/L)


Hiệu suất (%)

Nồng độ sau xử lý (mg/L)


Hiệu suất (%)

Nồng độ sau xử lý (mg/L)


Hiệu suất (%)

1

COD

87

80,1

54

84

17

91,2

100

2

BOD5

46

85,4

34

87,7

12

92,2

50

3

TSS

71

75,5

13

96,1

16

92,5

100

Sau khi áp dụng đề xuất với 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh thấy rằng hiệu suất xử lý đã tăng lên, hiệu suất xử lý trước và sau khi bổ sung men xử lý vi sinh đối với COD tăng từ 80,1 đến 91,2%, BOD từ 85,4 đến 92,2%. Bên cạnh đó hiệu suất xử lý đối với TSS cũng tăng lên đáng kể, từ 75 lên đến 96,1% (bổ sung chế phẩm lần 1).


Về chi phí khi sử dụng bổ sung men xử lý vi sinh: Khi đi vào hoạt động ổn định, men xử lý DW 97-H được sử dụng với hàm lượng 2g/m3 và tiến hành bổ sung hàng ngày. Lưu lượng thải nước trung bình hàng ngày của bệnh viện là 200m3/ngày đêm, như vậy, mỗi ngày hệ thống xử lý sẽ tiêu tốn 400g men vi sinh DW 97-H tương ứng với 82.857 đồng. Như thế, chi phí hóa chất xử lý 1m3 nước thải trước khi sử dụng men vi sinh là 850 đồng/m3, sau khi sử dụng men vi sinh là 1.264 đồng/m3 và khi đó tổng chi phí xử lý 1m3 nước thải là 3.917 đồng (trước bổ sung men xử lý nước thải bệnh viện là 2.653 đồng). Chi phí tăng thêm này là không quá cao so với chi phí xử lý khi chưa bổ sung chế phẩm vi sinh trong khi hiệu quả xử lý lại tăng lên đáng kể. Các loại chế phẩm vi sinh này đều có nhiều, dễ tìm mua trên thị trường Việt Nam.

Sau khi áp dụng đề xuất thử nghiệm, nước thải đầu ra đã đạt được kết quả khả quan về chất lượng nước thải đầu ra cũng như tăng hiệu quả xử lý đối với các chỉ số COD, BOD, SS. Nếu tiếp tục duy trì bổ sung chế phẩm vi sinh DW 97-H đều đặn, các chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh thành các chất CO2, CH4, NO3…, chỉ số COD, BOD sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN đối với nước thải y tế. Ngoài ra, DW 97-H là men xử lý nước thải bệnh viện được nghiên cứu bởi Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam và Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ hóa học là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu, các enzym ngoại bào cũng như một số hoạt chất sinh học khác được chứng minh hoàn toàn vô hại đối với con người, vật nuôi và cây trồng, nó chỉ tham gia phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử, do đó việc sử dụng bổ sung chế phẩm vi sinh này không ảnh hưởng gì đến chất lượng, độ bền của thiết bị công nghệ, cũng như môi trường hay cộng đồng dân cư.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện khảo sát hiện trạng, đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Theo kết quả khảo sát 11 bệnh viện đa khoa trên địa bản tỉnh lạng Sơn: Tất cả 11 bệnh viện đã được đầu tư công nghệ xử lý nước thải bệnh viện băng phương pháp Aeroten kết hợp lọc sinh học.

* Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn:

Trước khi xử lý: Chỉ tiêu BOD5 vượt quá 2,8 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu TSS vượt quá 3,1 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu Coliform vượt quá 2 lần tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ số còn lại đều năm trong QCVN 28:2010/BTNMT cho phép và một số chỉ tiêu không quy định vì không có trong quy chuẩn.

Sau khi xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã được xử lý và đạt tiêu chuẩn thải QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.

* Đối với Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

Trước xử lý: Chỉ tiêu BOD5 vượt quá 5,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu COD vượt quá 4,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu TSS vượt quá 2,9 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu H2S vượt quá 1,9 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu PO43 vượt quá 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu Coliform vượt quá 1,9 lần tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ số còn lại đều năm trong QCVN 28:2010/BTNMT cho phép và một số chỉ tiêu không quy định vì trong quy chuẩn không có.

Sau khi xử lý nước thải của Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng đã được xử lý và đạt tiêu chuẩn thải QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.

Đánh giá tính phù hợp công nghệ của hai hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng: Hệ


thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng vẫn vận hành tốt. Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các bệnh viện nói chung:

Về cơ chế phối hợp: Có sự phối hợp giữa các ban ngành y tế và các bên tham gia quản lý nước thải bệnh viện

Về công tác vận hành: Các bệnh viện nên thực hiện tốt việc phân tách thu gom nước thải, phân biệt luồng nước thải nhằm xử lý triệt để và tiết kiệm chi phí xử lý.

Biện pháp quản lý: Tiến hành kiểm tra định kỳ, thường xuyên của các cơ quan chức năng, giám sát việc đổ thải bệnh viện để kịp thời phát hiên và có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Biện pháp lý hóa học: Đối với biện pháp xử lý hóa học, do trong nước thải của bệnh viện có chứa nhiều thành phần phức tạp và dễ tương tác với nhau biến đổi thành chất mới, do đó cần sử dụng hóa chất thích hợp đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật, liều lượng, nếu không sẽ gây tồn dư một lượng hóa chất nhất định làm ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận.

Biện pháp sinh học: Đây là biện pháp mang lại hiệu quả triệt để nhất, không gây nguy hại đối với môi trường. Các động vật, thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ rất tốt các chất độc trong nước. Có thể dùng ao hồ sinh học ở cuối giai đoạn xử lý sẽ đem lại hiệu quả triệt để nhất.

2. Tồn tại

- Do thời gian nghiên cứu giới hạn nên việc khảo sát và quan trắc môi trường chưa được thực hiện theo một năm hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh.


- Với tần suất quan trắc còn ít nên chưa thể đánh giá sự chính xác nhất về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

3. Kiến nghị

Để có sự đánh giá khách quan hơn về hiệu quả xử lý nước thải của các bệnh viện được khảo sát cần có sự khảo sát, quan trắc môi trường trong thời gian lớn hơn, tần suất dày hơn.

Vấn đề ô nhiễm nước thải bệnh viện đang là một vẫn đề nhức nhỗi của xã hội. Với thực trạng của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Về phía bệnh viện: Cần thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, chế độ bảo dưỡng thiết bị và kế hoạch phòng ngừa, khắc phục sự cố cho hệ thống xử lý nước thải;Cần chú trọng về công tác bảo dưỡng hệ thống xử lý; Tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao, hợp tác với các đơn vị có khả năng phát triển việc bổ sung chế phẩm vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải y tế; Tiến hành quan trắc nước thải định kỳ để kịp thời phát hiện dấu hiệu ô nhiễm; Cần phải có dòng ngân sách riêng biệt cho công tác quản lý và xử lý nước thải y tế.

- Về cán bộ vận hành hệ thống: Cần nhận thức chưa đầy đủ về các yêu cầu kỹ thuật trong vận hành hệ thống xử lý nước thải.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Báo cáo ĐTM dự án (2014), Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa huyện Hữu Lũng.

2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế

3. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo quan trắc môi trường năm 2018 bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

4. Nguồn: www.google.com/maps ngày 10/5/2019.

5. Đào Ngọc Phong (2004), Đất sạch, nước sạch, sức khỏe cho mọi người

6. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

7. Trung tâm KTMT đô thị và KCN –Trường ĐHXD, Hà Nội, 2002

Tiếng Anh:

8. A.Rezaee, M.Ansari, A.Khavanin, A.Sabzali and M.M. Aryan (2005), “Hospital Wastewater Treatment Using an Integrated AnaerobicAerobic Fixed Film Bioreactor”, Process Biochemistry, Volume 39, Issue 11, 30 July 2004, Pages 1427–1431.

9. Ajay Kumar Gautam, Sunil Kumar, P.C. Sabumon (2007), “Preliminary study of physico-chemical treatment options for hospital wastewate”, Journal of Environmental Management, Volume 83, Issue 3, May 2007, Pages 298–306.

10. Puangrat Kajitvichyanukul, Nattapol Suntronvipart (2006), “Evaluation of biodegradability and oxidation degree of hospital wastewater using photo- Fenton process as the pretreatment method”, Journal of Hazardous Materials, Volume 138, Issue 2, 16 November 2006, Pages 384–391.


11. Qiaoling Liu, Yufen Zhou, Lingyun Chen, Xiang Zheng (2010), “Application of MBR for hospital wastewater treatment in China”, Desalination,Volume 250, Issue 2, 15 January 2010, Pages 605–608.

12. Xianghua Wen, Hangjiu Ding, Xia Huang (2004), “Treatment of hospital wastewater using a submerged membrane bioreactor”, Process Biochemistry, Volume 39, Issue 11, 30 July 2004, Pages 1427–1431.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023