Biến số thửa đất có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 2.13 cho thấy hệ số ước lượng của Số thửa đất mang dấu dương (β4 =1,081086) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho biết khi số thửa đất tăng lên 10% thì năng suất tăng lên 1,081086%.
2.5.3. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè Thu
Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả trong sản xuất, năng suất thu được cao cũng đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, là giải pháp để hướng tới mục tiêu phát triển mô hình sản xuất lúa.
Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất Lúa, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất. Hàm sản xuất của 40 hộ được ước lượng với phương pháp khả năng cao nhất "MLE". Kết quả ước lượng MLE của hộ trên phần mềm Stata được thể hiện ở bảng 2.14.
Kết quả ước lượng các biến độc lập sử dụng trong mô hình như sau:
LnY = -0,9673647 + 0,638583LnX1 + 0,0538189LnX2 + 0,2788361LnX3 - 0,0128046LnX4 + 0,0123289LnX5 + 0,0425597LnX6
Kết quả trình bày ở bảng 2.14 cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến sản lượng Lúa của các hộ gia đình, trong đó chỉ có biến giống và NPK có ý nghĩa thống kê, còn lại đều không có ý nghĩa. Cột giá trị P-value dùng để kiểm định giả thiết, kết quả cho thấy trong 6 biến độc lập thì chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2.14: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra
Tên biến | Hệ số ước lượng | P-value | |
Hàm sản xuất cận biên | |||
Hằng số Ln X1 | Giống (kg) | -0,9673647 0,638583*** | 0,000 0,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nhân Khẩu, Lao Động Tại Xã Lộc Bổn Giai Đoạn 2017 - 2019
- Chi Phí Sản Xuất Bình Quân/sào Của Các Hộ Điều Tra (Bq/sào)
- Ảnh Hưởng Của Chi Phí Trung Gian Đến Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Lúa
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 10
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Đạm (kg) | 0,0538189 | 0,452 | |
Ln X3 | NPK (kg) | 0,2788361** | 0,028 |
Ln X4 | Kali (kg) | -0,0128046 | 0,891 |
Ln X5 | Thuốc BVTV(1000đ) | 0,0123289 | 0,609 |
Ln X6 | Công lao động( công) | 0,0425597 | 0,242 |
Số quan sát | 40 | ||
Prob > chi2 | 0,0000 | ||
Wald chi2 (6) | 5354.56 | ||
Log likehood | 72,82414 |
Ln X2
Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)
Giống: Giống vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng Lúa. Qua bảng trên ta có thể thấy biến lượng giống có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và hệ số ước lượng β1 =0,638583 cho thấy mối tương quan thuận giữa lượng giống với năng suất, nghĩa là khi lượng giống tăng 1% thì sản lượng tăng 0,638583% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Phân Bón: Đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng cho cây hoạt động và phát triển. Qua bảng 2.14 cho thấy hệ số ước lượng của phân NPK mang dấu dương (β3=0,2788361) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số này cho biết khi lượng phân NPK tăng lên 5% thì năng suất tăng lên 0,2788361% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Phân kali : Đây là biến không có ý nghĩa thống kê, nhưng hệ số ảnh hưởng của biến này mang dấu âm nên muốn thu được nhiều sản lượng thì các hộ gia đình nên giảm bớt lượng phân bón cho hợp lý, tránh tình trạng giảm lượng phân này quá mức sẽ gây ảnh hưởng ngược chiều đến năng suất Lúa.
Ngoài những nhân tố ảnh hưởng trên như giống, phân bón,… mô hình còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Do đó, tôi sẽ xây dựng hàm phi hiệu quả kỹ thuật để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của hộ điều tra.
Qua kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật ở bảng 2.15, hệ số các biến mang dâu âm sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình vì trong hàm tôi phân tích ở đây là hàm phi hiệu quả kỹ thuật, nếu các hệ số ước lượng mang giá trị dương sẽ ảnh hưởng tích cực đến phi hiệu quả kỹ thuật tức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình hay nói cách khác nếu phi hiệu quả kỹ thuật càng tăng thì hiệu quả kỹ thuật sẽ càng giảm.
Bảng 2.15: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra
Tên biến | Hệ số ước lượng | P-value | ||
Hàm sản xuất cận biên | ||||
Hằng số | ||||
Z1 | Giới tính (1 = Nam, 0 = Nữ) | 0,20404 | 0,783 | |
Z2 | Tuổi | 0,019148 | 0,894 | |
Z3 | Trình độ học vấn (năm) | -0,3196008 | 0,347 | |
Z4 | Số thửa | 0,669933 | 0,213 | |
Z5 | Kinh nghiệm | -0,169043* | 0,073 | |
Prob > chi2 | 0,0000 | |||
Log likehood | 72,82414 |
Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)
Qua bảng 2.15 cho thấy, các biến giới tính, tuổi, trình độ học vấn đều không có ý
nghĩa thống kê.
Biến kinh nghiệm có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 2.15 cho thấy hệ số ước lượng của biến kinh nghiệm mang dấu âm (β5 =- 0,169043) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Cho thấy kinh nghiệm càng nhiều sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình canh tác, với kiến thức tích lũy được trong nhiều năm người dân đã có nhiều biện pháp canh tác và chăm sóc lúa góp phần cải thiện năng suất lúa.
2.6. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ trong sản xuất lúa
Thuận lợi:
• Lúa là cây dễ trồng, xã Lộc Bổn là nơi có khí hậu và đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây lúa.
• Là một xã có lợi thế về mặt lao động, nên nguồn lao động để phục vụ sản xuất là phong phú.
• Nghề trồng lúa đã xuất hiện từ lâu, nó truyền từ đời này sang đời khác nên người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
• Hệ thống giao thông đường sá, hệ thống thủy lợi khá thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Khó khăn:
• Bên cạnh những thuận lợi thì hộ nông dân cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:
• Miền trung mà một trong những nơi phải thường xuyên gánh chịu những thiên tai như bão, lũ,..khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
• Giá các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống, làm đất.. tăng làm cho chi phí tăng cao lợi nhuận giảm dần, trong khi giá lúa vẫn không đổi, một vài thời điểm còn có xu hướng giảm.
• Thị trường tiêu thụ không ổn định, thường bị thương lái ép giá.
• Đất trồng lúa manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung. Gây khó khăn trong việc chăm sóc, thu hoạch,…
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Định hướng và mục tiêu
3.1.1 Định hướng
Xuất phát từ những tiềm năng phát triển của xã, những điều kiện thuận lợi về đất đai, lao động, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân, cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của xã và nhu cầu sử dụng lương thực của người dân, định hướng cho sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian tới là:
Ưu tiên việc đầu tư thủy lợi, hệ thống giao thông nội đồng, để đảm bảo cho quá trình sản xuất.
Dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh xã hội của địa phương để lựa chọn các giống lúa phù hợp nhằm mang lại năng suất cao. Ví dụ đưa giống lúa chịu cạn cho vụ Hè Thu, các giống lúa ngắn ngày để thu hoạch trước mùa mưa.
Tăng cường công tác đào tạo kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng thương hiệu nông sản.
3.1.2 Mục tiêu
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng để đưa ra các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt.
Mở thêm các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người
dân.
Đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng nhằm đảm bảo phục vụ cho quá
trình sản xuất.
Tăng tỷ lệ hộ nông dân áp dụng KHCN vào sản xuất, đẩy mạnh và phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH góp phần giải quyết tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
Xây dựng các thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm nhằm ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.2. Giải pháp
3.2.1 Giải pháp về đất đai
Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lúa trong thời gian tới. Hiện nay các mảnh ruộng của người dân còn manh mún và nằm rải rác khắp nơi, điều này ảnh hưởng khó khăn đến việc sử dụng cơ giới hóa, tốn nhiều chi phí cho công lao động khi làm đất, chăm sóc, thu hoạch. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới cần thực hiện chính sách đồn điền đổi thửa để các đồng ruộng của một hộ nông dân có thể tập trung một chỗ, thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch.
Bên cạnh đó cần có các biện pháp cải tạo, đầu tư thâm canh, chế độ bón phân hợp lý để phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Chú trọng đến việc phát triển hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất.
3.2.2 Giải pháp kỹ thuật
Đối với giống lúa
Dân gian có câu “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, giống được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất nó quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Khối lượng giống gieo trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu được nên gieo với lượng giống quá nhiều sẽ khiến lúa phát triển chen chúc, khó đẻ nhánh và sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất, nếu gieo quá ít thì sẽ gây lãng phí đất đai và lúa mọc thưa thớt sẽ dẫn đến năng suất thấp. Các giống lúa truyền thống được sử dụng như HT1, KH1, Khang dân,..các giống này có sản lượng đạt khá cao nhưng chất lượng hạn chế, giá cả trên thị trường khá thấp. Hiện nay rất nhiều giống lúa mới được đưa vào thử nghiệm có năng suất cao, chất lượng tốt như BT1, LT2 một số bà con đã tiến hành sản xuất đại trà và bước đầu đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên số hộ áp dụng vẫn còn hạn chế, vì người dân vẫn còn tâm lý e ngại, chưa tin tưởng nên không mạnh dạng áp dụng mà chỉ chủ yếu sử dụng các giống lúa truyền thống. Đây là một trong các trở ngại lớn đối với xã trong việc chuyển đổi cơ cấu giống gieo trồng. Chính quyền địa phương cần có các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích bà con nông dân chuyển sang sử dụng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Đối với phân bón
Phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Sử dụng phân bón đúng cách và hợp lí thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí, vừa cung cấp cho cây lúa những chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cho cây phát triển nhằm nâng cao năng suất, ngược lại nếu bón quá nhiều cây sẽ không hấp thụ hết gây lãng phí, ảnh hưởng đến đất đai còn nếu bón quá ít thì không đủ
chất dinh dưỡng cho cây sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đạm là yếu tố quan trọng giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo năng suất. Lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Trong một số trường hợp đất phèn đất mặn thì lân còn có khả năng kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển. Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa. Ngoài ra có vai trò trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đỗ và chống chịu sâu bệnh. Thiếu kali cây thường còi cọc, lá thường bị cháy không còn khả năng quang hợp, dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ hạt lép nhiều. Việc bón cân đối giữa các loại phân, bón đúng thời điểm, đúng liều lượng quyết định rất lớn đến năng suất là một trong những việc làm hết sức khó khăn và khó khăn.
Đối với khâu chăm sóc
Khảo sát tình hình thực tế trên địa bàn thì thấy những hộ đầu tư nhiều công chăm sóc, làm đất thường cho năng suất cao hơn. Nhờ đầu tư thêm thời gian để làm đất, làm cỏ nên đất đai được sạch sẽ, giảm nguy cơ dịch bệnh, không có cỏ dại tranh dành dinh dưỡng của lúa, mật độ gieo trồng đều hơn, phát hiện được sớm trình trạng sâu bệnh nên xử lý kịp thời. Tuy nhiên, ở một số hộ gia đình tuy dùng nhiều ngày công lao động nhưng không đạt năng suất cao là do sử dụng lao động không hợp lý, phải mất công cáy dặm, phun thuốc.
Đối với công tác bảo vệ thực vật
Sâu bệnh làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật tự nhiên, do đó làm giảm năng suất. Việc phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng thuốc hóa học như một biện pháp chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc hóa học có thể mang lại sản lượng cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên, việc phòng trừ sâu bệnh chưa được thực hiện một cách đồng bộ nên hiện tượng lây lan giữa những ruộng chưa phun thuốc và những ruộng đã phun thuốc làm tăng chi phí đầu tư. Giải pháp đặt ra là phải thường xuyên tuyên truyền