Phương Pháp Xác Định Hiệu Quả Kinh Tế

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa điển hình của xã là Hòa Mỹ và Thuận Hóa.

Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa của các hộ ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu giai đoạn 2017- 2019. Số liệu sơ cấp sẽ được khảo sát năm 2020.


5. Cấu trúc luận văn

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.

Chương 2: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Lộc Bổn.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 3

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Nhưng có thể nói rằng, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

Theo GS.TS Ngô Đình Giao “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Theo Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Còn theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến “hiệu quả kinh tế

là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.

Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra”.[1]

Khi đề cập đến hiệu quả, các tác giả như Farell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) đều thống nhất cần phải phân biệt rò ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (technical efficency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficency) và hiệu quả kinh tế (economic effciency). [2]

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hãng sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.[2]

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận.[2]

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện thực và giá trị đều tính đến khi xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố là hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều

kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.[2]

Như vậy, việc đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế thì có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả thì phải bỏ ra một khoản chi phí (nhân lực, vật lực, vốn…) nhất định nào đó. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định.

1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.

Bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Hay nói cách khác bản chất của hoạt động kinh tế là giá trị gia tăng. Trong đó, việc tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên tiết kiệm chi phí không có nghĩa là hạn chế chi tiêu mà là sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả nhất.

- Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:

H=Q/C


Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế (lần)

Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng)

Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau.

- Thứ hai: Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:

H = ∆QC


Trong đó: H: hiệu quả kinh tế.

∆Q: phần tăng thêm của kết quả thu được.

∆C: phần chi phí tăng thêm.


Phương pháp này dùng để nghiên cứu mức đầu tư trong thâm canh. Nó xác định kết quả thu thêm trên một đơn vị tăng thêm của chi phí. Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương pháp trên đều không cho biết qui mô của hiệu quả kinh tế là bao nhiêu. Vì thế mà hiệu quả kinh tế còn xác định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được với phần chi phí bỏ ra. Để biết được kết quả, với cách tính này cho ta biết được tổng thu nhập và tổng lợi nhuận là bao nhiêu. Mặc dù vậy cách tính này không cho ta biết cái giá phải trả cho qui mô hiệu quả kinh tế là bao nhiêu và không thể dùng để so sánh hiệu quả đạt được giữa các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất không cùng quy mô.

Qua trình bày ở trên ta thấy có nhiều cách để tính hiệu quả kinh tế, mỗi cách tính đều phản ánh một khía cạnh khác nhau. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu tùy vào mục đích khác nhau mà chúng ta lựa chọn cách tính sao cho phù hợp và con số cuối cùng phải có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì hiệu quả là tiêu chí đánh giá quá trình sản xuất của một doanh nghiệp hay một hộ gia đình nào đó. Sản phẩm có chổ đứng vững trên thị trường hay không điều này không chỉ thể hiện ở nội dung chất lượng sản phẩm mà nó còn thể hiện sản phẩm đang ở mức giá nào. Từ thực tế này mà khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất ta phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm người

bán quyết định bán. Tuy nhiên khi nghiên cứu động thái của hiệu quả cần phải sử dụng giá cả cố định hoặc giá gốc để so sánh.

1.1.3 Một số đặc điểm cây lúa

1.1.3.1. Nguồn gốc cây lúa

Đến nay, có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của cây lúa trên trái đất, nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng các loài lúa hoang dại đã xuất hiện từ thời tiền sử của trái đất ( thời Gondwana). Theo công bố của Chang và cs (1984), O.sativa xuất hiện đầu tiên ở dãy Himalaya, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Từ các trung tâm trên lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến thành chủng Japonica. Lúa được hình thành ở Indonesia và là sản phẩm của quá trình chọn lọc Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát nguồn gen cây lúa những năm gần đây tìm thấy các loài lúa dại mọc nhiều ở vùng Tây Bắc Nam Trung Bộ đồng bằng sông Cửu Long,Tây Nguyên là các loài O.granulata, O.nivara, O.ridleyi, O.rufipogin. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của nước ta.

Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ loài lúa dại. Việc xác định trực tiếp tổ tiên cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả như Đinh Dĩnh, Bùi Huy Đáp,...cho rằng: Oryza fatua là loại lúa lại gần nhất và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay.


1.1.3.2. Đặc điểm sinh học

Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…

- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan sinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt. Quá trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hoá đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh thực.

Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình hành số bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt lúa.

+ Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men hô hấp và phân giải rò rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phôi phình to, đẩy mầm khi nẩy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, không có diệp lục. Đồng thời trong quá trình nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.

+ Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, những mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm.

+ Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi hạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi đến lá thật 1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự nuôi dưỡng hoàn toàn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục.

+ Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng. Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh qua bốn giai

đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triển 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập.

+ Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình thành, số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá trình làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa.

+ Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làm đòng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây lúa thoát ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình rổ bao phấn trên một bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi nhũ.

+ Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.

• Chín sữa: Sau phơi màu 6 -7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này.

• Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và màu xanh dần chuyển sang màu vàng.

• Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng hạt đạt tối đa.

• Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là quá trình quyết định năng suất lúa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022