Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 17

b)Giải pháp đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật

+ Tiếp tục kế

thừa những kinh nghiệm chế

biến cha ông,

truyền

nghề

cho các thế

hệ sau đồng thời nghiên cứu

ứng dụng công nghệ

chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

biến mắm tép mới đạt năng suất cao.

+Mở lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, phối hợp những tiến bộ

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 17

kỹ thuật, công nghệ

mới, nâng cao tay nghề

chế

biến, cách xử

lý và đề

phòng cho mắm, cung cấp thông tin, thị trường, giá cả để người chế biến bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó củng cố và phát triển .

+ Thường xuyên tổng kết, xây dựng các mô hình sản xuất giỏi trong sản xuất, chế biến .

c) Giải pháp về tiếp cận yếu tố đầu vào vốn và nguyên liệu

+ Về vốn: Vốn là yếu tố quan trọng không thể thiếu được với bất kỳ hoạt động kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế vốn tự có của các hộ chế biến vẫn chiếm tỷ trọng cao và chủ yếu trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, để tham gia chế biến mắm tép, trước hết bản thân các hộ chế biến cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình .

Đối với chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ chế biến bằng cách liên kết với các dự án cho vay vốn trên địa bàn để hỗ trợ người sản xuất vay vốn với lãi suất thấp, sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả sử dụng cao.

+ Về nguyên liệu: Nguyên liệu là yếu tố đầu vao vô cùng quan trọng đối với sản xuất nói chung và với nghề chế biến mắm của xã Hà Yên nói riêng, nó quyết định đến năng suất chế biến, hiệu quả của nghề sản xuất.

Đối với nghề chế biến mắm tép, việc lựa chọn nguyên liệu cũng rất

qua trọng,

nguyên liệu tốt

ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất

mắm, chất lượng mắm cũng như giá bán. Nguyên liệu chính cho chế biến mắm là tép, một số hộ chế biến theo đơn hàng hoặc chế biến lâu năm họ thường chọn các loại tép riu, đây là loại tép ngon nhưng chi phí để mua loại tép này cao hơn loại tép khác. Tuy nhiên, loại tép này chiết được nhiều mắm, mắm đỏ hồng ngon và bán được với giá cao. Một số hộ do tép đánh bắt được hoặc mua loại tép rẻ hơn nên lượng mắm được ít hơn, màu mắm không đẹp mắt dẫn đến giá bán không ổn định.

Vì vậy, các hộ chế biến cần để ý hơn trong việc chọn nguyên liệu cho chế biến, tùy thuộc vào đơn hàng chế biến để chọn nguyên liệu, tỷ lệ phụ gia sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

d) Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề mà các hộ sản xuất quan tâm. Nó là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và quyết định đến hiệu quả kinh tế mà các hộ đạt được.

Trong những năm trước đây việc tiêu thụ một cách tự do mạnh ai ấy bán đã gây nên nhiều khó khăn và là cơ hội cho con buôn ép giá. Hiện nay cả đã có những chương trình thiết thực giúp người dân thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Để phát huy hơn nữa các cấp chính quyền cần tích cực thực hiện một số vấn đề sau:

­ Chính quyền địa phương xã Hà Yên thường xuyên cập nhật, tìm kiếm khách hàng tiềm năng , ký hợp đồng tiêu thụ các sản phẩm mắm tép cho các hộ nông dân.

­ Chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các đối tượng thu mua của huyện và các công ty có nhu cầu thu mua sản phẩm mắm tép đảm bảo sự tiêu thụ lâu bền sản phẩm cho các hộ trong xã.

Về phía người dân họ cần phải chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện mua bán. Các hộ phải thực hiện đúng những gì mà đơn hàng đã quy định. Đã không ít những trường hợp phá bỏ đơn hàng của người nông dân

do giá cả sản phẩm ngoài thị trường tự do thấp hơn giá sản phẩm được

thoả ước.

thuận trong đơn hàng và chất lượng mắm không đúng như

đã quy

Có thực hiện tốt được những điều đó thì mới giúp cho các sản phẩm mắm tép của xã luôn tìm được đầu ra ổn định đảm bảo nguồn thu nhập cho các hộ dân trong xã.

e)Giải pháp về môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống là câu hỏi lớn của những người làm công tác môi trường. Làng nghề làm mắm tép ở Hà Yên cũng không là ngoại lệ. Sự ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ quá

trình rủa và ủ

mắm. Lượng nước thải ra trong quá trình rửa tép, vệ

sinh

chum vại là rất nhiều trong khi hệ thống rãnh thoát nước chưa thể đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của xã. Ngoài ra, lượng nước thải nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây nên mùi rất khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân trong xã.

Xã Hà Yên đã có những chương trình giới thiệu tới các hộ chế

biến cách xử lý, vệ sinh môi trường thông qua việc xây dựng hệ thống

thoát nước, cách khử

mùi của mắm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ

dân

chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Một số

hộ dân chủ

quan đã

thải luôn lượng nước thải xuống ao, mương gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, mất vệ sinh môi trường.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, xã cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước cũng như xử lý nước thải. Đồng thời phổ cập và

giới thiệu tới những người dân những mô hình xử lý nước thải một cách hiệu quả mà cũng không quá tốn kém.

Chính quyền địa phương cần theo dõi sát sao quá trình chế biến, năng suất chế biến của các hộ trên địa bàn, đồng thời tìm kiếm các chính sách hỗ trợ phù hợp nhất là về vốn và tiêu thụ để giúp người dân trong chế biến mắm tép.

Bên cạnh đó, các hộ chế biến cũng cần hợp tác với các cơ quan, ban ngành liên quan, có sự đoàn kết, hỗ trợ của các hộ chế biến với nhau, các

hộ cần đánh giá được năng suất chế

biến với hiệu quả

mang lại để có

chiến lược sản xuất thích hợp, phát triển nghề chế biến mắm tép tốt hơn nữa.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Kết luận

Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tình hình chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá với các phương pháp

nghiên cứu phù hợp em đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết được một số

vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng:

Số hộ tham gia đánh bắt và chế biến mắm tép có xu hướng tăng dần qua các năm, góp phần giải quyết các vấn đề về lao động và phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Nghề chế biến mắm tép mang lại HQKT cao cho người dân trong xã, góp phần lớn trong tổng giá trị sản xuất của xã. Theo số liệu điều tra và phân tích cho thấy theo mỗi tiêu thức phân tổ khác nhau thì hiệu quả đạt được của các nhóm hộ là khác nhau. Nếu phân tổ theo quy mô chế biến thì nhóm hộ có quy mô chế biến lớn sẽ mang lại HQKT là cao nhất,

thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này đạt 1.535,89 nghìn đồng, nhóm hộ

trung bình đạt 1.506,49 nghìn đồng và của nhóm hộ quy mô nhỏ là 1.367,12 nghìn đồng. Tính ra thu nhập trên một công lao động của nhóm hộ quy mô

lớn đạt 216,32 nghìn đồng, thấp hơn nhóm hộ quy mô lớn là nhóm trung

bình đạt 203,58 nghìn đồng và thấp nhất là nhóm hộ

quy mô nhỏ

đạt

168,05 nghìn đồng. Nếu phân tổ theo mức độ đầu tư thì thu nhập hỗn hợp trên một công lao động của nhóm hộ đầu tư cao sẽ là cao nhất đạt 246,26

nghìn đồng, nhóm hộ trung bình đạt 254,18 nghìn đồng và cuối cùng là

nhóm hộ đầu tư ít đạt 259,31 nghìn đồng. Cũng qua nghiên cứu có thể thấy rằng, nếu các hộ chỉ đánh bắt hoặc vừa đánh bắt vừa chế biến thì hiệu quả đạt được sẽ không cao. Nó thấp hơn so với những hộ chỉ chế biến. Khi hộ

chỉ chế biến mang lại thu nhập trên một công lao động của hộ là 295,52

nghìn đồng thì hộ

vừa đánh bắt vừa chế

biến chỉ

mang lại 154,15 nghìn

đồng/1 công lao động. Tuy nhiên, để có nguyên liệu đầu vào thì các hộ vẫn nên đánh bắt,vì mặc dù hiệu quả mang lại thấp hơn so với những hộ chế

biến nhưng như vậy là tương đối cao so với ngành nghề khác. Nếu các

nhóm hộ ngừng đánh bắt và chỉ tập trung chế biếng thì không những không có nguyên liệu đầu vào mà việc chế biến nhiều,ồ ạt như vậy sẽ không tiêu

thụ

được,khi đó giá mắm sẽ

giảm do dư

thừa và người chế

biến thu sẽ

không đủ chi.

Quá trình tiêu thụ sản phẩm còn mang tính chất của một thị trường tự do, mạnh ai người ấy bán mà chưa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở thu mua với các hộ chế biến chế biến và khâu tiêu thụ sản phẩm. Đây là

khó khăn lớn nhất mà các hộ đang gặp phải.

chế

biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên

Nghề chế biến mắm tép của xã cũng gặp phải một số khó khăn như: chi phí cho tép nguyên liệu cao, giá tép không ổn định. Tuy giá mắm qua các năm vừa qua liên tục tăng nhưng giá cả các yếu tố đầu vào cũng tăng cao

làm giảm đáng kể thu nhập của người dân. Các hộ chế biến mắm vẫn với

quy mô nhỏ lẻ, nhưng việc mở rộng quy mô để chế biến thì lại gặp rất

nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ,

tìm đầu ra cho sản phẩm.

Một số hộ

còn gặp khó khăn về trình độ kĩ thuật trong chế biến bởi nghề chế biến

mắm tép thường tự nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi chứ chưa có trường

lớp nghiên cứu, đào tạo. Ngoài ra, các hộ chế biến mắm tép còn gặp phải một số khó khăn về điều kiện tự nhiên mà trong đó khó khăn chủ yếu là

thời tiết. Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đánh bắt tép của

người dân, do vậy nó làm ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào. Mặt khác, thời

tiết còn mắm.

ảnh hưởng đến quá trình chế

biến mắm nhất là khâu bảo quản

Một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT nghề chế biến mắm tép tại xã Hà Yên gồm: Tăng cường vốn mở rộng sản xuất kết hợp với tìm nguồn tiêu thụ,đầu ra; Áp dụng khoa học kỹ thuật mới, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống của người dân; Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ ,chỉ đạo công tác chế biến,tìm kiếm đầu ra,vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo môi trường.

5.2 Kiến nghị

­ Đối với nhà nước:

+ Nhà nước cần có chính sách bình giúp người dân giảm chi phí sản xuất.

ổn giá cả

các yếu tố

đầu vào,

+ Nhà nước cần quan tâm tới các làng nghề, đặc biệt là các làng

nghề

nhỏ

như

làng nghề

chế

biến mắm tép của xã Hà Yên để

tạo điều

kiện cho các làng nghề

này phát triển,

thúc đẩy phát triển kinh tế,

giảm

tình trạng thất nghiệp trong nông thôn.

­ Đối với địa phương:

­ Hàng năm địa phương cần có kế hoạch rà soát số lượng các hộ đánh bắt, chế biến cũng như sản lượng chế biến mắm để giúp hộ dân có kế hoạch sản xuất chế biến hợp ý, tránh sản xuất chế biến ồ ạt dẫn đến sản phẩm ứ đọng không tiêu thụ được.

­ Mong muốn chính quyền địa phươn liên kết với các đơn vị tài trợ hỗ trợ vốn để người dân có thể có vốn sản xuất.

­ Mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hợp tác với các đối tượng thu mua để giúp các hộ sản xuất có thể tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn.

­ Mong muốn chính quyền địa phương quảng bá rộng rãi hơn nữa thông qua việc liên kết với các đơn vị để giới thiệu sản phẩm mắm tép của các hộ đến nhiều nơivà nhờ đó các hộ sẽ tiêu thụ được sản phẩm.

­ Các đơn vị chức năng mở lớp tập huấn kỹ thuật và thông báo tới

từng hộ nghiệm.

dân theo chu kỳ

kinh doanh để

nông dân trao đổi, học hỏi kinh

­ Thông tin giá cả đầu ra thường xuyên cho người dân để người dân

nắm bắt và có kế không đủ để bù chi.

hoạch sản xuất hợp lý,

tránh tình trạng sản xuất thu

­Chính quyền địa phương mở rộng thêm các lớp tập huấn về cách xử lý

chất thải trong khi sản xuất, trường

chế biến mắm để tránh làm ô nhiễm tới môi

­ Chính quyền địa phương đóng vai trò là cầu nối giữa người nông dân và các đơn vị thu mua, cơ sở chế biến đảm bảo nguồn đầu ra ổn định cho các sản phẩm mắm tép trong xã.

­Hỗ trợ nông dân vay vốn để mở rộng sản xuất.

­ Đưa kinh nghiệm, cách chế biến mắm mới đến người dân, giúp quá

trình chế biến đạt hiệu quả.

­ Công tác kiểm tra chất lượng, khẳng định chất lượng mắm của các hộ chế biến là việc chính quyền địa phương nên thường xuyên làm.

­ Đối với người dân:


+ Các hộ

cần tiếp tục học tập những kỹ

thuật mới, học hỏi kinh

nghiệm lẫn nhau nâng cao hiệu quả chế biến mắm tép.

+ Các hộ phải thực hiện tốt những quy trình kỹ thuật trong quá trình chế biến mắm như chuẩn bị cơ sở vật chất, dụng cụ chế biến, sát trùng, vệ sinh ủ mắm…

+ Thực hiện đúng các đơn hàng với các con buôn, cơ sở thu mua

mắm… đảm bảo đầu ra sản phẩm luôn ổn định và phát triển bền vững.

+Phát triển kinh tế nhưng hộ dân phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí