Thành Tựu Đạt Được Và Những Hạn Chế Còn Tồn Tại Trong Công Tác


hình DN vừa và nhỏ nên quy mô vốn của họ cũng không lớn. Mặc khác, ACB vẫn đang phải cạnh tranh với bốn đại gia Ngân hàng trên thị trường: Vietinbank, Vietcombank, Agribank và BIDV nên công tác huy động vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn.

Xét về mặt tốc độ tăng trưởng, năm 2010 so với năm 2009 vốn huy động từ khách hàng tư nhân tăng 13,5 tỷ đồng, tương ứng 10% và khách hàng doanh nghiệp tăng 14 tỷ đồng, tương ứng 10%. Năm 2011, những nguồn vốn này tiếp tục tăng xấp xỉ 15 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Có tỷ lệ tăng trưởng như vậy là do trong 3 năm qua (2009 – 2011), Ngân hàng ACB – CN Huế đã xác định tầm quan trọng của những khách hàng lớn, Chi nhánh luôn dành cho đối tượng khách hàng này những ưu đãi đặc biệt như: Ưu tiên thực hiện giao dịch trước; theo dõi biểu thu phí thanh toán, phí chuyển tiền của các Ngân hàng khác trên địa bàn để có sự thay đổi kịp thời đảm bảo mức phí cạnh tranh nhất; tặng hoa và quà vào những ngày lễ lớn;… Một lý do khác xuất các từ các doanh nghiệp là hoạt động làm ăn trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay càng đòi hỏi tính an toàn, nhanh chóng và chính xác, vì vậy hình thức gửi tiền thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vốn huy động từ các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp có đặc điểm là thời gian gửi ngắn và không ổn định do các doanh nghiệp có thể rút tiền mặt về, hoặc phát lệnh thanh toán bằng Ủy nhiệm chi, Séc bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, quy mô tiền gửi của các DN thường lớn và chi phí để có được quyền sử dụng loại vốn này thường thấp hơn so với các hình thức huy động vốn khác, chính vì vậy Ngân hàng ACB – CN Huế cần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khả năng cạnh tranh trong việc huy động vốn từ các đối tượng khách hàng là tư nhân và doanh nghiệp.

Nguồn vốn từ cá nhân thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động, đó cũng là cơ cấu phổ biến ở các NHTM hiện nay. Mặc dù giá trị của mỗi tài khoản tiết kiệm cá nhân không lớn như huy động từ các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp nhưng số lượng khách hàng lại nhiều, vì vậy đã góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Để huy động được nguồn vốn từ các cá nhân, các Ngân hàng thường phải trả


lãi suất huy động cao hơn so với tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn vốn này thường có kỳ hạn dài và ổn định, vì vậy cạnh tranh huy động vốn trong dân cư ở các NHTM ngày nay diễn ra rất gay gắt.

Xét về tốc độ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009, nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng 328 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 75,61%. Năm 2011 nguồn vốn này tiếp tục tăng lên 76 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Vốn huy động từ các cá nhân tăng là do tình hình kinh tế Thừa Thiên Huế Huế từng bước đi vào ổn định và phát triển, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện.

2.2.2.2. Phân loại theo kỳ hạn:


Trong hoạt động HĐV, kỳ hạn của nguồn vốn là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM, bởi hoạt động HĐV và hoạt động cho vay có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nhu cầu cho vay trong thời gian ngắn là chủ yếu thì các Ngân hàng nên tăng cường HĐV trong ngắn hạn để giảm chi phí trả lãi. Còn nếu nhu cầu cho vay trung và dài hạn tăng cao thì cần nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn dài. Ngược lại, Ngân hàng cũng cần căn cứ vào kỳ hạn của các nguồn vốn huy động để đưa ra quyết định cho vay, vì theo nguyên tắc các Ngân hàng chỉ được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.

Quan sát bảng số liệu, nguồn vốn không kỳ hạn đến 12 tháng qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 77,19%. Trong khi đó, nguồn vốn trên 12 tháng đến 60 tháng chỉ chiếm 22,81% và không có nguồn vốn trên 60 tháng. Năm 2010, nguồn vốn không kỳ hạn đến 12 tháng tăng 275 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 50%. Năm 2011, nguồn vốn này tiếp tục tăng 82 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 10% so với năm 2010. Không những vốn ngắn hạn tăng mạnh mà nguồn vốn trung hạn cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Năm 2010 so với năm 2009, nguồn vốn trung hạn tăng 81 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 50% . Năm 2011, nguồn vốn này tăng 24 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Có sự gia tăng này là do trong 3 năm qua, Chi nhánh đã có nhiều sự nỗ lực


trong công tác huy động vốn, đặc biệt là áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn, những khách hàng muốn tham dự chương trình khuyến mãi này thì phải có số tiền gửi lớn, kỳ hạn gửi dài và chấp nhận mức lãi suất thua 0,01% so với lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vốn ngắn hạn rất nhiều.

Huy động vốn trung và dài hạn đang là khó khăn chung của các NHTM ở Việt Nam hiện nay, bởi do sự biến động của nền kinh tế đã tác động đến tâm lý của người gửi tiền. Qua 3 năm, lãi suất của các Ngân hàng thay đổi theo tình trạng nền kinh tế, cụ thể năm 2010, lãi suất huy động duy trì từ 12 - 14%, cao hơn 2 – 3% so với năm 2009, cá biệt tháng 11/2010 lãi suất đã tăng vọt từ 11 – 11,5% / năm lên đến trên 17% / năm, chính vì vậy người dân thường chọn gửi tiền trong ngắn hạn để giảm thiểu các rủi ro về lãi suất. Bên cạnh đó, do sự phát triển của sản xuất, kinh doanh nhu cầu về vốn là rất lớn, người dân thường gửi tiền trong ngắn hạn để chủ động trong việc rút vốn, việc để vốn nhàn rỗi trong thời gian dài là rất hiếm. Mặt khác do cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay, nhiều Ngân hàng chạy đua trong việc tăng lãi suất, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi. Khi cạnh tranh gia tăng rõ ràng khách hàng là người hưởng lợi, nhiều khách hàng gửi tiền với kỳ hạn ngắn để chờ xem Ngân hàng nào lãi suất cao hơn, khuyến mãi nhiều hơn sẽ đem tiền sang Ngân hàng đó gửi. Tâm lý chờ lãi suất tăng, chờ khuyến mãi hấp dẫn hơn cũng tác động không nhỏ đến việc chỉ chọn gửi tiền trong ngắn hạn của người dân. Năm 2011, lãi suất duy trì ở mức 14% / năm nhưng thông tin hạ lãi suất đã tác động không ít đến tâm lý khách hàng. Vì vậy, họ đã kéo dài kỳ hạn gửi để hưởng mức lãi suất trần 14% / năm, duy trì mức lãi và tránh nguy cơ hạ lãi suất. Chính vì vậy, nguồn huy động trung hạn năm 2011 đạt mức 267 tỷ đồng, cao trong nhất trong 3 năm.



Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế


- HUẾ

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh


TẾ

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

GT

TT (%)

GT

TT (%)

GT

TT (%)

+/-

%

+/-

%

Nguồn vốn tự huy

động

711.360

100

1.067.040

100

1.173.744

100

355.680

50,00

106.704

10,00

I. Phân loại theo đối tượng


1. Tiền gửi cá nhân

433.680

60,96

761.592

71,37

837.751,2

71,37

327.912

75,61

76.159,2

10,00

2. Tiền gửi KHTN

135.720

19,08

149.292

13,99

164.221,2

13,99

13.572

10,00

14.929,2

10,00

3. Tiền gửi khách hàng

doanh nghiệp

141.960

19,96

156.156

14,63

171.771,6

14,63

14.196

10,00

15.615,6

10,00

II. Phân loại theo kỳ

hạn











1. KKH đến 12 tháng

549.120

77,19

823.680

77,19

906.048

77,19

274.560

50,00

82.368

10,00

2. Trên 12 tháng đến 60

tháng

162.240

22,81

243.360

22,81

267.696

22,81

81.120

50,00

24.336

10,00

3. Trên 60 tháng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh Huế - 4


2.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn:


2.2.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:


Bảng 2.4: Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Tổng nguồn vốn

750.738,29

1.110.356,42

1.291.457,56

Nguồn vốn tự huy động

711.360

1.067.040

1.173.744

VHĐ/TNV (%)

94,75

96,10

90,89

Để đánh giá khả năng tự HĐV của Ngân hàng, ta xem xét chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng tự HĐV của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ nguồn tự huy động.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn tự huy động là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Á Châu – CN Huế. Tỷ lệ này tăng trong năm 2010 và giảm trong năm 2011. Cụ thể năm 2009 nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh là 711 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 94,75% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Đến năm 2010, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 96,10% và năm 2011 tỷ lệ nguồn vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh lại giảm xuống còn 90,89%. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do, mặc dù vốn tự huy động vẫn tăng trưởng khá nhanh, đạt tốc độ tăng năm 2010 so với 2009 là 50%, năm 2011 so với 2010 là 10% nhưng do nguồn vốn khác tăng mạnh, nguồn vốn này đa số xuất phát từ những khoản nợ của Ngân hàng, năm 2011 nguồn vốn này tăng mạnh, gấp gần 3 lần so với năm năm 2009 và 2010. Để đáp ứng nguồn vốn cho vay bên cạnh nâng cao hiệu quả công tác HĐV, Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế còn tìm mọi biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn nợ. Năm 2010, nguồn vốn này tăng 4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 10% so với năm 2009. Năm 2011, nguồn vốn này tiếp tục tăng 74 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 171% so với năm 2009. Điều đó khiến cho tỷ lệ nguồn vốn này chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn, đồng thời tỷ trọng nguồn vốn tự huy động cũng giảm xuống. Những


nguồn vốn khác cũng là một nguồn quan trọng trong trường hợp Ngân hàng bị thiếu vốn, tuy nhiên chi phí cho nguồn vốn này thường cao hơn nguồn vốn tự huy động. Chính vì vậy trong thời gian tới, Chi nhánh cũng cần có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác HĐV, làm tăng tỷ lệ nguồn vốn tự huy động trong cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng và những hoạt động khác của Chi nhánh.

2.2.3.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động:


HĐV được xem là đầu vào cho hoạt động của các NHTM, là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động cho vay thu lời của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng chỉ hoạt động có hiệu quả khi kết hợp hài hòa giữa hoạt động đi vay và cho vay. Các Ngân hàng dựa trên việc ước tính nhu cầu cho vay để xây dựng cho mình kế hoạch huy động vốn phù hợp.


Bảng 2.5: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên vốn huy động


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Vốn huy động

711.360

1.067.040

1.173.744

Tổng dư nợ

236.900

288.222

391.233

Tổng dư nợ / Vốn huy động

0,33

0,27

0,33

Tổng dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá xem tình hình HĐV và sử dụng vốn của Ngân hàng có đảm bảo sự cân đối hài hòa hay không. Chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 là tốt nhất, điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động đã gần đáp ứng được nhu cầu cho vay. Năm 2009 và 2011, chỉ tiêu này chỉ đạt 0,33 và thấp nhất là năm 2010 chỉ đạt 0,27. Điều này chứng tỏ Ngân hàng vẫn còn tình trạng dư thừa vốn qua 3 năm, nhu cầu vốn để cho vay thấp hơn số vốn huy động được. Thông thường nếu Ngân hàng để xảy ra tình trạng dư thừa vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì có một phần vốn không được sử dụng nhưng Ngân hàng vẫn phải mất chi phí trả lãi cho khách hàng. Tuy nhiên hiện nay đa số các Ngân hàng đều hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, con. Để điều hòa nguồn vốn cho vay và vốn huy động, nếu như có tình trạng dư thừa nguồn vốn ở các Chi nhánh thì số vốn này sẽ được chuyển về Hội sở chính để Hội sở điều hòa nguồn vốn này trong toàn hệ thống, đảm bảo cân đối giữa


vốn huy động và vốn cho vay. Nguyên nhân chủ yếu khiến ACB bị dư thừa vốn là do lãi suất cho vay ACB quá cao so với mặt bằng các Ngân hàng trên địa bàn. Khách hàng khi đi vay họ thường xem xét kĩ lưỡng, so sánh lãi suất cho vay giữa các Ngân hàng, xem Ngân hàng nào cho vay với lãi suất thấp hơn thì lựa chọn. Chính vì lãi suất cho vay quá cao, nên khách hàng vay của ACB chủ yếu là do quen biết. ACB nên xem xét lại mức lãi suất cho vay để cạnh tranh với những Ngân hàng khác.

2.2.3.3. Lãi suất đầu vào bình quân:


Lãi suất huy động là mối quan tâm rất lớn đối với Ngân hàng, làm thế nào để huy động được nguồn tiền gửi vừa ổn định mà chi phí trả lãi lại thấp là mục tiêu của đa số các Ngân hàng hiện nay. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động cuả chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng. Trong thực tế, các NHTM đều đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất đầu vào bình quân.


Bảng 2.6: Chỉ tiêu lãi suất đầu vào bình quân


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Trả lãi HĐV

54.362

59.798

65.778

Nguồn vốn tự huy động

711.360

1.067.040

1.173.744

Lãi suất đầu vào bình quân (%)

7,64

5,60

5,60

Xem xét chỉ tiêu lãi suất đầu vào bình quân tại Ngân hàng Á Châu – CN Huế qua 3 năm (2009 – 2011) ta thấy: Mặc dù nguồn vốn tự huy đồng và chi phí trả lãi huy động vốn đều tăng qua các năm, tuy nhiên lãi suất đầu vào bình quân năm 2009 đạt cao nhất 7,64%. Điều này là do cho trong năm 2009, ACB tăng lãi suất đến bốn lần ở tất cả các kỳ hạn. Cho đến ngày 26/12/2009, đây là đợt tăng lãi suất lần thứ tư của ACB


trong năm 2009. Theo đó, kỳ hạn một tuần với mức tiền gửi từ 50 đến 100 triệu đồng, được tăng lãi suất từ 9,97%/năm lên 10,02%/năm; kỳ hạn 2 tuần tăng từ 10,02%/năm lên 10,12%/năm. Những người gửi từ 5 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn gửi 3 tuần lãi suất nhận được 10,32%/năm. Cũng trong đợt này, ACB đã điều chỉnh lãi suất “Tiết kiệm thông thường có kỳ hạn” bằng tiền đồng kỳ hạn 1, 2, 3 và 6 tháng đều là 10,379% mỗi năm. Với khách hàng gửi số tiền từ 100 triệu đồng đến 10 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn dài (từ 9 tháng trở lên), ACB cộng thêm lãi suất thưởng 0,03-0,05% một năm tùy theo mức gửi khác nhau. Với chương trình “Tiết kiệm lãi suất thả nổi” bằng VND kỳ hạn 36 tháng lãnh lãi hàng kỳ (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng) lãi suất là 10,499% một năm. Lãi suất cao nhất của “Tiết kiệm lãi suất thả nổi” bằng USD kỳ hạn 36 tháng lãnh lãi hàng kỳ lên đến 4,15% một năm. Lãi suất “Tiết kiệm thông thường có kỳ hạn” bằng USD, ACB áp dụng mức lãi suất cao nhất là 4% một năm. Khách hàng gửi các kỳ hạn 1, 2, 3, 6 và 9 tháng, ACB cộng thêm lãi suất thưởng 0,1-0,2% mỗi năm tùy theo mức gửi của khách hàng (từ 10.000 đến 300.000 USD trở lên). Riêng lãi suất tiết kiệm bằng vàng tại ACB kỳ hạn 6 tháng (lãnh lãi cuối kỳ) là 4,3% một năm đối với khách hàng gửi bằng vàng ACB và 4,1% mỗi năm đối với khách hàng gửi bằng vàng SJC.

Năm 2010, lãi suất đầu vào bình quân giảm xuống còn 5,60%, tuy nhiên đây là năm Ngân hàng ACB xé rào lãi suất. Năm 2010, ACB đẩy lãi suất huy động lên 14%/năm. Đặc biệt, vào ngày 13/12/2010, ACB công bố mức 15,5%/năm, cao hơn so với trần lãi suất đã được các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng cam kết. Cụ thể, một số kỳ hạn "xé rào" tại ACB đang là tiền gửi có kỳ hạn truyền thống (12, 13 tháng) và tiền gửi lãi suất thả nổi (12 tháng). Điều kiện để khách hàng được hưởng lãi suất này được thông báo là phải gửi tối thiểu 200 tỷ đồng. Như vậy, so với cam kết của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng đưa ra là không quá 15%/năm thì mức lãi suất này đã vượt 0,5%. Trước đó, sau hai cuộc họp ngày 9 và 10/12/2012 tại Hà Nội và TP HCM, các Ngân hàng đã có cam kết với NHNN là áp dụng mức lãi suất huy động không quá 14%/năm (kể cả khuyến mãi, thưởng là không quá 15%). Sau cam kết này, về cơ bản thì tình trạng "nổi loạn" lãi suất huy động giữa các NH đã tạm thời được giải tỏa. Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn e ngại sự bình ổn này khó kéo dài khi mà các NH vẫn "muốn gì làm nấy". Hơn thế


nữa, vẫn có biểu hiện lùi về "hoạt động bí mật" sau khi đã cam kết nhằm hút khách. Đây không phải là lần đầu tiên các Ngân hàng "hứa" đồng thuận lãi suất. Trước đó, ngày 4/11/2010, lãi suất huy động cũng đã được đề xuất giữ ở mức 12%/năm. Tuy nhiên, ngay sau đó, hàng loạt NH đua nhau "xé rào", đưa lãi suất lên mức "khủng" 18%, khiến NHNN lại phải một lần nữa can thiệp. Như vậy, có thể thấy năm 2010 là năm lãi suất có nhiều biến động, tuy nhiên do lượng tiền huy động chủ yếu là không kỳ hạn hoặc ngắn hạn dẫn đến lãi suất đầu vào bình quân giảm so với năm 2009.

Năm 2011, nguồn vốn huy động và chi phí trả lãi vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, lãi suất năm này ít biến động hơn. Cụ thể, lãi suất thả nổi vẫn duy trì ở mức 14% đối với kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng và 6% đối với các kỳ hạn tuần. Tuy nhiên cũng do lượng tiền huy động chủ yếu là tiền gửi thanh toán hoặc các kỳ hạn ngắn nên làm giảm chỉ tiêu lãi suất đầu vào bình quân.

2.3. Thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác

huy động vốn của Chi nhánh:


2.3.1. Thành tựu đạt được:


Qua nghiên cứu một số nội dung công tác huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu

– CN Huế, ta thấy với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân viên Chi nhánh hoạt

động huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu rõ rệt:


- Quy mô nguồn vốn tăng trưởng nhanh: Năm 2010 tăng gần 360 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng gần 50%. Năm 2011, nguồn vốn tại Chi nhánh đạt gần 1300 tỷ đồng, tăng hơn 181 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 16,31%. Điều này giúp cho CN đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của CN với một cơ cấu vốn huy động hợp lý, quy mô huy động vốn tương đối dồi dào. Đối với xã hội, CN cũng đã tạo nền tảng tốt để tạo điều kiện tốt nâng cao khả năng sinh lời của các đồng vốn nhàn rỗi, hoàn thành tốt nhiệm vụ là một trung gian tài chính từ đó tạo điều kiện cho kinh tế khu vực CN phát triển.


- Nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh qua 3 năm đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao: Năm 2010, vốn tự huy động tăng gần 356 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 50%. Năm 2011, vốn tự huy động tiếp tục tăng gần 107 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng mạnh. Xem xét bảng số liệu, ta thấy năm 2010 nguồn vốn huy động từ các cá nhân tăng gần 328 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 75,61%. Năm 2011, nguồn vốn tiếp tục tăng hơn 76 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Bên cạnh nguồn huy động từ cá nhân, nguồn huy động từ các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nguồn huy động từ các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp tăng xấp xỉ 14 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Năm 2011, hai nguồn huy động này tiếp tục tăng xấp xỉ 15 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Xét về kỳ hạn tiền gửi, thì tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi ngắn hạn tăng gần 274,5 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng 50%. Năm 2011, nguồn huy động này tiếp tục tăng hơn 82 tỷ đồng so với 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 10%. Nguồn huy động trung hạn tuy chếm tỷ trọng bé nhưng vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể, so với năm 2009, năm 2010 nguồn huy động này tăng hơn 81 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 50%. Sang năm 2011, nguồn này tăng hơn 24 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng 10%.

- Đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh: Nhờ việc thực hiện tốt hoạt động phục vụ khách hàng một cách thuận tiện, chính xác, CN ngoài vốn huy động từ cá nhân mà còn huy động được từ khách hàng tư nhân và khách hàng doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có chi phí về vốn thấp nhất nên nó đã làm giảm chi phí đầu vào cho CN. Trong những năm gần đây, CN luôn đáp ứng những nhu cầu sử dụng vốn của bản thân bằng chính nguồn vốn mà mình huy động được, hiệu quả sử dụng vốn là tương đối tốt. Không những thế CN đã xây dựng được phương thức phục vụ tiên tiến, nhanh chóng, phù hợp với cơ chế thị trường; với ý thức sự thành đạt của khách hàng là kết quả kinh doanh của NH nên cán bộ NH có tác phong giao dịch, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, tôn trọng khách hàng. Do vậy đã góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, số lượng KH trong những năm qua.


- Các hình thức huy động vốn đa dạng: Để phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng, ACB – CN Huế đã từng bước đa dạng hoá các hình thức huy động vốn về thời hạn và mức lãi suất. Do vậy, quy mô và cơ cấu của các nguồn vốn huy động đều tăng. Đến nay Chi nhánh đã có các hình thức thu hút tiền gửi cho cả nội tệ và ngoại tệ như : Tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng cho khách hàng lựa chọn; tiền gửi bằng đồng ngoại tệ và đặc biệt là hình thức huy động vàng. Nhờ đó Chi nhánh đã đạt kết quả tốt trong việc huy động vốn về quy mô và nâng cao chất lượng của cơ cấu vốn huy động. Với sự đa dạng này trong công tác huy động vốn, Chi nhánh đã từng bước tạo ra sự thuận lợi.

- Các sản phẩm, dịch vụ mới của Ngân hàng được triển khai và đi vào đời sống

nhân dân, đặc biệt là dịch vụ phát hành thẻ và cung cấp các tiện ích qua thẻ ATM.


- Chi nhánh luôn cải tiến các thủ tục, hình thức huy động vốn đơn giản, trang bị hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ công tác huy động vốn nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến với CN. Do đó, CN cũng đã thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Việc làm này chứng tỏ ACB - CN Huế luôn coi nghiệp vụ huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh, đảm bảo được nguồn vốn tự phục vụ bản thân.

Nguyên nhân:


Có được thành tích như trên là do:


- Mặc dù nền kinh tế đất nước qua 3 năm (2009 – 2011) vẫn có nhiều biến động phức tạp, tuy nhiên kinh tế Thừa Thiên Huế vẫn tăng trưởng mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao, góp phần tăng tích lũy.

- Qua 3 năm, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, hoạt động thanh toán diễn ra thường xuyên, điều đó đã làm cho vốn huy động từ tiền gửi ngắn hạn cũng như tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp gia tăng.

- Việc mở thêm phòng giao dịch An Cựu vào năm 2011 đã góp phần thu hút

thêm khách hàng đến giao dịch.


- Ngân hàng Á Châu là Ngân hàng có bề dày hoạt động, gây dựng được uy tín,

thương hiệu tạo được niềm tin cho khách hàng đến gửi tiền.


- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nghiệp vụ vững vàng, khả năng tư vấn tốt, tháo gỡ được những băn khoăn vướng mắc của khách hàng khi đến giao dịch, góp phần làm tăng khả năng đáp ứng của Ngân hàng.

- Các thủ tục gửi tiền nay đã được đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho khách hàng. Sản phẩm dịch vụ đặc biệt, các hình thức gửi tiền nay đã đa dạng đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.


2.3.2. Hạn chế còn tồn tại:


Bên cạnh những thành tựu nổi bật Chi nhánh đã đạt được thì công tác huy động vốn của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng vốn trung và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp, qua 3 năm nguồn này chỉ chiếm hơn 20% trên tổng nguốn vốn huy động được. Vốn ngắn hạn thì luôn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó về nguyên tắc các NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Chính những điều này đã làm giảm mạnh doanh số cho vay của ACB qua 3 năm. Năm 2009, doanh số cho vay của ACB đạt 1.468 tỷ đồng. Sang năm 2010, con số này giảm mạnh xuống chỉ còn hơn 437 tỷ đồng và sang năm 2011 tăng nhẹ lên thành 864 tỷ đồng.

- Về vốn tự huy động: Mặc dù quy mô nguồn vốn của Ngân hàng Á Châu – CN Huế tăng mạnh, trong đó nguồn vốn tự huy động cũng đạt tốc độ tăng khá cao qua 3 năm, tuy nhiên xét về tỷ lệ vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn thì tỷ lệ này có giảm trong năm 2011. Năm 2009, tỷ lệ này là 94,75%, sang năm 2010 tỷ lệ này tăng lên thành 96,1%. Đến năm 2011, tỷ lệ này giảm còn 90,89%. Tuy mức giảm không đáng kể nhưng Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ nguồn vốn này ở mức cao vì chi phí trả cho nguồn huy động này thường thấp hơn so với những nguồn huy động khác.

- Về việc sử dụng vốn của Chi nhánh: Tổng vốn huy động của Chi nhánh là

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí