Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 10

thực hiện chương trình quản lí, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho người dân nhằm giảm chi phí và tình trạng ô nhiễm.

Đối với công tác làm đất, thủy lợi

Làm đất là khâu rất quan trọng, tuy nhiên qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ sản xuất đều thuê bên ngoài phục vụ cho khâu làm đất này, bởi vì bà con nông dân chưa có đủ điều kiện để trang bị các công cụ máy móc phục vụ sản xuất. Do đó, các nông hộ hợp đồng với HTX, HTX hợp đồng cụ thể với các chủ máy để tổ chức điều hành khâu làm đất.

Thực tế qua điều tra cho thấy vào vụ Hè Thu các hộ nông dân phỉa bỏ ra khoản chi phí cho phân bón lớn hơn so với vụ Đông Xuân do người dân cho rằng nắng nóng ở vụ Hè Thu sẽ làm cho phân bón dễ bốc hơi. Để khắc phục tình trạng này người dân nên tiến hành kỹ khâu làm đất, đảm bảo đất nhuyễn, phẳng trước khi gieo sạ.

Nước là yếu tố quan trọng đầu tiên trong 4 yếu tố không thể thiếu đối với cây lúa. Nếu thiếu nước đất đai sẽ trở nên khô cằn, cây sẽ khô và chết dần. Ngược lại khi lúa vừa mới gieo sạ nếu ngập nước quá lâu thì lúa sẽ bị thối và chết. Đa số cây lúa sẽ chết trong vòng một tuần nếu bị ngập nước. Cung cấp nước đầy đủ hơn trong mùa nắng, chống ngập úng trong mùa mưa lũ là yêu cầu cấp thiết hiện nay của hộ nông dân.

Khâu làm đất và thuỷ lợi nên tiến hành song song cùng một lúc để tránh tình trạng thất thoát nước.

Bố trí lịch thời vụ

Việc xác định thời vụ thích hợp có vai trò hết sức quan trọng. Muốn đạt được năng suất cao nhất cần phải có một kế hoạch thời vụ đúng và thích hợp với từng loại giống lúa nhưng tránh được những thời điểm bất lợi do thời tiết. Sản xuất lúa ở xã Lộc Bổn hiện nay được thực hiện trong 2 vụ: vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 12- 30/4 năm sau và vụ Hè Thu bắt đầu từ tháng 5- tháng 9. Đối với vụ Hè Thu cần đặc biệt chú trọng hơn, vì đây là thời điểm khí hậu ở Huế thường bị ngập lụt, do đó việc trồng sớm và thu hoạch để tránh được mùa mưa lũ trong tháng 9,10 và 11. Có thể khắc phục bằng biện pháp tìm chọn những giống ngắn ngày thích hợp với vùng, đây cũng là phương pháp rất hiệu quả mà các vùng đồng bằng sông Cửu Long áp dụng. 3.2.3 Giải pháp khoa học công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống mới cho năng suất cao, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch.

3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông

Tăng cường công tác khuyến nông là việc làm cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay bởi vì thông qua công tác khuyến nông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đến với người dân. Thực tế điều tra cho thấy, những hộ nông dân được tham gia tập huấn và có cơ hội tiếp cận với cán bộ khuyến nông thì hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất càng cao. Thông qua các buổi tập huấn, giúp người dân biết cách sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn đầu tư vào sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay do trình độ chuyên môn của các cán bộ khuyến nông còn hạn chế nên kết quả của các khóa tập huấn là chưa cao. Vì vậy, muốn sản xuất lúa đạt hiệu quả cao thì xã cần có chính sách khuyến nông đúng đắn, đào tạo đúng đối tượng. Cần có sự phối hợp giữa cơ quan khuyến nông với HTX nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông về cả số lượng lẫn chất lượng.

3.2.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường hơn nữa hệ thống kênh mương thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất. Trong thời gian qua xã đã chú trọng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm tiêu úng nước cho vùng trũng và các trạm bơm nhằm cung cấp nước cho vùng cao dễ hạn hán.

3.2.6 Giải pháp về thị trường

Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Trong thời gian qua, việc sản xuất lúa trên địa bàn chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên hiện tượng ép giá vẫn sảy ra thường xuyên. Đặc biệt là các hộ thuộc nhóm nghèo thường bán lúa lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các khoản nợ vay nên giá lúa lúc

mùa màng thu hoạch vốn đã thấp nay lại bị thương lái ép giá, làm cho cuộc sống người nông dân vốn đã nghèo khổ nay lại càng khốn khó hơn. Xây dựng mạng lưới thu mua nông sản để nông dân bán sản phẩm của mình qua ít khâu trung gian từ đó giá bán sẽ được cao hơn.



1.Kết luận

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất lúa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất có thể đưa ra kết luận sau:

Đa số các hộ nông dân đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm nhưng trình độ học vấn của họ tương đối thấp nên việc tiếp thu các kiến thức về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin thị trường.

Nhìn chung kết quả và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của các hộ nông dân qua điều tra tại xã Lộc Bổn là khá cao, tuy nhiên có sự không đồng đều giữa 2 vụ. Vụ Đông Xuân năng suất trung bình đạt 3,175 tạ/sào. Vụ Hè Thu đạt 2,986 tạ/sào. Chi phí đầu tư vụ Đông Xuân là 1302,96 nghìn đồng/sào, còn vụ Hè Thu là 1317,4 nghìn đồng/sào. Vụ Đông Xuân đem lại giá trị sản xuất cao hơn vụ Hè Thu bởi vì vụ HT thời tiết diễn biến phức tạp và dịch bệnh diễn ra trên diện rộng nên sản lượng giảm đi và chi phí phòng ngừa sâu bệnh tăng lên.

Nhìn chung trên địa bàn nông dân cũng đã chú trọng quan tâm đầu tư nhưng do diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào trong sản xuất. Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt…thường xuyên sảy ra, đây là yếu tố khách quan mà hộ nông dân không thể khắc phục được. Ngoài ra, giá đầu vào cao, giá lúa bán ra không ổn định, thiếu lao động, thiếu kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn, trang bị kỹ thuật máy móc còn hạn chế và một số khó khăn khác như tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, chuột hại lúa phát triển mạnh trên diện rộng,..làm ảnh hưởng đến năng suất của hộ nông dân.

Chính vì vậy, để phát triển sản xuất lúa cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương để từng bước nâng cao năng suất lúa và thu nhập cho bà con nông dân, bên cạnh đó cần phải thực hiện một số giải pháp: chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, mạnh dạn đưa giống lúa mới cho năng suất cao vào sản xuất, kết hợp được những kinh nghiệm truyền thống mà cha ông ta để lại với công nghệ khoa học mới, ứng

dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất cũng như chất lượng lúa.


2. Kiến nghị

Qua kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, có thể thấy chức năng của nhà nước cũng như các chính quyền địa phương và chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã, để đạt được những kết quả tốt đẹp của các định hướng đề ra, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, hỗ trợ giá bán các loại vật tư, phân bón, thuốc BVTV, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức khuyến nông,...

Tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu cho ra đời các loại giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Bình ổn giá cả, có các biện pháp giúp đỡ hộ nông dân khi được mùa mất giá.

2.2. Đối với chính quyền địa phương

Xây dựng lịch thời vụ hợp lý phù hợp với đất đai, khí hậu mùa vụ của xã.

HTX cung cấp vật tư nông nghiệp, đáp ứng đầy đủ cho từng hộ xã viên theo nhu cầu sản xuất, đảm bảo số lượng và chất lượng.

Tăng cường công tác giới thiệu, triển khai ứng dụng các loại giống mới có chất lượng tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh.

Xây dựng cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng thương lái ép giá của người nông dân.

2.3. Đối với hộ nông dân

Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, nâng cao bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ mới, chịu khó học hỏi, áp dụng hiệu quả kiến thức đã được tập huấn vào thực tế.

Thường xuyên nâng cao tay nghề và tìm hiểu kỹ thuật bằng cách tham khảo các tạp chí nông nghiệp. Thường xuyên tổ chức đi tham quan các mô hình trồng lúa thí điểm mẫu để học hỏi kinh nghiệm.

Nên phòng, chữa bệnh kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng mới chữa, nên bón phân và phun thuốc BVTV đúng liều lượng đảm bảo an toàn, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Cần đi thực tế, tham quan các mô hình sản xuất lúa thí điểm để học hỏi kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kinh tế xã hội xã Lộc Bổn năm 2017-2019

2. Châu Thị Hoài (2020), “Hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Huế.

3. Đoàn Hoài Nam (2018), “ Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ xã Quảng Tiên, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Huế.

4. Hoàng Hữu Hòa (2001) Phân tích số liệu thống kê. Trường ĐH kinh tế Huế

5. Lê Thị Như Ngọc (2019), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Điện Hồng, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Huế.

6. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phạm Thị Thanh Xuân (2017), Bài giảng hệ thống nông nghiệp và tài nguyên, Trường

Đại học Kinh tế Huế.

8. Phùng Thị Hồng Hà (2015), Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Đại học Huế.

9. TS. Phạm Thị Thanh Xuân (2009), giáo trình kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế và phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế.

10. Văn Thị Thu Thảo (2018), “ Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại phường Thủy Châu, Thị xà Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Huế.

11. Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/

12. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, http://sonongnghiep.hue.gov.vn/

13. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn http://www.mard.gov.vn

14. Cục thống kê Thừa Thiên Huế http://www.thongkethuathienhue.gov.vn

15. Một số tạp chí nông sản, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA BẰNG STATA


1.Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra Vụ Đông xuân

. frontier lnq lnx1 lnx2 lnx3 lnx4 lnx5 lnx6, uhet(Giớitính Tuổichủhộ Trìnhđộhọ

> cvấn sốthửa kinhnghiệm)

Iteration 0: log likelihood = 92.171537 (not concave) Iteration 1: log likelihood = 93.349659

Iteration 2: log likelihood = 93.526125 (backed up) Iteration 3: log likelihood = 94.66809

Iteration 4: log likelihood = 94.756347

Iteration 5: log likelihood = 94.760683

Iteration 6: log likelihood = 94.760708

Iteration 7: log likelihood = 94.760708

Stoc. frontier normal/half-normal model Number of obs = 40

Wald chi2(6) = 16914.55

Log likelihood = 94.760708 Prob > chi2 = 0.000


lnq

Coef.

Std. Err.

z

P>|z|

[95% Conf.

Interval]

lnq


lnx1

lnx2 lnx3 lnx4 lnx5 lnx6

_cons


.3959562

.0983984

.4609518

.0159474

.0405306

.0034167

-1.343264


.1486976

.0678316

.1282738

.04958

.0225324

.0201743

.2454837


2.66

1.45

3.59

0.32

1.80

0.17

-5.47


0.008

0.147

0.000

0.748

0.072

0.866

0.000


.1045143

-.034549

.2095397

-.0812276

-.0036321

-.0361243

-1.824404


.6873982

.2313458

.7123639

.1131224

.0846933

.0429577

-.8621251

lnsig2v


_cons


-8.941324


1.075166


-8.32


0.000


-11.04861


-6.834037

lnsig2u

gioitinh

tuoi trinhdovanhoa

sothua kinhnghiem

_cons


.7403625

-.1107425

-.3055314

1.081086

-.077679

-.3540008


.7043016

.1316428

.2930126

.6148454

.0707749

7.184039


1.05

-0.84

-1.04

1.76

-1.10

-0.05


0.293

0.400

0.297

0.079

0.272

0.961


-.6400434

-.3687576

-.8798255

-.1239894

-.2163953

-14.43446


2.120768

.1472727

.2687626

2.28616

.0610372

13.72646

sigma_v

.0114397

.0061498



.0039886

.0328101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 10


2.Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra Vụ Hè thu

. frontier lnq lnx1 lnx2 lnx3 lnx4 lnx5 lnx6, uhet(Giớitính Tuổichủhộ Trìnhđộhọ

> cvấn sốthửa kinhnghiệm)


Iteration 0:

log likelihood =

70.041801

Iteration 1:

log likelihood =

72.443499

Iteration 2:

log likelihood =

72.808149

Iteration 3:

log likelihood =

72.823279

Iteration 4:

log likelihood =

72.824072

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022