Tình Hình Nhân Khẩu, Lao Động Tại Xã Lộc Bổn Giai Đoạn 2017 - 2019

3400mm/năm. Tuy nhiên, lượng mưa ở đây phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu từ tháng 08-11 nên dễ gây ra các thiên tai như: bão, lũ lụt, sạc lỡ,…

2.1.1.4.Sông ngòi

Hệ thống sông chính là sông Nong. Vì bà con nông dân sử dụng nước tưới cho nông nghiệp chủ yếu từ nguồn nước sông này nên vào mùa khô nắng gắt làm cho tình trạng thiếu hụt nước xảy ra.


2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt, với những điểm sản xuất nông nghiệp thì lao động là yếu tố không thể thiếu để tiến hành sản xuất. Nó ảnh hưởng đến biện pháp canh tác cũng như kết quả thu được. Trong những năm qua dân số và lao động trên địa bàn xã có nhiều thay đổi điều đó thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động tại xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 - 2019


Chỉ tiêu

ĐVT

2017

2018

2019

2018/2017

2019/2018

+/- %

+/- %

I.Tổng số hộ

Hộ

2763

2879

3017

116

4,20

138

4,79

1.Hộ nông

nghiệp

Hộ

1969

1977

1929

8

0,41

-48

-2,43

2.Hộ phi

nông nghiệp

Hộ

794

902

1088

108

13,95

186

20,6

II.Tổng

nhân khẩu

Người

10234

10928

11328

694

6,78

400

3,66

III.Tổng lao

Lao

6459

7142

7521

683

10,57

379

5,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 6

động








1.Lao động

nông nghiệp

Lao dộng

4789

5070

4937

281

5,87

-133

-2,69

2.Lao động

phi nông nghiệp

Lao dộng

1670

2072

2584

402

24,07

512

24,7

động

(

Nguồn: UBND xã Lộc Bổn)


2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Tính chất của đất đai quyết định lớn đến năng suất cây trồng. Dưới đây là thực trạng quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Lộc Bổn.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Lộc Bổn năm 2019


Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1. Tổng diện tích đất nông nghiệp

2413,72

73,77

A.Đất sản xuất nông nghiệp

708,45

29,35

Đất trồng cây hằng năm

514,51

72,62

• Đất trồng lúa nước

467,6

90,88

• Đất trồng cây hằng năm khác

46,91

9,12

Đất trồng cây lâu năm

193,94

27,38

B. Đất lâm nghiệp

1640,77

67,98

C. Đất nuôi trồng thủy sản

46,5

1,93

D. Đất nông nghiệp khác

18

0,74

Đất phi nông nghiệp

842,39

25,74

302,41

35,90

Đất chuyên dùng

269,54

32

Đất phi nông nghiệp khác

270,44

32,10

Đất chưa sử dụng

16,12

0,49

Tổng diện tích đất tự nhiên

3272,23

100

Đất ở

(Nguồn: UBND xã Lộc Bổn)

Lộc Bổn là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 2413,72 ha, chiếm 73,77% trong tổng diện tích đất tự nhiên (3272,23 ha). Tiếp đến là đất phi nông nghiệp với 842,39 ha chiếm tỉ lệ 25,74%. Chỉ còn một phần nhỏ diện tích đất chưa được sử dụng là 16,12 ha chiến tỉ lệ 0,49%. Từ các con số trên cho thấy xã đã sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lí, hạn chế được sự lãng phí.

Đối với đất nông nghiệp, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây hằng năm, cây lâu năm) chiếm tỉ trọng lớn với diện tích 708,45 ha tương đương 29,35%, đất lâm nghiệp chiếm 1640,77 ha tương đương 67,98%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm một phần nhỏ 46,5 ha tương đđương1,93 %. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp khác chiếm một tỉ lệ nhỏ 18 ha tương đương 0,74%.

Đất phi nông nghiệp phân lớn diện tích đất là đất ở chiếm 302,42 ha tương đương 35,90% , tiếp theo là đất phi nông nghiệp sử dụng cho các mụch đích khác chiếm 270,44 ha tương đương 32,10%. Đất chuyên dùng chiếm 269,54 ha tương đương 32%.

2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

Giáo dục: Toàn xã có 6 trường học. Trong đó có 3 trường mầm non có 01 trường đạt chuẩn quốc gia, có 2 trường tiểu học trong đó có 01 trường đạt chuẩn quốc gia, 01 trường đã kiểm tra và chờ công nhận và 1 trường THCS.

Giao thông: Xã Lộc Bổn có hệ thống giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa phát triển mạnh thuận lợi cho việc di chuyển qua lại giữa các vùng, hệ thống giao thông ngày càng được bê tông hóa, kiên cố đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, hằng năm UBND xã Lộc Bổn bố trí, huy động nguồn kinh phí để

nâng cấp, tu sửa các tuyến đường lớn nhỏ trong xã nhằm đảm bảo việc đi lại vào mùa mưa lũ được thuận lợi không bị ngập úng, hư hỏng.

Đường quốc lộ 1A chạy qua trung tâm xã, có tổng chiều dài 2km. Tổng số tuyến đường giao thông trong xã là 122 tuyến đường với chiều dài 91,65 km đã được xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, tuy nhiên một số tuyến đường có xuống cấp hư hỏng vẩn đảm bảo chất lượng, an toàn phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân trong lưu thông.

Y tế, văn hóa: Dân số, gia đình và trẻ em. Công tác khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, bình quân hằng năm đã khám và điều trị hơn 9000 lượt. Triển khai công tác tiêm chủng mở rộng, tổ chức phòng chống dịch như: sốt xuất hyết, cúm, tay chân miệng…được triển khai.

Hệ thống thủy lợi: Xã Lộc Bổn là xã có diện tích trồng lúa nước khá lớn nên hệ thống thủy lợi và tưới tiêu được đầu tư và quan tâm phát triển lâu dài như kênh tưới tiêu sông Nong, trạm bơm tiêu úng An Sơn Bổn do vậy nên việc tưới tiêu được đảm bảo đủ nước tưới tiêu đến đồng ruộng và tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân địa phương. Các kênh mương ngày càng được quan tâm cải tạo.

Đin: Trên địa bàn xã có 10 trạm biến áp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, hệ thống điện cơ bản đạt các yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Số hộ dùng điện chiếu sáng đạt 100%. Hệ thống điện do chi nhánh điện huyện Phú Lộc trực tiếp quản lý hệ thống điện và bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng, đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện lực.

2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn xã Lộc Bổn

Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn

Lộc Bổn là một trong những xã trồng lúa điển hình của huyện Phú Lộc. Cây lúa trên địa bàn xã hiện nay là cây trồng chính nuôi sống phần lớn dân cư trong toàn xã, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực và duy trì cuộc sống cho người dân.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 -2019


Chỉ tiêu

ĐVT

2017

2018

2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Lúa cả năm

Diện tích

Ha

935,2

935,2

935,2

0

0

0

0

Năng suất

Tạ/ha

60,4

63,8

61,0

3,4

5,6

-2,8

-4,4

Sản lượng

Tấn

5649

5966

5705

317

5,6

-261

-4,4

Vụ Đông Xuân









Diện tích

Ha

467,6

467,6

467,6

0

0

0

0

Năng suất

Tạ/ha

61,6

65

64

3,4

5,5

-1

-1,5

Sản lượng

Tấn

2880

3039

2993

159

5,5

-46

-1,5

Vụ Hè Thu

Diện tích

Ha

467,6

467,6

467,6

0

0

0

0

Năng suất

Tạ/ha

59,2

62,6

58

3,4

5,7

-4,2

-7,3

Sản lượng

Tấn

2768

2927

2712

159

5,7

-215

-7,3


( Nguồn UBND xã Lộc Bổn)


2.3. Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra

2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ

Để phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu, 40 hộ đã được lựa chọn điều tra. Các hộ được chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên. Tình hình chung của các hộ điều tra thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4 : Đặc điểm chung của các hộ điều tra


Chỉ tiêu

ĐVT

BQC

Hộ

40

2. Tuổi chủ hộ BQ/hộ

Tuổi

51,725

- Kinh nghiệm sản xuất lúa BQ/hộ

Năm

14,745

3. Trình độ văn hóa chủ hộ BQ/hộ

Lớp

6,325

4. Tổng số nhân khẩu

Khẩu

107,5

- Số nhân khẩu BQ/hộ

Khẩu

5,375

5. Tổng số lao động

39,5

- Số lao động BQ/hộ

1,975

- Số lao động sản xuất lúa BQ/hộ

1,675

1.Số hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Tuổi chủ hộ

Trong gia đình, mọi hoạt động sản xuất phần lớn phụ thuộc vào ý kiến của chủ hộ do vậy chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra một quyết định sản xuất kinh doanh. Với những hộ điều tra, tuổi chủ hộ bình quân là 51,72 tuổi. Đây là độ tuổi mà kinh nghiệm sản xuất lúa tích lũy được khá phong phú, tuy nhiên đối với việc tiếp thu các phương pháp sản xuất mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật thì không dễ dàng bởi tuổi càng cao thì khả năng tiếp thu và áp dụng những đổi mới càng khó khăn. Độ tuổi giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch không nhiều lắm. Với những kiến thức tích lũy được trong nhiều năm sản xuất, các chủ hộ đã có nhiều biện pháp canh tác và chăm sóc lúa.


Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương pháp, kỹ thuật sản xuất.

Trong phạm vi nghiên cứu ở đây tôi chỉ xét trình độ văn hóa của người được phỏng vấn, mặc dù con số này chưa đủ thuyết phục về trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp trong xã. Nhưng qua điều tra đây là những người tôi trực tiếp phỏng vấn là người chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất lúa. Nhìn chung, trình độ văn hóa bình quân của xã là 6,325. Đây là mức văn hóa có thể nói là khá cao, với trình độ văn hóa ở mức này, khả năng tiếp cận thị trường, áp dụng biện pháp kĩ thuật, tham gia các lớp tập huấn có phần thuận lợi hơn.

Tình hình nhân khẩu

Nhân khẩu bình quân trên hộ là 5,375. Số lượng nhân khẩu ở mức này là khá cao. Mức nhân khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng lao động và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mức nhân khẩu cao cũng tạo ra một gánh nặng nào đó là gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tình hình lao động

Nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch. Qua điều tra thực tế, hiện nay ở hộ nông dân chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp là lao động lớn tuổi trong gia đình, còn lao động trẻ vẫn tham gia nhưng theo mùa vụ. Có nghĩa là lực lượng lao động này vẫn làm các ngành nghề phi nông nghiệp khác như: thợ nề, công nhân tại các xí nghiệp,... tuy nhiên đến mùa vụ như gieo cấy và thu hoạch thì họ vẫn tham gia. Như vậy, có thể thấy hiện nay tại các hộ gia đình lượng công lao động gia đình không còn nhiều như trước, để sản xuất họ phải sử dụng lao động thuê ngoài một số khâu.

2.3.1.2. Tình hình về trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra

Bên cạnh lao động, vốn, đất đai thì tư liệu sản xuất là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Tư liệu sản xuất nói lên trình độ sản xuất và quy mô sản xuất của một đơn vị, địa phương… hiện nay, tư liệu sản xuất của các nông hộ đã được HTX cung cấp, hỗ trợ như: trâu, bò cày kéo, máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa... Điều quan trọng là nông dân phải có đủ vốn để đầu tư phân, thuốc các loại, giống,

đặc biệt là phí các khâu dịch vụ như phí thuỷ lợi, làm đất, phí tuốt lúa, phí thu hoạch. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tư liệu sản xuất của các hộ rất thấp. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ)


STT

Loại TLSX

ĐVT

Số lượng

Giá trị

1

Cày tay

Cái

0,125

150

2

Cày máy

Cái

0,02

400

3

Trâu

Con

0,15

1750

4

Bình xịt thuốc

Bình

1

202,5

5

Máy cày công nghiệp

Máy

0,025

3750

6

Máy thu hoạch

Máy

0

0

Tổng 6252,5

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Đối với sản xuất nông nghiệp, bình quân chi phí mà mỗi hộ đầu tư trang bị tư liệu sản xuất là 6,25 triệu đồng. Và các tư liệu này được trang bị để sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất cho nhiều cây trồng khác nhau của mỗi hộ.

Các tư liệu sản xuất như cày tay, cày máy, trâu, mày cày công nghiệp chỉ được một vài hộ trang bị, còn phần lớn bà con nông dân đi thuê máy.

Bình xịt thuốc là tư liệu cần thiết trong việc phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏ dại hại lúa, bên cạnh đó chi phí cho một bình thuốc là không quá lớn, do đó mỗi hộ đều trang bị đây đủ loại tư liệu này với mức giá trung bình 202,5 nghìn đồng.

Máy thu hoạch vì giá trị của máy quá cao, nên người dân không đủ khả năng để sắm máy này phục vụ sản xuất nên đa phần là người nông dân phải đi thuê khi thu hoạch lúa.

2.3.2 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra

2.3.2.1.Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí