* Khó khăn
- Huyện Con Cuông tuy có các tuyến giao thông liên tỉnh, huyện và xã, tương đối thuận lợi nhưng đường vào các nơi sản xuất nhỏ hẹp và dốc hoặc sạt lở vào mùa mưa đã ảnh hưởng đến việc thu gom sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tỷ lệ hao hụt các sản phẩm sau thu hoạch.
- Là huyện miền núi nên địa hình chia cắt, đất đai của xã chủ yếu là đồi núi, một số nơi độ dốc cao làm cho sử dụng đất dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng, khó khăn cho quá trình canh tác như trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm ...vv. Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nắng nóng, gió mùa Tây Nam nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài cây trồng dẫn đến năng suất sản lượng không cao. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp do kinh phí đầu tư cao, địa hìnhdốc...
- Diện tích đất trồng lúa và hoa màu còn manh mún, nhỏ lẻ ...khó khăn cho việc mở rộng sản xuất theo hướng tập trung, hàng hóa.....
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học của huyện còn tương đối cao vì thế gây ra sức ép rất lớn các mặt về quản lý sử dụng đất như đất làm nhà ở, đất canh tác. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của huyện còn yếu và chưa đồng bộ, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi của huyện . Mặt bằng chung về trình độ dân trí của huyện còn tương đối thấp vì thế rất hạn chế trong việc tiếp thu kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất và các hoạt động sản xuất. Hơn nữa, trên địa bàn huyện có dân tộc Đan Lai với phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất theo nền nông nghiệp truyền thống vì thế làm cho đất ngày càng bị thoái hoá, năng xuất cây trồng ngày càng giảm.
* Cơ hội
Các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ phát triển kinh tế đối với vùng nông thôn miền núi, vì thế huyện đã được hưởng rất nhiều các ưu đãi phát triển kinh tế từ nhà nước như hỗ trợ vốn, vay vốn để tổ chức sản xuất, được đầu tư cơ sở hạ tầng, được tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ giống....
Đây là những cơ sở để quản lý sử dụng đất hiệu quả và thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Động Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Ở Khu Vực 2010 - 2015
- Mô Hình Trồng Cây Dượcliệu Tại Bồng Khê (Kim Ngân, Cà Gai Leo, Thìa Canh)
- Mô Hình Dùng Vật Che Phủ Bảo Vệ Đất Trồng Thìa Canh Tại Bồng Khê
- Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Hộ Gia Đình
- Xin Ông/ Bà Cho Biết Gia Đình Mình Thu Nhập Và Chi Phí Bao Nhiêu Từ Các Nguồn Khác Tại Hộ Gia Đình?
- Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
* Thách thức
- Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu không tương xứng với việc tăng dân số hàng năm. Tình trạng dân cư tại một số điểm sinh sống đan xen trong rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác trồng cây lương thực và hoa màu đang diễn biến phức tạp.
- Những biến đổi phức tạp của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh hại cây trồng (nhất là bệnh hại cây Cam, lúa, rau màu....), và hiện tượng hạn hán thiên tai xảy ra thất thường.
- Giá cả các hàng hoá nông sản thường xuyên biến động, cần phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định. Giá vật tư phân bón tăng cao...
Nhìn chung, khu vực nghiên cứu còn có nhiều khó khăn và thách thức gây cản trở sự phát triển của các mô hình canh tác ở địa phương. Các khó khăn và thách thức là trở ngại lớn, nguyên nhân kìm hãm sự phát triển bền vững của các mô hình, nhưng có thể hạn chế và khắc phục được thông qua việc xây dựng và thực thi những giải pháp thực tế. Các giải pháp đưa ra phải phát huy được điểm mạnh, cơ hội; khắc phục được những điểm yếu, thách thức; đồng thời phải mang tính đồng bộ, có cơ sở khoa học, pháp lý.
4.5.2. Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa tại khu vực
4.5.2.1. Giải pháp về vốn
Để có đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa của khu vực trong những năm tới cần phải có chính sách tài chính phù hợp nhằm thu hút được các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tế khảo sát, nghiên cứu và đặc biệt là điều tra trong các hộ gia đình nông dân. Đề tài đề xuất một số những hướng giải quyết sau đây:
Hiện nay đã có "Ngân hàng chính sách cho người nghèo" phát triển đến tận các xã, đây là một việc làm vừa thiết thực vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có vốn sản xuất. Vận dụng sự quản lý chặt chẽ và hướng dẫn của chính quyền địa phương thì những người nghèo luôn luôn được ưu tiên vay vốn thuận lợi để tập trung vào sản xuất sản phẩm hàng hóa góp phần cải thiện đời sống và trả lại nguồn vốn cho nhà nước.
UBND huyệncó thể chủ động tham gia làm trọng tài để lập mối quan hệ giữa nhà nông với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản...vv, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước cho nông dân sản xuất và sau đó nông dân cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp. Tránh cho được tình trạng nông dân thiếu ý thức, chay theo lợi nhuận trong khi thị trường khan hiếm thì bán ra ngoài kiếm lời mà không cung cấp đủ sản phẩm cho doanh nghiệp hoạt động.
4.5.2.2. Giải pháp về thị trường
Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.
Huyện Con Cuônglà một huyện có nhiều lợi thế giao thông, gần thành phố Vinh và của khẩu nước CHDCND Lào. Các sản phẩm hàng hóa của huyện có thể dễ dàng vận chuyển đến các thị trường lớn và xuất khẩu... vì vậy khu vực nghiên cứu cần định hướng để sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị trường.
- Cần phải phát huy sự liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước) trong đó ai cũng có thế mạnh riêng. Nhà nông có đất, có lao động, nhà doanh nghiệp có vốn, có hệ thống quản lý và dịch vụ...vv, nếu có sự kết hợp đồng thuận giữa 4 nhà trong chuỗi giá trị và ai cũng có phần hưởng lợi thì chúng ta có thể huy động được nguồn vốn của nhà kinh doanh và nhà kinh doanh cũng đồng thời là nhà bao tiêu sản phẩm làm ra. Một ví dụ cụ thể là cây cam V2, các loại cây dược liệu luôn có thị trường nên giá cả ổn định, tăng giá trị sản xuất.
- Hình thành các chợ đầu mối nông thôn đặt ở các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã (thị trấn Con Cuông, Yên Khê, Bồng Khê...vv), các nút giao thông thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu trong và ngoài khu vực.
- Giáo dục nhận thức của nông dân trong cơ chế thị trường, liên kết với các nhà phân phối để có thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm sạch, an toàn tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra một cách thuận lợi.
4.5.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật
Với các mô hình sử dụng đất ở huyện Con cuông, khả năng thu hút lực lượng lao động là rất lớn. Cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động đồng đều để sử dụng lượng lao động dư thừa và thiếu lao động khi vào vụ gieo trồng hay thu hoạch. Cần đào tạo lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp nghiệp.
Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, nhất là kỹ thuật phát triển Cam, cây dược liệu bền vững, sản phát triển thương hiệu Cam Con Cuông, tinh dầu Cam, mứt vỏ Cam... , các sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn......, đồng thời phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm sử dụng tối đa các nguồn phân hữu cơ vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, giảm chi phí sản xuất, tắng thu nhập cho người dân.
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi và dịch vụ thủy nông và tưới tiêu khoa học. Để phục vụ tưới tiêu khoa học cần thường xuyên tổ chức nạo vét kênh mương bảo đảm cho dòng chảy được lưu thông và kiên cố hóa kênh mương để tránh thất thoát khi sử dụng nước. Bên cạnh đầu tư vốn cho công tác xây dựng tu sửa các công trình thủy nông do nhà nước đầu tư, cần có sự kết hợp chặt chẽ công tác quản lý của nhân dân, và cần sử dụng phương pháp tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu nước theo thời kỳ sinh trưởng của cây trồng và từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Cần thực hiện tốt công nghệ chế biến kết hợp bảo quản theo phương pháp cổ truyền của nhân dân, đồng thời ứng dụng công nghệ bảo quản hiện đại để đảm bảo có sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng lâu dài thường xuyên cho đời sống hàng ngày của nông dân.
4.5.2.4. Các giải pháp khác
Huyện Con Cuôngcần xây dựng hệ thống thủy lợi đủ sức để chủ động trong sử dụng đất canh tác phát triển nông lâm nghiệp. Chú trọng sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, chế phẩm sinh học và NPK cân đối để nâng cao độ phì của đất, quản lý vật tư nông nghiệp tránh phân bón, thuốc trừ sâu giả, tăng cường ứng dụng các biệp pháp phòng trừ tổng hợp IPM, hạn chế đến mức khoa học sử dụng phân bón, thuốc hóa học quá mức tránh làm nhiễm độc đất, suy thoái đất, liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap...... Căn cứ vào hiệu quả của các mô hình canh tác đã nghiên cứu mà xây dựng một cơ cấu cây trồng thích hợp lâu dài bền vững. Đa dạng hóa cây trồng trong mô hình để hỗ trợ cho nhau tăng độ phì nhiêu của đất.
Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; giải pháp về đất đai, giải pháp về giá cả trong sản xuất kinh doanh, giải pháp về dồn điền đổi thửa, để khắc phục tình trạng manh mún, phân tán trong sản xuất...Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hàng hóa như; hoàn thiện hệ thống giao thông đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa và vật tư nông nghiệp.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Con Cuông là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, có vị tríquan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 173.831,12 ha , trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp là 169.064,58 ha, chiếm 97,7 % tổng diện tích tự nhiên. Khu vực nghiên cứu đang tồn tại 5 LHCT phổ biến (i) Chuyên lúa nước (LUT1) ; (ii) Lúa - hoa màu các loại (LUT2); (iii) Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (LUT3); (iv) Cây ngắn ngày khác (dược liệu) LUT4; và (v) Cây lâm
nghiệp (LUT5).
Kết hợp các hộ gia đình, đề tài đã lựa chọn 5 mô hình canh tác ứng với 5 loại hình ở địa phương tiến hành đánh giá hiệu quả. Các mô hình này đã được bố trí đan xen để hình thành các mô hình trang trại cấp nông hộ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, bao gồm: (i)Mô hình chuyên múa 2 vụ/năm; (ii) Mô hình Lúa + Ngô; (iii) Mô hình Cây dược liệu; (iv) mô hình Cam V2 và (v) Mô hình Keo tai tượng.
- Hiệu quả kinh tế : Mô hình trồng cây kim ngân đạt lợi nhuận 1.339.850.000 đồng/ha/năm đứng thứ nhất, tiếp là mô hình dây thì canh 351.850.000 đồng/ha/năm, đứng thứ 3 là mô hình cà gai leo đạt 210.700.000 đồng; Lúa 1vụ cộng Ngô lai 1-2 vụ đạt 51.390.000 đồng/ha/năm và thấp nhất là mô hình chuyên lúa đạt 36.540.000 đồng/ha/năm. Với 2 cây dài ngày: Cam V2 có NPV là 1.028.468.766 đồng, Keo tai tượng là 30.354.793 đồng, cùng lãi suất 10 Cam V2 có BCR, IRR lần lượt là 5,75 và 101,73%, tương ứng với Keo tai tượng là 2,9 và 29%.
- Hiệu quả xã hội: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa, bắp và sắn sang đất trồng Cam, Keo, dược liệu đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia do các loài cây trồng này đòi hỏi sự chăm sóc rất cao, đầu tư nhiều lao động.
Cũng chính vì vậy, mô hình trồng cây dược liệu được đành giá điểm cao nhất, tiếp theo là cam V2, Keo tai tượng, Lúa - Ngô và thấp nhất là lúa 2 vụ.
- Hiệu quả môi trường: Mô hình trồng Cam, Keo tai tượng được đánh giá đạt hiệu quả môi trường cao hơn, tiếp theo là mô hình trồng cay dược liệu, mô hình lúa - Ngô, thấp nhất vẫn là mô hình 2 vụ lúa.
- Về hiệu quả tổng hợp: Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình trồng Cam V2 hiệu quả tổng hợp cao nhất (Ect = 0,99), mô hình trồng Kim ngân có Etc = 0,93 ; Mô hình keo tai tượng Etc = 0,92 ; Etc mô hình cây thìa canh = 0,69, Mô hình Cà gai leo có Ect = 0,65, mô hình Ngô - lúa với Ect = 0,51 và thấp nhất là chuyên lúa nước với Ect = 0,36, đứng thứ 7.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số định hướng để tăng cường phát triển các mô hình có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực ở khu vực. Với các giải pháp đồng bộ về vốn, thị trường, nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật nhằm tiến tới xây dựng các mô hình sử dụng đất canh tác ở huyện Con Cuông đạt hiệu quả cao và bền vững.
2. Tồn tại
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, kết hợp nhiều mô hình canh tác chưa thu hoạch hoặc người dân không theo dòi. Do vậy đề tài chưa đánh gái được nhiều mô hình trên địa bàn nên làm giảm ý nghĩa của luận văn.
Phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng phương pháp phỏng vấn nên còn hạn chế bởi tính chủ quan, chỉ tiêu xã hội, môi trường mới đánh giá định tính nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính tham khảo.
3. Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trên tất cả các loại hình canh tác tại địa phương trong thời gian tới.
Tiếp tục nghiên cứu định lượng hoá các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trườngcủa các mô hình canh tác ở địa phương.
Để phát triển các mô hình sử dụng đất bền vững thì người dân phải kết hợp các loại cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái và tập quán của người dân địa phương và đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương thì cần phát huy nội lực từ bên trong, phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và giao lưu hàng hoá, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.