Mô Hình Trồng Cây Dượcliệu Tại Bồng Khê (Kim Ngân, Cà Gai Leo, Thìa Canh)




Hình 4.8. Mô hình trồng cây dượcliệu tại Bồng Khê (Kim ngân, Cà gai leo, Thìa canh)

Hình 4.9. Mô hình nấu cao dược liệu từ rừng tự nhiên tại Bồng Khê

4.2.2.4. Loại hình sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp - LUT4



Hình 4.10. Keo tai tượng 4 tuổi tại Yên Khê

Hình 4.11. Xoan ta 5 tuổi tại Trung Chính - Yên Khê


Do diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp nên lâm nghiệp trên địa bàn khá phát triển. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên chiếm khá lớn và do ba đơn vị quản lí: Vườn Quốc gia Pù Mát, Ban quản lí rừng phòng hộ Con Cuông và công ty TNHH một thành viên LN Con Cuông. Rừng trồng ở khu vực phát triển khá mạnh, nhiều hộ gia đình có thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo. Một số loại cây mọc nhanh có giá trị kinh tế cao đã và đang được gây trồng như Xoan ta, Keo tai tượng, mỡ, luồng, ....Giá trị thu nhập Keo tai tượng trung bình 80 - 100 triệu đồng/ha/6-7 năm, Xoan ta là 150 - 200 triệu đồng/ha/10 năm......

4.4. Hiệu quả của các mô hình sử dụng đất phổ biến tại khu vực

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng khi cho điểm và lựa chọn sản phẩm của người sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác tại điểm nghiên cứu thông qua chỉ số thu nhập và chi phí của từng mô hình. Trong đó các mô hình trồng cây Cam V2, Keo tai tượng.… được tính theo phương pháp động với tỷ chiết khấu được tính theo lãi suất 10%/năm. Định mức công lao động là 150.000 đồng/công, các vật tư quy về giá cả của năm 2016.

Do tương đồng về điều kiện tự nhiên, nhưng đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, nên trong cùng huyện có rất nhiều MHCT tương đối giống nhau chỉ khác nhau bởi quy mô diện tích, mức độ thâm canh, tập quán canh tác và phương thức canh tác. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình trên địa bàn một số xã là rất quan trọng để lựa chọn những mô hình có hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở nhân rộng mô hình ra toàn huyện để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Do giới hạn, đề tài đã phân loại và lựa chọn đánh giá cụ thể 5 mô hình canh tác:

+ Mô hình lúa nước 2 vụ;

+ Mô hìnhlúa một vụ & 1- 2 vụ màu (ngô lai);

+ Mô hình trồng Cam V2;


+ Mô hình trồng cây dược liệu (Cà gai leo, dây Thìa canh, Kim ngân);

+ Mô hình trồng Keo tai tượng.

* Kết quả cân đối thu chi đối với các mô hình trồng cây hàng năm (chi tiết phần phụ lục)được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế một số mô hình canh tác

Đơn vị tính: triệu đồng



TT


Hạng mục

Mô hình canh tác

Cà gai leo

Dây thìa

canh

Kim

ngân hoa

Lúa +

Ngô lai

Lúa

nước

1

Chi phí

149,3

173,15

160,15

34,21

40,46

2

Thu nhập

360,0

525

1.500

85,6

77,00

3

Lợi nhuận

210,7

351,85

1.339,85

51,39

36,54

Xếp hạng

3

2

1

4

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016)

- Mô hình canh tác cây Kim ngân: Đây là loài cây trồng mới ở địa phương nhưng cho thu nhập cao nhất trong 5 mô hình cây ngắn ngày. Với mức chi phí đầu tư là 160.150.000 đồng/ha/năm, doanh thu 1.500.000.000 đồng/ha/năm và lợi nhuận đạt 1.339.500.000đồng/ha/năm. Là cây trồng mới, thời gian thu hoạch nhanh từ 8 - 11 tháng, mức chi phí ban đầu khá cao chủ yếu là vật liệu làm giàn leo,giống cây....Quy trình sản xuất theo quy trình của doanh nghiệpvà doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, nên thu nhập ổn định. Tuy nhiên do vốn đầu tư cao, thiếu đất canh tác..... nên mô hình đang được áp dụng với quy mô nhỏ.. nhưng đang là loài cây được người dân ưu tiên lựa chọn canh tác trên các mô hình sử dụng đất cây hàng năm theo quy mô hộ hoặc nhóm hộ gia đình góp đất.

- Mô hình canh tác dây Thìa canh: Cũng là cây trồng mới, sinh trưởng nhanh, thời gian thu hoạch sản phẩm từ 8 - 10 tháng. Mật độ trồng khá cao

25.000 cây/ha, năng suất bình quân là 15 tấn/ha/năm, giá trung bình


35.000đ/kg, thu nhập 525.000.000 đồng, lợi nhuận là 351.850.000 đồng/năm. Tuy nhiên, chi phí ban đầu về cây giống, vật liệu làm giàn, phân bón khá cao và sản xuất theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp nên quy mô canh tác đang ở mức nhỏ và nhóm hộ. Tuy vậy, Thìa canh cũng đang là cây thứ 2 được người dân lựa chọn đầu tư sản xuất.

- Mô hình canh tác cây Cà gai leo: Là cây dược liệu, mới được gây trồng nhưng cũng có giá trị kinh tế cao, đứng thứ 3 trong 3 loài cây dược liệu và thứ 3 trong 5 loài cây ngắn ngày đang được gây trồng ở khu vực. Là cây mọc nhanh, mật độ trồng 20.000 cây/ha, thời gian thu hoạch từ 8- 11 tháng. Là cây có gai, dây cứng nên chi phí công lao động cao hơn, giá bán thấp hơn 2 loài cây trên là

24.000 đ/kg, lợi nhuận hàng năm thấp hơn 2 loài Thìa canh và Kim ngân trung bình là 210.700.000 đồng/ha/năm.

Ba loài cây dược liệu mới được gây trồng ở khu vực được 5 năm, chủ yếu tại xã Bồng Khê và được quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn toàn huyện theo nghị quyết của Đảng bộ huyện Con Cuông.

- Mô hình canh tác Lúa + Ngô lai:Ngô là loài cây được trồng từ rất lâu tại các xã trong khu vực trên những chân đất một vụ lúa. Lúa trồng một vụ xuân, trên các chân đất đủ nước tưới. Chi phí mô hình Lúa +Ngô là 34.210.000 đồng/ha, doanh thu 85.600.000đồng/ha và lợi nhuận là 51.390.000 đồng/ha. Nhìn chung thu nhập từ mô hình Lúa + Ngô cao hơn so với trồng 2 vụ lúa nhưng thấp hơn sơ với 3 cây dược liệu, đứng thứ 4 trong 5 cây trồng.

- Mô hình canh tác Lúa nước 2 vụ:Phần lớn diện tích đất nông nghiệp thấp trũng và có đủ nước tưới 2 vụ ( xuân hè và và hè thu), được người dân trồng lúa nước. Năng suất Lúa bình quân 40 - 45 tạ khô/ha/vụ. Chi phí cho 1 ha đất trồng lúa năm 2016 trung bình là 40.460.000 đồng/ha. Chi phí này chủ yếu là đầu tư mua giống, làm đất, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động. Người dân tận dụng công lao động của gia đình, đến mùa thu hoạch thì có thể thuê hoặc đổi công cho nhau. Giá lúa biến động từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, doanh


thu bình quân trên 1 ha lúa 2 vụ là 77.000.000/ha/năm, lợi nhuận khoảng

36.540.000 đồng/ha/năm. Sản lượng lúa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lương thực của hộ gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ít trao đổi buôn bán hàng hóa. Từ số liệu trên có thể thấy, cây Lúa cho thu nhập thấp và thấp nhất so với 5 loại cây trồng hàng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của mô hình này:


thấp.

+ Người dân ít đầu tư, giống chủ yếu là giống địa phương nên năng suất


+ Đất đai phân bố trên địa hình thấp, trũng, khó khăn trong việc áp dụng

cơ giới hóa trong sản xuất.

+ Lợi nhuận cao từ các cây trồng mới, cho nên mô hình canh tác Lúa nước không còn tạo ra nhiều sức hút đối với người dân.

* Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng Cam V2 và Keo tai tượng được tổng hợp trong bảng dưới đây (chi tiết ghi ở phần phụ lục):

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế mô hình cây công nghiệp lâu năm chu kỳ 10 năm với cây Cam V2 và 7 năm với Keo tai tượng

(Đơn vị tính: đồng)


Mô hình canh tác

Chỉ tiêu kinh tế

Cam V2

Keo tai tượng

r

10%

10%

NPV

1.028.468.766

30.354.793

CPV

215.059.359

23.526.810

BPV

1.243.520.125

53.881.602

IRR

101,73

29

BCR (Lần)

5,75

2,9

NPV/năm

85.705.730

2.529.566

Xếp hạng

1

2

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016 &2017)


Qua bảng số liệu cho thấy:

- NPV là chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng của 1 mô hình canh tác có tính ảnh hưởng của nhân tố thời gian thông qua tính chiết khấu. NPV là hiệu quả giữa giá thu nhập và chi phí của các hoạt động sản xuất, trong mô hình canh tác sau khi tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. NPV phản ánh kết quả kinh tế ban đầu của việc đầu tư, giá trị NPV càng lớn thì càng có lãi. Theo tính toán với chu kỳ 10 năm, Cam V2 có giá trị hiện tại của thu nhập ròng là 1.028.468.766đồng, NPV bình quân năm đạt 85.705.730đồng. Keo tai tượng là 30.354.793 đồng và 2.529.566 đồng. Như vậy cả 2 mô hình này sản xuất đều có lãi, trong đó Cam V2 cho lợi nhuận cao hơn và gấp 40 lần so với mô hình trồng Keo tai tượng. Hiện nay, do được đầu tư các lò chưng cất tinh dầu Cam, tận dụng Cam xấu "Cam ngơ" lấy tinh dầu, vỏ Cam làm mứt nên tăng được giá trị của cây Cam Con Cuông.

- Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí BCR thể hiện tương quan giữa thu nhập và chi phí đầu tư cho từng mô hình. Có nghĩa là nó cho biết thu nhập trong 1 đơn vị chi phí sản xuất, mô hình canh tác nào có BCR cao thì mô hình đó có hiệu quả kinh tế và ngược lại. Theo tính toán, chênh lệch giữa thu nhập so với chi phí của mô hình Cam V2 là 5,75 lần, điều này có nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư cho cây Cam V2 , sẽ thu về được 5,75 đồng lợi nhuận. Trong khi đó chênh lệch giữa thu nhập so với chi phí của Keo tai tượng là 2,9 lần, cứ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư sẽ thu về được 2,9 đồng lợi nhuận. Như vậy cả 2 mô hình có khả năng kinh doanh hiệu quả, an toàn và thu được lợi nhuận.

- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của từng mô hình, tỷ lệ càng cao thì quá trình đầu tư càng có hiệu quả. IRR của Cam V2 101,73%,Keo tai tượng là 29%. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của 2 mô hình đều cao hơn tỉ lệ chiết khấu (r = 10%) nên quá trình sản xuất có lãi. Trong đó mô hình Cam V2 có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn so với Keo tai tượng. Ngoài ra trong thời gian 3 năm đầu, người dân có trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày như


Ngô, Lạc, rau các loại cung cấp lương thực, thực phẩm làm tăng thu nhập trên các vườn Cam. Đây còn là nguồn vật liệu hữu cơ, sau thu hoạch có thể bón lại cho Cam. Trong khi đó, Keo tai tượng trồng trên các diện tích đất dốc, tầng đất mỏng và không trồng xen cây trồng nào khác, chủ yếu trồng độc canh.

Hình 4 12 Sản phẩm phụ của cam V2 4 4 2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội 1

Hình 4.12. Sản phẩm phụ của cam V2

4.4.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội dùng để đánh giá tình hình xã hội trong cộng đồng do ảnh hưởng của các mô hình canh tác trong khu vực, nó phản ánh mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình sản xuất đó. Một mô hình sản xuất được người dân chấp nhận không những cho hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập thường xuyên, mà còn phù hợp với phong tục tập quán của người dân, có hiệu quả giải quyết công ăn việc làm và có khả năng phát triển sản xuất hàng hoá. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình như mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các mô hình sử dụng đất, số sản phẩm và mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật hay còn gọi là mức độ chấp nhận của hộ gia đình.

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội rất lớn, đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển để thu hút lao động dư thừa


trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn các hộ gia đình về hiệu quả xã hội trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.7. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác ở khu vực



Chỉ tiêu đánh giá

Lúa nước

Ngô lai

gai leo

Thìa canh

Kim

ngân hoa

Cam V2

Keo

tai tượng

Vốn đầu tư thấp

8

9

5

5

5

5

7

Kỹ thuật canh tác đơn giản

8

8

7

7

7

6

8

Phù hợp với phong tục tập quán

10

10

8

8

8

8

8

Thu nhập kinh tế chủ yếu

8

8

6

6

6

8

7

Sản phẩm bán được giá cao, dễ

tiêu thụ

6

6

10

10

10

10

10

Nhanh cho sản phẩm thu hoạch

8

8

8

8

8

6

5

Giải quyết được nhiều việc làm

5

6

10

10

10

10

9

Khả năng lan rộng trong thôn, xã

4

5

9

9

9

8

8

Khả năng phát triển SX hàng hoá

5

5

10

10

10

9

7

Tổng điểm

62

65

73

73

73

70

69

Xếp hạng

4

5

1

1

1

2

3

Kết quả cho thấy mô hình trồng cây dược liệu đạt điểm cao nhất 73/90 điểm; tiếp theo là Cam V2 là 70/90 điểm, Keo tai tượng 69/90 điểm, Ngô lai 65/90 điểm, Lúa 2 vụ là 62/90 điểm.

Mô hình trồng cây dược liệu tạo được công ăn việc làm nhiều nhất, kết quả đánh giá 10/10 điểm, trong khi đó lúa và Ngô lai chỉ đạt 5/10 và 6/10 điểm.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí