Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Đầu Tư Các Yếu Tố Sản Xuất


1.1.3.3.Đặc điểm sinh thái

Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

+ Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trung bình cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.

• Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 30-350C. Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và quá cao là trên 400C không có lợi cho quá trình nẩy mầm của lúa.

• Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh. Nhiệt độ thích hợp là 250C-320C. Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm đòng không thuận lợi.

• Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thay đổi của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt độ phải ổn định. Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có lợi.

+ Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây lúa.

Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, để tạo ra một đơn vị hạt, cây lúa cần 300-350 đơn vị nước. Nhu cầu nước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.

• Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâm hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩm của hạt đạt 25-28%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

• Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây con không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ từ khi cây được 2-4 lá.

• Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòng trổ bông ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 4

1.1.3.4. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa

Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Có khoảng 40% dân số sử dụng lúa gạo là lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng năm. Như vậy, lúa gạo có ảnh tới đời sống ít nhất 65% dân số toàn cầu. Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á, một số nước ở Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc chiếm một phần nhỏ. Trong đó, mức tiêu thụ về lúa gạo của các nước Châu Á là rất cao từ 180-200 Kg/người, còn Châu Mỹ và Châu Âu chỉ 10 kg/người.

Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.

- Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt Nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt có giống lên tới 54%.

- Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các giống Việt Nam nằm vào khoảng 7-8%.

- Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.

- Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6…Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống".

Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau:

+ Gạo: Có thể dùng làm nguyên vật liệu chế biến các sản phẩm như: kẹo, bánh, sản xuất bia, rượu…

+ Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.

+ Cám: Ngoài việc làm thức ăn cho gia súc, trong công nghệ dược còn sản xuất Vitamin B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có thể dùng chữa bệnh, chế tạo xăng, làm xà phòng…

+ Trấu: Sản xuất nấm mem làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt, đóng lót hàng dùng, để độn chuồng làm phân bón có SiO2 cao.

+ Rơm rạ: Với thành phần xenluloza có thể sản xuất giấy, caton xây dựng, đồ gia dụng, làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, trộn với họ đậu làm thức ăn ủ chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, làm chất đốt, phân bón

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa

1.1.4.1. Nhân tố thuộc về tự nhiên

Thời tiết khí hậu

Khí hậu là yếu tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển, hệ thống canh tác và năng xuất lúa. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của cây lúa trên toàn thế giới và có quy luật trên từng vùng rộng lớn. Những tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam thể hiện ở việc ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, gia tăng dịch bệnh, giảm năng suất cây trồng, nước biển dâng dẫn đến mất diện tích canh tác, xâm nhập

mặn, tiêu thoát nước khó khăn. Bên cạnh đó sự tác động thất thường của thời tiết còn là nguyên nhân gây hại cho cây lúa.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh sôi của cây non, còn ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết hạt sớm hay muộn. Cây lúa có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên khí hậu nóng ẩm và một trong những điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kì sống cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ từ 250C- 280C, nếu nhiệt độ thấp hơn 170C thì cây lúa sẽ sinh trưởng chậm lại, còn nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì cây lúa sẽ không phát triển được và có thể chết. Nhiệt độ từ 280C-350C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng kém chất lượng.

Ánh sáng

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, hô hấp của cây lúa. Số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình ra hoa sớm hay muộn của cây lúa. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho cây lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày.

Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhờ có đất đai mà cây lúa tồn tại và cây lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất và sự chuyển hóa sinh lý. Ở mỗi vùng khác nhau thì tính chất đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng khác nhau. Vì vậy, trong quá trình sản xuất thì cần chú ý đến chế độ canh tác cho phù hợp với ruộng đất nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Nguồn nước

Nước ta có mạng lưới sông ngòi, hồ ao dày đặt với lượng nước dồi dào, phong phú có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nước là yếu tố quan trọng đối với động, thực vật cũng như đối với cây trồng mà đặc biệt là cây lúa nhất là ở thời điểm làm đòng, trổ bông thì nước có vai trò quyết định tới năng xuất sau này. Nước có vai trò hòa tan các

chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất khoáng nếu không được hòa tan trong nước thì rễ cây sẽ không hút được. Nước góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân giải các chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Nước có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, thiếu nước thì cây sẽ giảm năng suất nếu nghiêm trọng hơn thì cây sẽ chết.

1.1.4.2. Yếu tố sinh học

Giống

Giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng xuất nông nghiệp, điều này thể hiện ở chỗ mỗi giống có tiềm năng năng xuất khác nhau. Thông thường các giống địa phương có năng xuất thấp hơn các giống lai ưu thế, chênh lệch năng suất này có thể lên đến 10

-20%. Nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho sản xuất nông nghiệp hiện nay công tác lai tạo giống rất được chú trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhận thấy có 2 hướng cải tiến năng suất theo hướng tăng hiệu suất sử dụng năng lượng bức xạ:

+ Giảm chiều cao cây, tăng số bông/1 đơn vị diện tích

+ Tăng số hạt và trọng lượng bông hay quả. Hệ số kinh tế tăng đi đôi với tăng khối lượng chất khô tích lũy vào thời kỳ cuối.


Phân bón

Có 16 loại dương chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó 3 nguyên tố do nước và không khí cung cấp (C, H ,O). Mười ba nguyên tố khác do đất đai và phân bón do con người cunng cấp. Phân bón được được chia thành các loại phân sau đây gắn liền và tác động trực tiếp của chúng lên cây trồng.

Phân đạm: là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của Protein. Đạm là loại phân quan trọng bởi đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây trồng có khả năng tạo ra được chất diệp lục và tinh bột, thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá

già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó cây bị chết hoặc rụng.

Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần trong việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tạo điều kiện cho cây trồng chịu được hạn và ít đỗ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây cối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại ..

Phân Kali: Kaki có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây trồng, tăng hàm lượng bột và tăng khả năng bảo quản của hạt

Phân NPK: Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng kết hợp N( đạm), P(lân), K(kali). Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng đượcc bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hòa tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài(35-40 ngày sau bón). Hơn nữa ưu điểm của NPK là rất tiện lợi khi sử dụng, góp phần làm giàu chi phí sản xuất, do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng- phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.


1.1.4.3. Yếu tố con người

Tập quán canh tác của người dân

Cây lúa là cây lương thực có truyền thống từ xa xưa. Trải qua nhiều năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại cây nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kì gieo trồng như thế nào là phù hợp.

Đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất và sản lượng cây lúa. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế đến quy mô sản xuất, hạn chế mức đầu tư và hạn chế việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho năng suất cây trồng giảm, hiệu quả thấp.

Trình độ của nông dân

Trình độ cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây trồng. Nếu trình độ của người nông dân thấp, không có kinh nghiệm trong sản xuất sẽ hạn chế khả năng tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất.

Khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật

Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất có tác động rất lớn đến khả năng sản xuất và sản lượng cây trồng. Nếu người dân biết tiếp cận tốt và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong hoạt động sản xuất thì sẽ làm cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn, năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn.

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

1.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất

• Chi phí đầu tư phân bón/sào (số lượng:kg/sào, giá trị:1000đ)

• Chi phí giống/sào (số lượng:kg/sào, giá trị:1000đ)

• Chi phí thuốc BVTV/sào (gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ….số lượng: chai/sào, giá trị:1000đ)

• Chi phí khác/sào (bao gồm chi phí thuê ngoài/sào, chi phí thủy lợi, chi phí làm

đất, chi phí tuốt lúa…đơn vị tính:1000đ)

1.1.5.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả

-Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

GO = Qi * Pi

Trong đó:


Qi: lượng sản phẩm i được sản xuất ra. Pi: giá của sản phẩm loại i.

- Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là chi phí thuê ngoài và mua ngoài.

IC= Chi phí dịch vụ + chi phí khác

- Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Phản ánh phần thu thêm so với chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

VA = GO – IC


Trong đó:

GO: tổng giá trị sản xuất IC: chi phí trung gian

1.1.5.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Năng suất lúa (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lúa trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

N = Q/S


Trong đó:

Q: Tổng sản lượng lúa trong năm S: Diện tích gieo trồng lúa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022