Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà - 12

môi trường, MTDL, các phương pháp bảo vệ MTDL cho người dân.


Hình 17 Các bạn thực tập sinh cán bộ truyền thông của MCD đến từng hộ dân 1

Hình 17: Các bạn thực tập sinh, cán bộ truyền thông của MCD đến từng hộ dân để phổ biến kiến thức về môi trường, các giải phát phát triển đời sống xã hội và bảo vệ môi trường VQG Cát Bà, 2014

(Nguồn: tác giả tự chụp trong quá trình thực địa)


Hình 18 Cuộc thi vẽ tranh về MTDL tại trường tiểu học thị trấn Cát Bà và 2


Hình 18: Cuộc thi vẽ tranh về MTDL tại trường tiểu học thị trấn Cát Bà và hội thi tìm hiểu các quy định bảo vệ môi trường cho các em học sinh tại Cát Bà,

Tháng 11, 2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(Nguồn: tác giả tự chụp trong quá trình thực địa)

- Nâng cao nhận thức các chủ dịch vụ như chủ khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán dịch vụ du lịch về tầm quan trọng của MTDL và các chính sách cần thực hiện để bảo vệ MTDL theo hướng phát triển bền vững.

- Nâng cao nhận thức khách du lịch bằng các biện pháp truyền thông (poster, loa đài, báo, ...) về các nội quy cần thực hiện khi đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại vườn.

e. Truyền thông:

- Thiết kế Poster tuyên truyền mang tính chất giáo dục môi trường, thực hiện các nội quy, định hướng, chính sách QL MTDL VQG Cát Bà. Poster có thể treo tại các vị trí dễ nhìn đối với khách du lịch và người dân như tại cổng VQG hay sử dụng xe truyền thông.


Hình 19 Một trong những chiến dịch truyền thông về môi trường đối với các 3


Hình 19: Một trong những chiến dịch truyền thông về môi trường đối với các xã vùng đệm VQG Cát Bà của tổ chức MCD năm 2014 mà tác giả được tham gia

(Nguồn: trung tâm nghiên cứu sinh vật biển và phát triển cộng đồng)

- Tổ chức các chương trình truyền thông, hành động về môi trường nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.


Hình 20 UBND huyện Cát Hải kết hợp với một số tổ chức NGO MCD CR thực 4


Hình 20: UBND huyện Cát Hải kết hợp với một số tổ chức NGO (MCD, CR) thực hiện chương trình truyền thông về môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, ngày đại dương thế giới 8/6, tuần lễ biển và hải đảo năm 2013

(Nguồn: tác giả chụp trong quá trình thực địa)

- Truyền thông cho người dân các xã tại VQG bằng loa phát thanh tại thôn, phường để các định hướng, chính sách QL MTDL của chính quyền đến gần hơn với người dân.

- Truyền thông qua mạng Internet: Cập nhật rõ các chính sách quản lý và tầm quan trọng của MTDL VQG Cát Bà tại trang Web chính thức của VQG Cát Bà (http://www.vuonquocgiacatba.com.vn/vi/) nhằm tăng cường nhận thức cho người dân. Hiện tại trang Web của VQG Cát Bà chưa có hạng mục đề cập đến các chính sách quản lý, định hướng phát triển của vườn.

- Truyền thông qua các phương tiện mạng xã hội như Facebook, Zing, ... Tuyên truyền tầm quan trọng, mức độ nhạy cảm cần được bảo vệ của MTDL VQG Cát Bà, các chính sách quản lý vườn.

f. Vận động nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí mở các khóa đào tạo, tập huấn để phục vụ tăng cường QL MTDL tại VQG Cát Bà.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết luận


Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn quốc gia Cát Bà” tác giả rút ra được một số kết luận sau:

VQG Cát Bà chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học; là nơi có số lượng kiểu thảm thực vật đa dạng vào bậc cao so với các khu rừng đặc dụng Việt Nam; là nơi có quần thể Voọc Cát Bà là một loài linh trưởng đặc hữu duy nhất trên thế giới chỉ có ở Cát Bà - Việt Nam. Tất cả các điều này cho thấy rằng VQG Cát Bà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH.

Hiện tại trong những năm trở lại đây VQG là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước do được thiên nhiên ưu ái về cảnh quan. Hiện trạng môi trường du lịch của VQG chưa bị xuống cấp nghiêm trọng. VQG vẫn giữ được nét hoang sơ. Tuy nhiên vấn đề QL MTDL của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, gặp phải nhiều bất cập như: chưa có kế hoạch, chính sách việc xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán,...); giám sát, kiểm tra lỏng lẻo việc sả thải của các chủ kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, hàng quán; các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, các cấp quản lý rất ít; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động QL MTDL còn thiếu thốn; trình độ cán bộ quản lý chưa cao; UBND thành phố Hải Phòng chưa thực sự chú trọng QL MTDL tại VQG Cát Bà.

Ban quản lý VQG Cát Bà đã biết vận dụng, phát huy tốt các mô hình quản lý dựa trên tri thức bản địa cộng đồng để đưa ra các giải pháp phù hợp vừa giúp phát triển kinh tế, xã hội địa phương, ứng phó với BĐKH, vừa bảo tồn ĐDSH và quản lý môi trường du lịch VQG Cát Bà. Ban quản lý VQG, UBND huyện Cát Hải còn áp dụng rất nhiều chính sách hợp lý giúp bảo tồn ĐDSH và nét độc đáo của thiên nhiên tại VQG. Các mô hình, chính sách đó có thể làm cơ sở cho

các VQG khác học hỏi và áp dụng.


UBND thành phố Hải Phòng rất chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà. Điều này đã được thể hiện rõ qua Quyết định số: 2732/QĐ-UBND (5/12/2014) về “Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, phấn đấu đạt trên 2 triệu lượt khách/năm đến năm 2025. Các chính sách lồng ghép để QL MTDL vườn quốc gia Cát Bà chưa được lồng ghép vào chính sách phát triển ngành du lịch tại đảo Cát Bà của UBND thành phố.

Hoạt động tham quan, du lịch, nghiên cứu tại VQG Cát Bà góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo đảo Cát Bà, nâng cao đời sống người dân và giúp tăng ngân sách nhà nước đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Số lượt khách du lịch đến VQG Cát Bà từ năm 2009 đến nay đạt từ 1 ~ 1.5 triệu lượt/năm. Tuy nhiên đi liên với sự phát triển về kinh tế - xã hội hoạt động du lịch mang đến rất nhiều vấn đề tiêu cực tại VQG Cát Bà: Chiếm dụng HST tự nhiên do xây dựng các công trình phục vụ du lịch; suy giảm ĐDSH, suy giảm chất lượng môi trường. Vì vậy, nếu không có những phương thức, định hướng quản lý đúng đắn MTDL VQG Cát Bà sẽ ảnh hưởng đến ĐDSH, chất lượng môi trường nơi đây.

Để giải quyết phần nào vấn đề đặt ra ở trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả QL MTDL tại VQG Cát Bà với các chính sách, mô hình hiện đang được áp dụng, đồng thời đề xuất những giải pháp quản lý cụ thể và mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QL MTDL VQG Cát Bà, thích ứng với BĐKH. Các giải pháp dựa trên quá trình nghiên cứu và khảo sát thực địa của tác giả tại MTDL VQG Cát Bà. Các giải pháp mặc dù có sự đầu tư nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng góp, hướng dẫn từ quý thầy cô, các chuyên gia và bạn đọc. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp vào sự phát triển của VQG Cát Bà.

Khuyến nghị


Đối với UBND thành phố Hải Phòng:

UBND thành phố Hải Phòng cần xây dựng đề án, bộ chính sách phục vụ giám sát, quản lý chặt chẽ MTDL song song với việc phát triển các hoạt động du lịch, tham quan, nghiên cứu tại VQG Cát Bà.

Định hướng QL MTDL theo hướng phát triển bền vững: phát triển kinh tế - xã hội không được lơ là việc bảo vệ môi trường.

Kêu gọi đầu tư, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc QL MTDL tại VQG.

Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, lực lượng kiểm lâm rừng có trình độ cao, nhận thức tốt.

Xử lý nghiêm khắc các trường hợp cán bộ có hành không tốt gây ảnh hưởng đến MTDL VQG.

Quản lý MTDL dựa vào cộng đồng địa phương.


Đối với Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng:

Xây dựng chương trình quan trắc hiện trạng môi trường thường niên tại các điểm chịu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch trên đảo Cát Bà nói chung VQG Cát Bà nói riêng. Từ đó, theo dõi được hiện trạng môi trường để đưa ra các hoạt động ứng phó kịp thời.

Xây dựng các đề án về phát triển, bảo vệ tài nguyên MTDL VQG Cát Bà.


Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng:

Tính toán sức chứa sinh thái, sức chứa xã hội hiện tại của VQG Cát Bà từ đó đưa ra các phương án phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp với điều kiện cho phép của vườn.

Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH. Bảo vệ VQG Cát Bà chính là bảo vệ cuộc sống của người dân nơi đây.

Nâng cao nhận thức của khách du lịch.

Nâng cao ý thức của các chủ dịch vụ du lịch. Hỗ trợ, phối hợp với các công ty lữ hành trong việc giới thiệu về VQG, giáo dục nâng cao nhận thức của du khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Dựa vào cộng đồng để bảo tồn đa dạng sinh học: http://www.vacne.org.vn/dua-vao-cong-dong-de-bao-ton-da-dang- sinh-hoc/213616.html

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, Hà Nội.


6. Dư địa chí Cát Hải 2014.


7. Vũ Việt Hà (10,2008) ,Nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng, hiện trạng khai thác, bảo vệ định hướng phát triển ngành đến năm 2020, Bản tin điện tử Viện nghiên cứu hải sản.

8. Nguyễn Văn Hách (2013), Báo điện tử đảng cộng sản, Các giải pháp bản tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Bà:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=2834072 5&cn_id=594101


9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.


10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007) Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Phạm Trung Lương (2010), Chuyên đề: Bảo vệ môi trường Du lịch, http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=4254

12. Phạm Thị Hồng Nga (2010), Phương pháp đánh giá tổng hợp DIPSIR ở vùng bờ biển Thừa Thiên – Huế. (T47)

13. Niêm giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2014, nửa đầu 2015 (T61)

14. Trần Tâm, Tạp chí môi trường số 6, 2014, Giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững nguồn lợi ven biển quần đảo Cát Bà. (trang 37)

15. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Quốc gia Hà Nội.

16. Lê Văn Thắng (2008), Du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.


17. UBND Huyện Cát Hải (2014), Báo cáo kinh tế - xã hội 2014.


18. UBND Huyện Cát Hải (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015

– 2020.

19. UBND thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch: Báo cáo hoạt động du lịch Hải phòng từ 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, nửa đầu năm 2015.

20. UBND thành phố Hải Phòng, Sở Tài nguyên và môi trường: Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng năm 2014 và nửa đầu 2015.

21. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số: 2732/QĐ-UBND (5/12/2014) Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

22. UBND xã Hiền Hào (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 xã Hiền Hào, Huyện Cát Hải.

23. UBND xã Việt Hải (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 xã Việt Hải, huyện Cát Hải.

24. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), Môi trường du lịch Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch bền vững, Hà Nội.

25. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Quy hoạch chi tiết các khu du lịch ở Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.

II. Tiếng anh:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023