Kết Quả Kinh Doanh Của Chi Nhánh Giai Đoạn 2009 - 2011:


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN


TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011


2.1. Khái quát về Ngân hàng Á Châu – CN Huế:


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:


Mạng lưới kênh phân phối của Ngân hàng ACB gồm 84 Chi nhánh và PGD tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc và CN Huế là một trong 6 CN tại khu vực miền Trung. Ngân hàng ACB đã xin phép thành lập Ngân hàng ACB – CN Huế theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 Ngân hàng ACB – CN Huế được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động chính thức ngày 22/07/2005.

+ Địa chỉ giao dịch: Số 1 Trần Hưng Đạo, TP Huế, Tỉnh TT Huế.


+ Điện thoại: (0543).571175


Để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng gia tăng của người dân và mục đích mở rộng thị phần, vào ngày 30/09/2008, PGD Phú Hội tại 30 Hùng Vương, Huế chính thức đi vào hoạt động.

+ Địa chỉ giao dịch: 30 Hùng Vương, Phường Phú Nhuận, TP Huế, Tỉnh TT Huế.


+ Điện thoại: (0543).936639


Tiếp đó, ngày 09/06/2011 Ngân hàng ACB khai trương PGD An Cựu.


+ Địa chỉ: 100 Hùng Vương, Phường Phú Nhuận, TP Huế, Tỉnh TT Huế.


+ Điện thoại: (0543) 883699


NH Á Châu - CN Huế ra đời trong điều kiện trên địa bàn tỉnh đã có 4 NHTMNN: NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Ngoại thương, NH Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, NH Công thương và 3 NHTMCP khác: NH Sài Gòn Thương Tín, NH Đông Á, NH Việt Nam thịnh vượng đang hoạt động. Vừa mới thành lập và đi


vào hoạt động, ACB - CN Huế chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các NH trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Sau 7 năm đi vào hoạt động, hiện nay trên địa bàn Thành phố Huế còn có thêm 2 PGD là PGD Phú Hội và PGD An Cựu. Đồng thời trong khoảng thời gian hoạt động của CN thì các NH khác cũng bắt đầu xâm nhập thị trường Huế. Tính đến nay trên địa bàn Huế có gần 20 CN của các NH, chưa kể đến các PGD. Như vậy, áp lực cạnh tranh là rất lớn. Tuy vậy, những năm qua CN cùng các PGD đã không ngừng cố gắng trong việc ra các chính sách thu hút khách hàng và khẳng định chất lượng dịch vụ của NH. Đền đáp lại những cố gắng của NH thời gian qua, người dân Huế đã biết đến ACB như là một thương hiệu đáng tin cậy.

2.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh:


Các hoạt động dịch vụ chính của ACB - CN Huế:


- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua việc nhận tiền gửi bằng

đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.


- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; góp vốn và liên doanh theo luật định.

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ Ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua NH).

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc.


- Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;

lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.


- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ Ngân hàng.

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ của NHNN và của Hội sở chính.

- Tổ chức tư vấn và nhận lệnh đầu tư chứng khoán của khách hàng.


2.1.3. Cơ cấu tổ chức:


2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:


Tổ chức bộ máy quản lý:


NH ACB – CN Huế là CN cấp 1 của NHTMCP Á Châu Việt Nam do Giám đốc phụ trách, trợ giúp cho Giám đốc có Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng sau:

- Phòng Kinh doanh.


- Phòng Giao dịch và Ngân quỹ.


Ngoài ra còn có bộ phận kiểm toán độc lập và các bộ phận khác. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế được thể hiện theo sơ đồ sau:


- HUẾ

TẾ

ánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế


Ban Giám đốc

Kế toán nội bộ


P. Giao dịch & Ngân quỹ

BP. Hành chính

P. Kinh doanh


NV. Hành chính

NV. Văn thư

KT Trưởng

NV. KSV Giao dịch

P. Khách hàng doanh nghiệp

BP. Hỗ trợ nghiệp vụ

hàng n


Trưởng bộ phận

BP. Teller

CSR

SV

ng


NV. Phát triển tín dụng

Xử lý nợ

BP. Ngân quỹ


BP. Thanh toán Quốc tế

NV. Quan hệ khách hàng

PLCT &QLTS

định

n


2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:


- Ban Giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của CN, xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng Giám đốc giao cho.

- Bộ phận Kiểm toán: Giám sát các hoạt động tại đơn vị.


- Phòng Khách hàng cá nhân: Có chức năng hoàn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho KHCN theo định hướng chiến lược của NHTMCP Á Châu gồm: các sản phẩm huy động vốn, thanh toán, cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cá nhân, phát hành và thanh toán thẻ Ngân hàng, chuyển tiền cá nhân trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết (bảo hiểm, tư vấn).

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Có đối tượng phục vụ là các daonh nghiệp. Sản phẩm phục vụ cho khách hàng bao gồm: mở tài khoản và thanh toán, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh trong nước. Phòng KHDN và KHCN có nhiệm vụ tương tự nhau là phục vụ khách hàng các sản phẩm và dịch vụ NH. Điểm khác nhau là phân loại khách hàng, hoặc là cá nhân hoặc là công ty.

- Phòng Giao dịch và Ngân quỹ: gồm hai bộ phận chính là Kế toán – Ngân quỹ. Thực hiện các chức năng: tiếp xúc, giao dịch KH, thực hiện việc thu chi; kinh doanh vàng, các loại ngoại tệ và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định.

- Bộ phận hành chính: Chịu trách nhiệm tổ chức cán bộ, theo dõi nhân sự, thi đua.

Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện các hoạt động về mua sắm, sữa chữa máy móc thiết bị.


- Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: Thực hiện các chức năng hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận: Theo dõi hồ sơ vay, quản lý KH, tư vấn sản phẩm cho khách hàng tiền vay và tiền gửi, lập và thực hiện hợp đồng, thẩm định tài sản, xử lý nợ quá hạn, …

- Bộ phận tư vấn tín dụng cá nhân (PFC): Đây là bộ phận mới thành lập với mục


đích đảm nhận chuyên môn về KHCN, với các nhiệm vụ cụ thể là: tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập các thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định sau này, giới thiệu khách hàng các sản phẩm dịch vụ và quảng cáo thương hiệu của NH cũng như của CN.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011:


Theo thời gian, cùng với những nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hóa dịch vụ, áp dụng cải tiến công nghệ để sáng tạo ra càng nhiều tiện ích vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Cho đến nay, người dân Huế đã tương đối quen thuộc với thương hiệu “NH Á Châu – NH của mọi nhà”. Đó là sự đền đáp xứng đáng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ nhân viên NH trên toàn hệ thống nói chung và của Chi nhánh Huế nói riêng. Minh chứng cho những điều đã nói chính là những kết quả rất đáng khích lệ thu được từ hoạt động NH trong thời gian qua, cụ thể như sau:



Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế


- HUẾ

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh


TẾ

ĐVT: Triệu đồng


STT

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2010/2009

Năm 2011/2010

+/-

%

+/-

%

I

Thu nhập

74.296

81.726

89.898

7.43

10,00

8.172

10,00

1

Thu lãi cho vay

30.383

33.421

36.763

3.038

10,00

3.342

10,00

2

Thu lãi tiền gửi

56

62

68

6

10,71

6

9,68

3

Thu lãi khác

40.332

44.365

48.801

4.033

10,00

4.436

10,00

4

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1.994

2.194

2.413

200

10,03

219

9,98

5

Thu nhập từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối

1.245

1.369

1.506

124

9,96

137

10,01

6

Các khoản thu nhập khác

286

315

347

29

10,14

32

10,16

II

Chi phí

62.591

68.85

75.735

6.259

10,00

6.885

10,00

1

Chi trả lãi tiền gửi

25.33

27.863

30.65

2.533

10,00

2.787

10,00

2

Chi trả lãi phát hành giấy tờ có

giá

8.373

9.21

10.131

837

10,00

921

10,00

3

Chi phí trả lãi khác

20.659

22.725

24.997

2.066

10,00

2.272

10,00

4

Chi phí hoạt động dịch vụ

63

69

76

6

9,52

7

10,14

5

Chi phí hoạt động kinh doanh

ngoại hối

692

762

838

70

10,12

76

9,97

6

Chi phí hoạt động khác

7.474

8.221

9.043

747

9,99

822

10,00

III

Lợi nhuận

11.705

12.876

14.163

1.171

10,00

1.287

10,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh Huế - 3




- Chỉ tiêu thu nhập:


Thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 thu nhập của ACB – Chi nhánh Huế là 81,726 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2009; đến năm 2011 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 10%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào ổn định hơn.

Do hoạt động chính của NH là HĐV và cho vay nên thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của CN. Trong cơ cấu thu nhập của ACB – CN Huế, khoản mục thu lãi từ cho vay luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trên 40%. Cụ thể năm 2009 là 30,383 tỷ đồng, tăng lên 3,038 tỷ đồng (tăng 10%) vào năm 2010 và 3,342 tỷ đồng (tăng 10%) trong năm 2011. Đạt được mức tăng trưởng ổn định như vậy là do CN luôn chú trọng trong việc tìm kiếm KH; không ngừng hoàn thiện, phát huy những mặt tích cực trong công tác phát triển KH; tăng cường đầu tư công nghệ kỹ thuật, các tiện ích NH để phục vụ KH một cách tốt nhất, nhanh nhất. Bên cạnh khoản mục thu nhập lãi cho vay thì thu nhập lãi khác của NH được tạo ra nhiều nhất. Lãi thu khác này bao gồm các khoản phí mà NH thu của KH khi KH có những giao dịch với NH như thu phí giao dịch vàng, phí thanh khoản, phí bảo đảm của KH vay du học, phí quản lý tài sản (được áp dụng vào năm 2009),… Năm 2010, thu lãi khác đạt đến 44,365 tỷ đồng tăng 4,033 tỷ đồng (tương ứng tăng 10%) so với năm 2009 và sang năm 2011 tiếp tục tăng 4,436 tỷ đồng (tăng 10%). Điều này là do KH đến giao dịch và sử dụng dịch vụ của NH ngày càng tăng. Và theo quy định của Hội sở, bắt đầu từ năm 2009, đối với các món vay có tài sản đảm bảo thì ngoài lãi và vốn mà người vay phải trả, họ phải đóng thêm phí quản lý tài sản (sẽ giảm theo dư nợ của món vay). Ngoài ra, nguồn thu nhập của NH được tạo ra từ nhiều nguồn khác mà chiếm phần lớn là các khoản thu nhập từ thu lãi tiền gửi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và các khoản thu nhập khác. Trong khoản thu lãi tiền gửi thì chủ yếu là số tiền sinh lời từ hoạt động điều chuyển khoản vốn nhàn rỗi về Hội sở. Bên cạnh đó, CN ngày càng phát triển các dịch vụ của mình đa dạng


và phong phú hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH, vì vậy những khoản mục như thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý,… cũng tăng dần qua các năm.

- Chỉ tiêu chi phí:


Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là “Đi vay để cho vay” nên Ngân hàng phải tốn chi phí trả lãi tiền gửi nhiều nhất. Tỷ trọng này đều trên 40% qua 3 năm. Cùng với sự tăng lên của tổng vốn lưu động thì chi phí trả lãi tiền gửi có sự gia tăng tương ứng là điều đương nhiên. Ngoài ra, chi phí trả lãi còn phụ thuộc vào lãi suất huy động tiền gửi của Ngân hàng và các chương trình khuyến mãi để tăng vốn lưu động. Chi phí trả lãi tăng liên tục qua 3 năm là do ACB cùng nhiều Ngân hàng khác đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên, sự cạnh tranh lãi suất này làm cho chi phí trả lãi cũng tăng lên tương ứng. Chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá cũng tăng lên vì đây là một kênh HĐV quan trọng của NH. Sự gia tăng nhu cầu dịch vụ thanh toán ngân quỹ đã đẩy chi phí cho dịch vụ tăng lên.

Đối với các khoản chi phí hoạt động khác, tăng đều 10% qua các năm do có sự tăng lên của các chi phí như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua sắm trang thiết bị, chi phí văn phòng,… và đặc biệt là chi phí trích lập dự phòng.


- Chỉ tiêu lợi nhuận:


Lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Mức chênh lệch càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Trong 3 năm từ 2009 – 2011, cùng với sự gia tăng của thu nhập, lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng lên liên tục. Tốc độ tăng của thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua các năm cũng xấp xỉ bằng nhau. Lợi nhuận qua 3 năm đạt mức tăng trưởng lần lượt là 11,705 tỷ đồng, 12,876 tỷ đồng và 14,163 tỷ đồng.

Như vậy, Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Đạt được kết quả như trên là do sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong những năm qua.



Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế


- HUẾ

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu – CN Huế:


2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh:


TẾ

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

GT

TT (%)

GT

TT (%)

GT

TT (%)

+/-

%

+/-

%

Tổng NV

750.738,29

100

1.110.356,42

100

1.291.457,56

100

359.618,13

47,90

181.101,14

16,31

NV tự

huy động

711.360

94,75

1.067.040

96,10

1.173.744

90,89

355.680

50,00

106.704

10,00

Tiền gửi

TCTD

khác


1,29


0,0002


1,42


0,0001


1,56


0,0001


0,13


10,08


0,14


9,86

NV vay

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NV khác

39.377

5,25

43.315

3,90

117.712

9,11

3.938

10,00

74.397

171,76


Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Á Châu – CN Huế giai đoạn 2009 – 2011 bao gồm: vốn tự huy động, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn vay và nguồn vốn khác. Trong đó vốn tự huy động luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, trong năm 2011, tỷ trọng nguồn vốn này đang, có xu hướng giảm.

Xét về tốc độ tăng trưởng ta thấy, trong 3 năm qua nguồn vốn của Chi nhánh tăng khá nhanh, với tỷ lệ tăng xấp xỉ 50% trong năm 2010 và hơn 16% trong năm 2011. Năm 2009, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là hơn 750 tỷ đồng. Năm 2010, nguồn vốn của Chi nhánh đạt mức 1.110 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 360 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng xấp xỉ 50%. Năm 2011, nguồn vốn của Chi nhánh tiếp tục tăng, nguồn vốn năm 2011 là

1.291 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 181 tỷ đồng, tương ứng tăng 16%. Nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm có sự tăng lên mạnh mẽ là do sự tăng trưởng của nguồn vốn tự huy động và nguồn vốn khác. Cụ thể, năm 2010 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng 50% so với năm 2009, tương ứng mức tăng tuyệt đối là 355 tỷ đồng. Năm 2011, nguồn vốn này của Chi nhánh tăng so với năm 2010 là 106 tỷ đồng, tương ứng tăng 10%. Việc nguồn vốn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng thì lại giảm do huy động vốn chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động VND tăng mạnh so với đầu năm 2011, do cạnh tranh huy động giữa các Ngân hàng khá gay gắt, đặc biệt là ở các Ngân hàng nhỏ và do tốc độ tăng trưởng huy động vốn không theo kịp tốc độ tăng tín dụng.

Nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh tăng mạnh là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất năm 2010 và 2011, tình hình kinh tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn tăng trưởng nhanh, thu nhập người dân được nâng cao, góp phần làm tăng tích lũy tạo điều kiện cho Chi nhánh thu hút nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm. Mặt khác khi mức sống được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn cũng tăng mạnh, chính vì vậy hoạt động chuyển tiền thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng diễn ra thường xuyên hơn làm tăng nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán. Nguyên nhân thứ hai là do năm 2011, ACB mở thêm PGD An Cựu, đối diện Siêu thị BigC, việc mở


rộng mạng lưới huy động đã giúp Chi nhánh thu hút thêm nhiều khách hàng mới, làm gia

tăng thị phần HĐV cho Chi nhánh.


Xem xét bảng cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh, ta thấy nguồn tiền gửi của các TCTD khác luôn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn, tuy nhiên qua 3 năm nguồn vốn này vẫn liên tục tăng, mặc dù mức tăng không đáng kể.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng ACB – CN Huế, ta nhận thấy nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn đối với Ngân hàng ACB nói riêng và hệ thống NHTM nói chung chính là nguồn vốn tự huy động của Ngân hàng.


2.2.2. Phân tích thực trạng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh:


2.2.2.1. Phân loại theo đối tượng:


Ngày nay, cạnh tranh trên thương trường ngày càng trở nên gay gắt, muốn thành công các doanh nghiệp phải xuất phát từ khách hàng. Việc phân loại KH là điều cần thiết vì nhu cầu của mỗi nhóm KH là khác nhau và nguồn lợi mà DN thu được từ mỗi nhóm KH cũng có sự chênh lệch, thông qua sự phân loại KH để doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Nếu như các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường, phân chia KH thành các tiêu thức như độ tuổi, giới tính, thu nhập, phong cách,… thì các NHTM - đơn vị kinh doanh hàng hóa đặc biệt là tiền tệ thường phân chia KH theo đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng tư nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Quan sát bảng số liệu ta thấy, xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng là khách hàng tư nhân và khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, từ 14 – 19% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp như vậy là do quy mô Thành phố Huế vẫn còn hẹp, thêm vào đó đa số các doanh nghiệp thuộc loại

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí