Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 2


qua đã và đang thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Nhằm đánh giá được thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Huyện Văn Chấn-tỉnh Yên Bái, chỉ ra những hạn chế và khó khăn từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả chính sách góp phần bảo vệ phát triển rừng ngày tốt hơn.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng đóng góp một phần nhỏ của bản thân trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng nói chung và giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” với mong muốn đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách, từ đó góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại huyện Văn Chấn.

Đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

2. Ý nghĩa của đề tài


2.1. Ý nghĩa khoa học:

Kết quả đề tài là nguồn tư liệu khoa học cho việc xây dựng và lập kế hoạch cũng như các giải pháp thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt hiệu quả tại khu vực nghiên cứu nói riêng và tỉnh Yên bái nói chung.

Kết quả đề tài cũng là những tư liệu khoa học để cho sinh viên và học viên tham khảo trong lĩnh vực mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về ý nghĩa và vai trò của việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh đó,


các nhà quản lý sẽ đánh giá một cách đúng đắn hơn về vai trò của cộng đồng dân cư trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cộng đồng dân cư có nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với đời sống kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ và phát triển rừng của khu vực nghiên cứu.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Khái niệm chung về chi trả DVMTR


1.1.1. Khái niệm về DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trường rừng như điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…. Trong đó, giá trị môi trường rừng được hiểu là giá trị mà rừng làm lợi cho môi trường, do bản thân các khu rừng tạo ra nhưng không chỉ được sử dụng bởi những người quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn bởi toàn xã hội. Với việc xem xét đến các đến các dịch vụ môi trường rừng thì các giá trị này được xem xét như một loại hàng hoá công cộng, có thể do cả xã hội sử dụng mà người làm rừng không quản lý và điều tiết được quá trình khai thác và sử dụng chúng. Các loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả:

- Dịch vụ điều tiết nước và cung ứng nguồn nước

- Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hộ

- Dịch vụ về du lịch

1.1.2. Khái niệm chi trả DVMTR

Chi trả dịch vụ môi trường được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ môi trường.

“Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PFES) là quan hệ tài chính tương đối mới trên thế giới, bắt nguồn từ quan điểm chính sách về “dịch vụ môi trường”. Theo quan điểm này, các hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái rừng, có vai trò cung cấp các dịch vụ có tác dụng không chỉ đảm bảo sự trong lành về môi trường mà còn đảm bảo sản xuất và sức khỏe của con người, thông qua các tác động tích cực


và đa dạng như bảo vệ nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, điều hòa khí hậu, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển du lịch, văn hóa và cải tạo đất…

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) là quá trình giao dịch tự nguyện được thực hiện bởi ít nhất một người mua và một người bán dịch vụ môi trường rừng, khi và chỉ khi người bán đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trường rừng đó một cách hợp lý” [Wunder, 2005].

1.1.3. Thiết lập hoạt động chi trả DVMTR

Chi trả dịch vụ môi trường rừng thực chất là một cơ chế chi trả dựa trên việc người sử dụng hay người cung cấp có được lợi ích từ các dịch vụ sinh thái. Cơ chế này cần có sự thiết lập rõ ràng để dựa trên các tiêu chí:

- Tự nguyện trong giao dịch

- Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ

- Có ít nhất một người mua dịch vụ

- Nếu và chỉ với điều kiện là người cung cấp dịch vụ môi trường phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường rừng (đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ môi trường rừng).

Dựa trên các tiêu chí này, hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng được xây dựng theo ba bước, bao gồm:

1/ Nhận dạng và xác định các dịch vụ môi trường rừng

2/ Xem xét và định giá giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường rừng.

3/ Thiết lập kế hoạch chi trả: Bao gồm xác định cách thức hoạt động chi trả, quản lý dòng tiền và tiến hành chi trả

1.1.4. Nguyên tắc chi trả DVMTR

Hai nguyên tắc cơ bản gồm: Tạo ra động lực tài chính hiệu quả, thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trường; Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật [Wunder, 2005].



đích:

Cụ thể hơn, đối với Việt Nam, chi trả cho dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 6, Chương I trong Nghị định 99/QĐ-TTg ngày 24/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

(i) Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường.

(ii) Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhà nước quy định, được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.

(iii) Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.

(iv) Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Trên cơ sở đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện nhằm mục


- Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp

các dịch vụ môi trường rừng;

- Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật. Cụ thể hơn, với việc chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, Điều 7 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:

+ Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trường.

+ Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhà nước quy định được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.


+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.

+ Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả DVMTR


1.2.1. Người được hưởng lợi phải trả tiền

Trái với các cơ chế quản lý trước đây, PFES không hoạt động theo cơ chế người đây ô nhiễm phải trả tiền mà hướng tới một cơ chế khác là người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Các nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để con người giữ gìn môi trường hơn là bắt họ phải chi trả cho những thiệt hại môi trường mà họ đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những người dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lưu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi ích cho dân ở vùng hạ lưu. Những người ở hạ lưu trước đây không phải trả tiền cho bất cứ lợi ích nào họ nhận được từ môi trường rừng thì nay họ sẽ chi trả một phần cho các lợi ích mà họ được hưởng.

Đây là một cách tiếp cận rất mới của PFES, coi dịch vụ môi trường là hàng hoá và nếu ta nhận được lợi ích từ hàng hoá thì hiển nhiên ta phải trả tiền để được tiêu dùng nó. Dựa trên cách tiếp cận này, các giá trị của dịch vụ môi trường, đặc biệt là dịch vụ môi trường rừng sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn.

1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả DVMTR

Sự sẵn lòng chi trả là thước đo độ thoả mãn, đồng thời là thước đo lợi ích và là đường cầu thị trường tạo nên cở sở xác định lợi ích đối với xã hội từ việc tiêu thụ hoặc bán một mặt hàng cụ thể.


Nền tảng của PFES chính là việc những người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ nhận được một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trường (tính điều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thoả thuận với bên nhận được lợi ích từ các lợi ích từ môi trường. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm khác của PFES, ví dụ PFES là một cơ chế giao dịch tự nguyện giữa ít nhất một người cung cấp và một người sử dụng đối với các hàng hoá dịch vụ môi trường, thì tính điều kiện vẫn là đặc điểm rõ nhất phân biệt PFES với các cách tiếp cận trước đây.

Theo hình 1.1. Đường thẳng AB là đường lợi ích cận biên của những người ở vùng thượng lưu (ở đây là chủ rừng) đối với việc chặt cây. Có thể nhận thấy lợi ích cận biên của họ giảm dần khi chặt thêm cây, nguyên nhân có thể do giá cả của gỗ hoặc những cây có giá trị cao đã bị chặt phá trước. Đường thẳng OD biểu diễn mức chi phí biên của người ở vùng hạ lưu, chi phí này ngày càng tăng lên cùng với việc nhiều cây bị mất đi. Hai đường này cắt nhau tại E, là điểm mà lợi ích của hai bên là như nhau, tương ứng với mức giá là P. Đây là mức giá mà những người ở hạ lưu sẵn lòng chi trả và những người chủ rừng sẵn sàng chấp nhận.

Hình 1 1 Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia cung cấp và sử dụng 1

Hình 1.1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ

(Nguồn: Stefano Pagiola (2007))


Đường AB biểu thị cho lợi ích của chủ rừng khi thực hiện khai thác rừng, nếu càng khai thác mà không chú ý tới bảo vệ thì lợi lích lâu dài của chủ rừng sẽ bị giảm sút. Đường OD biểu thị mức chi phí của cộng đồng phải bỏ ra khi rừng bị khai thác quá mức, lợi ích của chủ rừng và lợi ích của cộng đồng có sự ảnh hưởng đến nhau. Tại điểm E là mức giao thoa giữa lợi ích của chủ rừng và cộng đồng, ở đó lợi ích của cả 2 bên đều được hưởng ở mức cao chấp nhận được mà lại đảm bảo tính bền vững.

Mức chi trả này đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về PFES. Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra trong một nghiên cứu của World Bank năm 2003. [12].

Hình 1 2 Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường Nguồn Wold Bank 2

Hình 1.2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường

(Nguồn: Wold Bank, 2003)

Trong mô hình này có thể thấy: nguồn thu nhập từ việc chặt phá rừng và sử dụng các cánh rừng đầu nguồn là lợi ích của những người chủ rừng nhưng lại là chi phí của những nhà máy thuỷ điện và cư dân ở hạ lưu. Phần màu xanh nhạt biểu diễn cho phần lợi ích của người chủ rừng như khai thác gỗ, buôn bán động vật hoang dã…Ngược lại phần diện tích màu đỏ cho thấy chi phí hay thiệt hại của các

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí