Chi Phí Sản Xuất Bình Quân/sào Của Các Hộ Điều Tra (Bq/sào)

Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn kết quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Ở đây tối thiểu hóa chi phí cần phải được hiểu một cách rò ràng nhất. Chúng ta cần phải đầu tư vào khoản mục chi phí để nâng cao năng suất cây lúa, đồng thời phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Bảng 2.6: Chi phí sản xuất bình quân/sào của các hộ điều tra (BQ/sào)



Chỉ tiêu

Đông Xuân

Hè Thu

BQC

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu

(%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu

(%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu

(%)

1.Chi phí trung gian

845,65

64,90

860,09

65,28

852,87

65,09

1.1. Giống

100

7,67

90

6,75

95

7,25

1.2. Phân bón

357,67

27,45

359,71

27,30

358,69

27,37

Phân đạm

36,05

2,77

37,01

2,81

36,53

2,79

Phân lân

80

6,14

80,15

6,08

80,075

6,11

Phân kali

41,7

3,20

42,18

3,20

41,94

3,2

Phân NPK

199,92

15,34

200,37

15,21

200,145

15,27

1.3. Thuốc BVTV

117,76

9,04

123,65

9,38

120,705

9,21

1.4. Thủy lợi

90,96

6,98

88,365

6,71

89,66

6,84

1.5. Thuê máy

179,26

13,76

198,365

15,06

188,81

14,41

2.Chi phí tự có

457,31

35,1

457,31

34,72

457,31

34,91

Lao động tự có của

hộ

457,31

35,1

457,31

34,72

457,31

34,91

Tổng chi phí

1302,96

100

1317,4

100

1310,18

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 7

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Đối với sản xuất lúa, việc đầu tư các khoản chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Xác định được chi phí sản xuất sẽ giúp cho các chủ hộ có những tính toán nhằm điều chỉnh hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực của

hộ, qua đó tìm phương án nhằm giảm được các chi phí không cần thiết đem lại nguồn thu nhập cao nhất.

Các chi phí để sản xuất lúa bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thủy lợi phí và chi phí công lao động…

Qua bảng 2.5 ta thấy tổng chi phí bình quân một năm của các hộ là 1310,18 nghìn đồng/ sào. Vụ Hè Thu có tổng chi phí bình quân là 1317,4 nghìn đồng cao hơn vụ Đông Xuân 14,44 nghìn đồng.

Về chi phí giống, trung bình một sào đất mỗi hộ phải chi ra 95 nghìn đồng để mua hạt giống, chiếm 7,25% trong tổng chi phí, trong đó vụ Đông Xuân chi 100 nghìn đồng, vụ Hè Thu chi 90 nghìn đồng.

Về phân bón, chi phí bình quân một năm là 385,69 nghìn đồng/sào, trong đó vụ Đông Xuân chi 357,67 nghìn đồng/sào chiếm 27,45% trên tổng chi phí của vụ, vụ Hè Thu chi nhiều hơn vụ Đông Xuân 359,71 nghìn đồng/sào chiếm 27,30%. Chi phí phân bón vụ Hè Thu cao hơn vì các hộ nông dân vẫn còn theo thói quen bón phân theo tập quán canh tác truyền thống, xem trọng hiệu quả nông học để đạt năng suất cao hơn là quan tâm đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế trong dài hạn. Điều này sẽ làm tăng chi phí giá thành sản xuất.

Các loại phân bón mà các hộ sử dụng chủ yếu là phân ure, NPK, kali. Các hộ nông dân hầu như không còn sử dụng phân chuồng và phân lân đơn vì phân lân rất khó trong quá trình xử lý trước khi sử dụng và bón. Phân NPK được các hộ sử dụng nhiều nhất để bón cho lúa, trung bình mỗi sào mỗi hộ bỏ ra 200,145 nghìn đồng, trong đó vụ Đông Xuân chi 199,92 nghìn đồng, vụ HT chi 200,37 nghìn đồng. Do sử dụng phân NPK khá nhiều nên lượng phân đạm, lân , kali các hộ sử dụng ít hơn. Trung bình mỗi hộ một sào bỏ ra 36,53 nghìn đồng phân đạm chiếm 2,79% tổng chi phí và bỏ ra 41,94 nghìn đồng phân kali chiếm 3,2% tổng chi phí, bỏ ra 80,075 nghìn đồng phân lân chiếm 6,11% tổng chi phí. Trong tổng chi phí bỏ ra cho phân bón, chi phí dành cho phân tổng hợp NPK là lớn nhất 200,145 nghìn đồng/sào. Các loại phân NPK mà người nông dân thường dùng

là: 16-16-8, 20-20-15,...Tuy nhiên theo điều tra người dân chủ yếu sử dụng loại NPK tổng hợp 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên thì có 16kg Đạm nguyên chất, 16kg lân và 8kg Kali.

Như vậy, vụ ĐX và vụ HT sử dụng lượng phân có sự chênh lệch không đáng kể. Hầu hết nông dân ở đây đều sử dụng phân hóa học, ảnh hưởng của phân hóa học lại phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và thời điểm bón phân của các nông hộ. Vì vậy, việc tập huấn kĩ thuật bón phân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân hóa học là rất quan trọng để nâng cao năng suất, giảm chi phí.

Với những loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dân đã sử dụng khối lượng từng loại phân bón khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại ruộng đất. Bón đúng loại phân, bón đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì người dân sẽ thu được năng suất lúa ngày càng cao.

Ngoài ra chi phí giống và phân bón thì thuốc BVTV cũng là một khoản chi phí khá lớn mà các hộ phải đầu tư để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình một sào mỗi hộ phải đầu tư 120,705 nghìn đồng chi phí thuốc BVTV chiếm 9,21% trong tổng chi phí, trong đó vụ ĐX đầu tư bình quân 117,76 nghìn đồng/sào, vụ HT 123,65 nghìn đồng/sào. Sự chênh lệch giữa hai vụ là khá lớn. Nguyên nhân chính là do vụ Hè Thu thời tiết khô hanh, sâu bọ, dịch bệnh có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây hại và kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì vậy, chi phí thuốc BVTV mà hộ nông dân bỏ ra trong vụ Đông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu. Các loại thuốc BVTV mà các hộ sử dụng thường là các loại thuốc hóa học trừ sâu, nấm, đạo ôn và các loại thuốc kích thích sinh trưởng, kích thích dưỡng lá,…Những loại thuốc này có giá trị khá cao làm tăng chi phí đầu tư mỗi hộ.

Chi phí cho thủy lợi để sản xuất lúa chiếm tỉ lệ cũng khá lớn trong tổng chi phí.

Trung bình một sào mỗi hộ bỏ ra 89,66 nghìn đồng chiếm 6,84% tổng chi phí.

Chi phí thuê máy như máy cày, máy thu hoạch cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí, trung bình phí thuê máy là 188,81 nghìn đồng/sào chiếm 14,41% tổng chi phí.

Bên cạnh các chi phí đã sử dụng ở trên thì chi phí lao động cũng là một khoản chi phí khá lớn. Sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao trong khi giá lúa lại không ổn định. Vì vậy, người dân chủ yếu “ lấy công làm lãi”, lao động gia đình chiếm phần lớn trong các khâu sản xuất lúa: làm đất, gieo, trồng, chăm sóc, thu hoạch. Chi phí lao động được hạch toán theo chi phí cơ hội với giá một ngày công là 200 nghìn đồng. Trung bình 1 sào lúa mỗi hộ sử dụng 457,31 nghìn đồng. Trong tổng chi phí công lao động gia đình, công chăm sóc chiếm nhiều. Bởi người nông dân phải thường xuyên thăm đồng theo từng giai đoạn lúa trường thành để kịp thời phát hiện dấu hiệu của sâu hại hay dịch bệnh.

Nhìn chung vụ Hè Thu có mức đầu tư ở các hộ đều lớn hơn so với mức đầu tư ở vụ Đông Xuân. Qua đó cho thấy vụ Hè Thu bị ảnh hưởng về điều kiện thời tiết khí hậu cho nên chi phí tăng lên cao hơn.

2.3.2.2. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả được tính toán để đưa ra các biện pháp phù hợp để các hộ trồng lúa cải tiến sản xuất, nâng cao hiệu quả và tiêu thụ. Giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) là ba chỉ chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất. Đồng thời, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất.

Năng suất và sản lượng là hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất của hộ nông dân. Đạt được năng suất cao đồng nghĩa với việc hộ nông dân đã đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…một cách hợp lí.

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra năm 2020 (BQ/ hộ)

Chỉ tiêu

ĐVT

Đông

Xuân

Hè Thu

BQC

So sánh ĐX-HT

+/-

%

1.Diện tích

Sào

5,095

5,095

5,095

0

0

2.Năng suất

Tạ/sào

3,175

2,986

3,081

0,189

6,33

Tạ

16,20

15,25

15,725

0,95

6,23

3.Sản lượng

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng cho thấy, diện tích gieo trồng trong các mùa vụ không có sự khác nhau, người nông dân đã tận dụng triệt để diện tích ruộng vốn có để đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, do tính chất điều kiện thời tiết khác nhau giữa các mùa trong năm nên năng suất lúa trong các mùa vụ khác nhau. Điều kiện thời tiết vào vụ Đông Xuân thường mát mẻ, có lượng phù sa bồi đắp nên cây lúa phát triển thuận lợi, còn vụ Hè Thu do khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển cộng thêm các thiên tai như lũ lụt,

hạn hán do đó năng suất của vụ Đông Xuân thường cao hơn vụ Hè Thu.

Năng suất bình quân chung vụ ĐX là 3,175 tạ/sào, trong khi vụ HT là 2,986 tạ/sào. Vụ ĐX cao hơn vụ HT chiếm 0,189 tạ/sào, chiếm tỷ lệ cao hơn là vụ HT là 6,33%. Sản lượng lúa bình quân chung của hộ vụ ĐX là 16,20 tạ/hộ, vụ HT có sản lượng lúa là 15,25 tạ/hộ. Vụ ĐX có sản lượng lúa cao hơn vụ HT là 0,95 tạ/hộ chiếm tỷ lệ 6,23%.

2.3.2.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra

Bất cứ một hoạt động sản xuất nào đều mong muốn đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế kinh tế cao, hoạt động sản xuất lúa cũng thế. Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) là 3 chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất, đồng thời, các chỉ tiêu GO/IC,VA/IC,VA/GO là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất. Dưới đây là bảng phản ánh các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả của các hộ.

Bảng 2.8 : Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra (BQ/sào)


Chỉ tiêu

ĐVT

Đông Xuân

Hè Thu

BQC

1. Giá trị sản xuất(GO)

1000đ/sào

2239

2031,37

2135,185

2.Chi phí trung gian(IC)

1000đ/sào

845,65

860,09

852,87

3.Giá trị gia tăng(VA)

1000đ/sào

1393,35

1171,28

1282,32

4.GO/IC

Lần

2,65

2,36

2,505

5.VA/IC

Lần

1,65

1,36

1,505

Lần

0,62

0,58

0,60

6.VA/GO

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Qua bảng ta thấy với giá bán bình quân 1kg lúa của các nông hộ là 7000đ/kg thì giá trị sản xuất bình quân/sào vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu. Do vụ Đông Xuân thời tiết mát mẻ dễ chịu nên nên cây cối phát triển tốt, ít sâu bệnh, ngược lại vào vụ Hè Thu nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên năng suất và sản lượng thấp hơn trong khi diện tích sản xuất ở hai vụ không đổi. Do đó tổng giá trị sản xuất vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu.

Các chỉ tiêu kết quả cho ta thấy con số tuyệt đối, nói lên giá trị mà một hoạt động sản xuất tạo ra chứ chưa cho biết hiệu quả đầu tư để tạo ra giá trị đó. Muốn vậy, ta phải xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả.Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ GO/IC,VA/IC và VA/GO ở vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu. Ở vụ Đông Xuân cứ một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì tạo ra 2,65 đồng giá trị sản xuất hay 1,65 đồng giá trị gia tăng, với 1 đồng giá trị sản xuất thì tạo ra 0,62 đồng giá trị gia tăng. Trong khi cũng đầu tư một đồng chi phí vụ Hè Thu chỉ tạo ra 2,36 đồng giá trị sản xuất hay 1,36 đồng giá trị gia tăng, với 1 đồng giá trị sản xuất cũng chỉ đem lại 0,58 đồng giá trị gia tăng.


2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của các hộ điều tra

2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động

sản xuất lúa

Đất đai là tư liệu sản xuất chính của hoạt động sản xuất lúa, vì vậy nó đóng góp một phần lớn vào năng suất lúa mà hộ nông dân thu hoạch được, kéo theo đó là giá trị sản xuất mà hộ nông dân đạt được và lợi nhuận của hộ nông dân thu về cao hay thấp. Tiến hành phân tổ theo quy mô đất trồng lúa sẽ thấy rò ảnh hưởng của đất đai như thế nào.

• Vụ Đông Xuân:

Tổ I1 : Diện tích trồng lúa nhỏ hơn 4 sào Tổ II1 : Diện tích trồng lúa từ 4 - 5,5 sào Tổ III1: Diện tích lúa lớn hơn 5,5 sào

Đối với vụ Đông Xuân khi diện tích đất tăng từ tổ I đến tổ II thì năng suất, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng liên tục tăng. Ở tổ I có quy mô sử dụng đất bình quân là 2,58 sào/hộ, năng suất tổ đạt là 3,16 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được là 2218,90 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được thu được là 1368,02 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 2,6 lần và 1,6 lần, điều đó được giải thích là bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,6 đồng giá trị sản xuất và 1,6 đồng giá trị gia tăng. Tổ II, có quy mô sử dụng đất bình quân là 4,65 sào/hộ, năng suất tổ đạt 3,18 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được 2226,48 nghìn đống/sào và giá trị gia tăng thu được 1373,52 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 2,61 lần và 1,61 lần, điều đó được giải thích cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,61 đồng giá trị sản xuất và 1,61 đồng giá trị gia tăng cao hơn so với tổ I, sang tổ III cao hơn tổ II.

• Đối với vụ Hè Thu cũng tương tự như vụ Đông Xuân, cũng chia thành 3 tổ Tổ I2 : Diện tích trồng lúa nhỏ hơn 4 sào

Tổ II2 : Diện tích trồng lúa từ 4 - 5,5 sào

Tổ III2: Diện tích trồng lúa lớn hơn 5,5 sào

Đến vụ Hè Thu, trong khi diện tích gieo trồng bình quân không đổi thì năng suất lại giảm đi 0,185 tạ/sào do thời tiết vụ Hè Thu thất thường tạo điều kiện cho sâu bệnh và cỏ dại phát triển. Ở tổ I có quy mô sử dụng đất bình quân là 2,58 sào/hộ, năng suất tổ đạt là 2,96 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được là 2012,39 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được thu được là 1163,84 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 2,37 lần và 1,37 lần, điều đó được giải thích là bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,37 đồng giá trị sản xuất và 1,37 đồng giá trị gia tăng. Tổ II, có quy mô sử dụng đất bình quân là 4,65 sào/hộ, năng suất tổ đạt 3 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được 2041,98 nghìn đống/sào và giá trị gia tăng thu được 1165,66 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và

VA/IC lần lượt là 2,33 lần và 1,33 lần, điều đó được giải thích cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,33 đồng giá trị sản xuất và 1,33 đồng giá trị gia tăng cao hơn so với tổ I, sang tổ III cao hơn tổ II.

Từ những phân tích trên ta thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Diện tích càng cao thì kết quả thu được càng cao. Tuy nhiên với quỹ đất ngày càng hạn hẹp do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì thế yêu cầu đặt ra cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp giữa các hộ nông dân cùng với các cấp chính quyền, cán bộ khuyến nông.

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa


Tổ

Phân tổ theo quy mô đất trồng lúa

(sào)

Số hộ


DT sản xuất lúa BQ/hộ


Năng suất


GO


VA


GO/IC


VA/IC

SL

Cơ cấu

ĐVT

Hộ

%

Sào

Tạ/sào

1000đ

1000đ

Lần

Lần

Vụ Đông

Xuân

40

100

5,10

3,175

2239

1393,35

2,65

1,65

I1

<4

13

32,5

2,58

3,16

2216,39

1365,51

2,6

1,6

II1

4-5,5

14

35

4,65

3,19

2270,32

1417,36

2,66

1,66

III1

>5,5

13

32,5

8,09

3,18

2226,82

1359,59

2,57

1,57


Vụ Hè

Thu

40

100

5,10

2,99

2031,37

1171,28

2,36

1,36

I2

<4

13

32,5

2,58

2,96

2012,39

1163,84

2,37

1,37

II2

4-5,5

14

35

4,65

3

2041,98

1165,66

2,33

1,33

III2

>5,5

13

32,5

8,09

3

2030,85

1178,58

2,38

1,38

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí