Biến Động Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Ở Khu Vực 2010 - 2015


Kết quả này cho thấy Nông lâm nghiệp là một trong những ngành sản xuất chính của huyện Con Cuông, trong đó diện tích đất lâm nghiệp trung bình từ 65 - 82%. Diện tích sản xuất nông nghiệp từ 12 - 23%, với nhiều loại cây trồng.

4.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực 2010 - 2015

Đất nông nghiệp trong 10 năm qua luôn có sự biến động theo xu hướng giảm dần do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vàtừ một phần đất phi nông nghiệp. Nhóm đất chưa sử dụng tăng chủ yếu là diện tích quy hoạch nông thôn mới dự trữ xây dựng các công trình phục vụ công cộng.

Bảng 4.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp 2010 - 2015


TT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích

năm 2016

Diện tích

năm 2010

Tăng(+)

giảm(-)


Tổng diện tích đất của huyện

173.808,39

173.808,39

0,00

1.0

Nhóm đất nông nghiệp

169.064,58

169.057,52

7,06

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

7.764,18

7.757,12

7,06

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

5.442,72

5.442,97

- 0,25


Đất trồng lúa

2.294,41

2.294,41

0,00


Đất trồng cây hàng năm khác

3.148,31

3.148,56

- 0,25

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

2.321,45

2.314,15

7,30

1.2

Đất lâm nghiệp

161.149,28

161.149,28

0,00

1.2.1

Đất rừng sản xuất

68.515,06

68.515,06

0,00

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

18.546,29

18.546,29

0,00

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

74.087,93

74.087,93

0,00

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

96,29

96,29

0,00

1.5

Đất nông nghiệp khác

54,83

54,83

0,00

2.0

Nhóm đất phi nông nghiệp

3.825,22

3.835,72

- 10,50

3.0

Nhóm đất chưa sử dụng

918,59

915,15

3,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(phòng TNMT huyện Con Cuông 2016)


4.3. Hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp

Nông lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Con Cuông,trong đó trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong nông nghiệp. Giá trị sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp tạo ra chiếm 55,6% giá trị sản xuất của toàn huyện (tính theo giá cố định năm 2016).Vì vậy, xu thế mở rộng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện khá phổ biến. Trong đó diện tích cây rau màu, lương thực tăng nhanh. Theo kết quả khảo sát của đề tài, một số cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện gồm:

- Lúa: diện tích gieo trồng 4.450 ha, năng suất 51,8 tạ/ha, một số giống lúa được ưa chuộng: Bắc thơm, DT66, Khang dân 18, Q5, Thiên ưu 8, nếp N97, LC 25, NA 2

- Ngô 2.245 ha, năng suất 43,47 tạ/ha, một số giống ngô được ưa chuộng: Ngô lai Mỹ 30I87, AG69, C919, NK4300....

- Chè công nghiệp diện tích là 354,58 ha, trong đó chè kinh doanh 344,8 ha, năng suất 123 tạ/ha.

- Diện tích Cam hiện có là 318 ha trong đó có 68 ha cho sản phẩm, năng suất đạt 110 tạ/ha, chủ yếu là cam V2.

- Cây sắn: Diện tích trồng là 1.715 ha, năng suất 240 tạ/ha, giống cây TC1, KM94, KM60, KM95, HM124, KM124, NA1

- Cây mía: Diện tích 277,8 ha, năng suất 604,7 tạ/ha, giống mía KK3, ROC10, ROX22, Việt đường 02336...

- Diện tích trồng rừng mới tập trung được 1.300 ha năm 2016, nâng tổng diện tích rừng trồng trên 20.000 ha.

Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Con Cuông được trình bày ở sau:


Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích một số cây trồng chính tại khu vực


TT

Chi tiêu

ĐVT

Toàn huyện

Yên Khê

Chi Khê

Bồng khê


Tổng DT gieo trồng

Ha

9.818,59

552,41

1.00,50

599,35

1

Lúa

Ha

4.450,29

305,49

323,40

75,40

2

Ngô

Ha

2.245,02

150,50

296,10

419,70

3

Cây có củ (Sắn)

Ha

1.715,50

0

235,50

0

4

Đậu các loại

Ha

103,70

22

0

0

5

Rau các loại

Ha

705,38

56,42

72,50

56,95

6

Lạc

Ha

130,70

40

40

6,80

7

Cây mía


277,80

0

40

34

8

Cây hàng năm khác

(cây dược liệu)

Ha

54,50

0

11,5

4,0

9

Cây ăn quả

ha

693,24

212,5

193,82

76,6

10

Cây Keo tai tượng

Ha

6.155,2

323,3

414,3

757,4

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016&2017)

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của huyện và khu vực nghiên cứu có những những bước chuyển biến mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp từ chỗ tự cung tự cấp đã chuyển đổi sang hướng sản xuất hàng hóa. Một số loại cây trồng như Ngô lai, sắn cao sản, cây ăn quả, cây keo tai tượng, cây thuốc … đã hình thành các vùng trồng tập trung, chuyên canh để cung cấp nguyên liệu.Tuy nhiên kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện Con Cuông trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và tài nguyên mà thiên nhiên của huyện.Đặc biệt là ngành trồng trọt với cơ cấu cây trồng nông nghiệp hàng năm và lâu năm còn không đồng đều, bố trí trên các chân ruộng nghèo dinh dưỡng nên năng suất không đồng đều. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái chưa được quan tâm, phát triển còn tự phát, chưa quan tâm đến đầu ra (keo, cây thuốc, cam, rau các loại...).Trong tương lai cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, chiều rộng, tìm thị trường ổn định trước khi phát triển thêm diện tích trồng cam và cây thuốc....


4.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phổ biến tại khu vực

4.2.1. Các loại hình sử dụng đất phổ biến

Bằng việc sử dụng công cụ đi lát cắt tại các điểm nghiên cứu, kết quả khảo sát 3 thôn đại diện 3 xã ở khu vực, đề tài đã xác định được đặc điểm canh tác trên các mô hình của người dân huyện Con Cuông. Sự khác nhau cơ bản trong mỗi mô hình canh tác ở đây là sự phối hợp giữa các loài cây trồng theo không gian và thời gian, sự khác nhau về quy mô và diện tích của mô hình dựa vào sự phối hợp đó. Các mô hình canh tác này phù hợp với địa hình đồi núi và được tổng hợp theo sơ đồ chi tiết ở phần phụ lục.

Các loại hình sử dụng đất canh tác tại khu vực nhìn chung đã định hình và ổn định trong cơ cấu kinh tế hộ, quỹ đất của địa phương. Các LHCT đã được bố trí đan xen để hình thành các mô hình trang trại cấp nông hộ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Như đã đề cập ở trên, sự khác nhau cơ bản trong mỗi LHCT là sự phối hợp giữa các loài cây trồng theo không gian và thời gian, sự khác nhau về quy mô và diện tích của mỗi mô hình dựa vào sự phối hợp đó, đề tài chia thành 05 nhóm LHCT với các kiểu sử dụng đất khác nhau, cụ thể:

Bảng 4.4. Các loại hình sử dụng đất phổ biến tại huyện Con Cuông


TT

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất/cây trồng chính

Vị trí

1

Chuyên lúa (LUT1)

Hai vụ lúa

Chân đất trũng, đảm

bảo nước tưới

2

Lúa - hoa màu các loại

(LUT2)

Lúa nước, rau đậu các

loại, ngô, khoai...

Chân đồi, chân đất

cao thiếu nước tưới

3

Cây công nghiệp lâu năm

và cây ăn quả (LUT3)

Cam V2, chè búp

Sườn đồi, chân các

núi đá

4

Cây ngắn ngày khác

(dược liệu) LUT4

Cà gai leo, Kim ngân,

Thìa canh

Chân núi đá, vùng

đồi thấp

5

Cây lâm nghiệp (LUT5)

Keo tai tượng, Xoan ta

Núi đất, chân núi đá


4.2.2. Cơ cấu cây trồng trong các loại hình sử dụng đất phổ biến

4.2.2.1. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa (2 - 3 vụ ) - LUT1

Loại hình canh tác 2 - 3 vụ lúa được tổ chức sản xuất trên những chân ruộng thấp, đất thịt trung bình đến thịt nặng, đủ nước tưới. Một số giống lúa được hiện đang sử dụng như: Bắc thơm, DT66, Khang dân 18, Q5, Thiên ưu 8, nếp N97, LC 25; NA 2. Thời vụ gieo vụ xuân từ 10 - 31/1; vụ mùa từ 20/5 - 5/6, thời gian sinh trưởng vụ Xuân từ 125 - 130 ngày và vụ mùa từ 105 - 110 ngày. Năng suất trung bình 60 - 80 tạ/ha. Thông thường người dân trồng 2 vụ, nhưng cũng có thể làm thêm vụ hè thu tùy theo từng năm và từng hộ gia đình.

Hình 4 2 Canh tác lúa 2 vụ tại xã Chi Khê Mặc dù việc trồng lúa thu nhập không 1

Hình 4.2. Canh tác lúa 2 vụ tại xã Chi Khê

Mặc dù việc trồng lúa thu nhập không cao, do diện tích của các hộ gia đình không nhiều, manh mún...nhưng vẫn được người dân địa phương ưu tiên gây trồng bởi lý do họ đã có kỹ thuật trồng và đảm bảo lương thực cho hộ cũng như phục vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình.

4.2.2.2. Loại hình sử dụng đất trồng lúa một vụ kết hợp các cây rau màu khác (Ngô, đậu, lạc, rau các loại) - LUT2

Sau lúa nước, ngô được trồng nhiều trên đất đồi thấp, kết hợp cây lâm nghiệp, cây ăn quả giai đoạn xây dựng cơ bản và các vùng đất bãi ven sông Lam, chân núi đá.... Năm 2016 tại 3 địa điểm nghiên cứu ngô được trồng với diện tích là 2.245 ha (Yên Khê 150,5 ha; Chi Khê 296,1 ha và Bồng Khê là 419,7 ha), một số giống ngô được ưa chuộng là Ngô lai Mỹ 30I87, AG69, C919, NK4300.....


Với điều kiện tự nhiên khá phù hợp với cây ngô nên sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ. Ngô được trồng 1 - 2 vụ/năm, cho năng suất 4,5 - 5 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, do người dân chỉ lợi dụng tiềm năng dinh dưỡng sẵn có trong đất mà không có sự đầu tư, chăm sóc, thâm canh cây trồng nên năng suất đem lại chưa tương xứng với tiềm năng của đất. Về mặt lâu dài, tài nguyên đất bị lạm dụng sẽ dễ xảy ra tình trạng thoái hóa đất, đặc biệt là vùng đất dốc và đất bãi bồi.

Hình 4 3 Canh tác Ngô lai rau màu tại Bồng Khê Hoa màu bầu bí rau xanh các 2

Hình 4.3. Canh tác Ngô lai, rau màu tại Bồng Khê

Hoa màu (bầu bí, rau xanh các loại), đậu đỗ các loại được trồng xen hoặc xung quanh nương rẫy sắn, ngô, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong hộ gia đình. Khi trồng cây đậu vừa cho năng suất vừa có vai trò lớn trong cải tạo đất. Do đó, đây là cây trồng đặc biệt quan trọng trong quá trình bố trí luân xen canh với các loại cây trồng khác. Nhu cầu về rau xanh, đặc biệt là rau an toàn ngày càng lớn trên thị trường. Trồng rau có hệ số sử dụng đất rất cao (bình quân 5-6 vụ/năm) nên thu nhập đem lại rất lớn. Tuy nhiên, do việc phát triển do phong trào, quy trình kỹ thuật sử dụng truyền thống nên phụ thuộc nhiều vào thị trường. Do vậy, cần có hệ thống thương mại của phát triển đảm bảo tiêu thụ hết lượng rau sản xuất ra vì khả năng bảo quản rau sau khi thu hoạch rất hạn chế.Thực tế, lượng rau các loại ở Bồng Khê còn tồn đọng nhiều do chưa có thị trường ổn định.


4.2.2.3. Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (LUT3)

Trong loại hình này, chè búp và cam là hai loài cây trồng chủ đạo, cây hoa màu, cây lương thực được trồng xen cam trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Chè được trồng nhiều ở Yên Khê, trên các diện tích chân núi đá vôi, các núi đất thấp. Tuy nhiên, do thị trường bấp bênh nên mấy năm trở lại đây cây chè không được quan tâm chăm sóc nên sinh trưởng kém. Người dân thu hoạch cầm chừng 1- 2 lứa trên năm để tăng thu nhập bình quân 5 - 10 triệu/sào/năm.

Bên cạnh cây chè, trong những năm gần đây Cam V2 là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong nước tiêu thụ khá mạnh nên người trồng cam trên địa bàn huyện Con Cuông đã giàu lên nhờ trồng Cam. Đặc biệt, cây cam được dự án Jica Nhật Bản tài trợ (mô hình ở Bản Pha - Yên Khê), xây dựng quy tình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm quả được tận thu tối đa kể cả những quả cam không đủ tiêu chuẩn bán quả tươi (Cam ngơ) được sử dụng chưng cất tinh dầu, vỏ cam để làm mứt... nên diện tích trồng cam được mở rộng nhờ hiệu quả kinh tế rất cao.

Hình 4.4. Cam V2 6 tuổi tại Yên Khê Hình 4.5. Mô hình chưng cất tinh dầu

cam xấu tại Yên Khê

Có thể nói, cam là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Đây cũng chính là loài cây trồng phổ biến tại xã Yên Khê từ lâu đời. Tuy nhiên, đi kèm với cây cam là bệnh


hại, đó là vấn đề lớn nhất với người trồng cam. Vì thế, trong những năm gần đây, việc phát triển các mô hình trồng cam bền vững đang được chính quyền các xã trong huyện và người dân trên địa bàn chú trọng, với mục tiêu hướng đến phát triển loại cây trồng này một cách ổn định, bền vững như nuôi kiến vàng hạn chế sâu vẽ bùa.....

Hình 4.6. Mô hình cam V2 tại Yên Khê Hình 4.7. Mô hình chè tại Yên Khê

4.2.2.4. Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm khác (dược liệu) -LUT4

Hiện nay, Bồng Khê là một xã đã xây dựng 5 mô hình trồng cây dược liệu: Thìa canh, Kim ngân, Cà gai leo tập trung với diện tích hơn 50 ha/mô hình. Trước đây, người dân vào rừng thu hái cây cỏ đĩ, Hà thủ ô... về nấu cao bán để chữa bệnh. Tuy nhiên, những năm gần đây do số lượng bị hạn chế, người dân đã xây dựng mô hình trồng 3 loài cây này với mật độ dày từ 20.000 cây/ha trở lên tùy theo loại, chu kỳ 8- 10 tháng cho thu hoạch và sau 8 - 10 năm mới phải trồng lại...Bước đầu cho thấy, đây là một loại hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao ở khu vực.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí