Diễn Biến Hàm Lượng Clo Tầng Chứa Nước Qp1 Mùa Mưa


Hình 3.33. Diễn biến hàm lượng Clo tầng chứa nước qp1 mùa mưa

d. Biến động chất lượng nước tầng chứa nước Neogen (n2 )

Tầng chứa nước này được quan trắc tại 4 lỗ khoan quan trắc.

+ Chỉ tiêu Fe3+: Hàm lượng Fe3+ trong các lỗ khoan quan trắc tầng chứa nước n2 đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Fe3+ khá ổn định theo thời gian. Hàm lượng Fe3+ nhỏ nhất là vào mùa mưa năm 2013, sau đó lại tiếp tục tăng và ổn định xung quanh giá trị 15 mg/l. Lỗ khoan quan trắc có có chỉ tiêu sắt nằm trong tiêu chuẩn cho phép là lỗ khoan Q215, tuy nhiên đợt lấy mẫu gần nhất chỉ tiêu sắt trong lỗ khoan này cũng đã tăng là vượt quá giới hạn cho phép.

+ Chỉ tiêu Clorua: Kết quả phân tích cho thấy, chỉ tiêu Clorua tại các lỗ khoan quan trắc trong tầng chứa nước này chênh lệch khá lớn.

Như vậy, tổng hợp kết quả phân tích đánh giá cho thấy nhìn chung chất lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước trên địa bàn nội đô thành phố Hà Nội là tương đối tốt. Tỷ lệ số mẫu vượt quá tiêu chuẩn là nhỏ. Chất lượng nước dưới đất và các vấn đề chất lượng nước dưới đất giữa các tầng chứa nước là khác nhau, cụ thể như sau:

Các vấn đề chất lượng nước trong các tầng chứa nước lỗ hổng bao gồm vấn đề ô nhiễm Amoni, ô nhiêm Asen, mangan và ô nhiễm Sắt. Trong đó tầng chứa nước qh là tầng đầu tiên từ trên mặt đất, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh, số lượng mẫu

vượt chỉ tiêu Amoni lên tới 83% tổng số mẫu được lấy. Các mẫu vượt quá tiêu chuẩn thường nằm xen kẽ với các mẫu đạt tiêu chuẩn do đó không thể phân vùng ô nhiễm. Ở các tầng chứa nước tuổi Pleistocen, số mẫu ô nhiễm Amoni chiếm 71% tổng số mẫu. Các mẫu ô nhiếm ở hai tầng chứa nước này thường có quan hệ theo chiều sâu, đặc biệt ở những khu vực tồn tại các cửa sổ địa chất thủy văn.

Các tầng chứa nước khe nứt có chất lượng tốt về cảm quan cũng như kết quả phân tích. Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề chất lượng nước trong tầng chứa nước khe nứt là việc ô nhiễm Nitrit.

Qua khảo sát hiện trạng cấp nước cho đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm có hàm lượng sắt cao. Các giếng ở các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân có hàm lượng mangan cao. Đặc biệt, các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai bị ô nhiễm nặng; nước ngầm không bảo đảm chất lượng, hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

3.3. Quản lý, khai thác và sử dụng nước ngầm nội đô thành phố Hà Nội

3.3.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm

3.3.1.1. Khai thác tập trung quy mô lớn

Khai thác nước ngầm tập trung trên địa bàn nghiên cứu bao gồm hoạt động khai thác của các nhà máy nước, trạm cấp nước và các công ty, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có công suất khai thác 200 m3/ngày/công trình, trong đó lượng khai thác lớn nhất chủ yếu từ các nhà máy, trạm cấp nước.

Khai thác nước ngầm tại 11 quận nội thành phía Nam sông Hồng với tổng lưu lượng khai thác là 564.384 m3/ngày, trong đó quận có lượng khai thác tập trung lớn nhất là Tây Hồ (134.906 m3/ngày) do hoạt động của 3 nhà máy nước Cáo Đỉnh, Yên Phụ và Ngọc Hà với tổng số 58 công trình khai thác. Kế tiếp là các quận Hoàng Mai (111.650 m3/ngày - nhà máy nước Nam Dư, Pháp Vân và Tương Mai - tổng số 61 công trình khai thác); Hai Bà Trưng (74.540 m3/ngày - nhà máy nước Lương Yên, Vân Đồn - tổng số 18 công trình khai thác).

Tổng hợp hiện trạng khai thác quy mô trên 200 m3/ngày trên địa bàn Hà Nội theo bảng 3.3 sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô lớn



TT


Quận/Huyện

Số công trình khai thác

Lưu lượng khai

thác (m3/ngày)

TCN qh

TCN qp

TCN n


1

Ba Đình


8


30.126

2

Bắc Từ Liêm


38


61.316

3

Cầu Giấy


19


30.236

4

Đống Đa


22


33.034

5

Hà Đông


16


29.320

6

Hai Bà Trưng


18


74.540

7

Hoàn Kiếm


7


13.042

8

Hoàng Mai


54

7

111.650

9

Nam Từ Liêm


11


9.334

10

Tây Hồ


58


134.906

11

Thanh Xuân


16


36.880

Tổng cộng

0

267

7

564.384

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội - 10

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia

Chi tiết về hiện trạng khai thác của các nhà máy nước, trạm cấp nước trên địa bàn nghiên cứu theo các khu vực hành chính như sau:

Khu vực Hoàng Mai:

- Nhà máy nước Nam Dư: Gồm 21 giếng khoan khai thác với tổng công suất là

49.536 m3/ngày, công suất khai thác của từng giếng dao động từ 888 đến 5.280 m3/ngày, chế độ khai thác từ 22 - 24 h/ngày, bình quân 23 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 67 m đến 73 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm sắt và amoni, không có dấu hiệu ô nhiễm, hàm lượng TDS từ 190 - 310mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 23 - 25 độ C.

- Nhà máy nước Tương Mai: Gồm 14 giếng khoan khai thác với tổng công suất 25.793 m3/ngày, công suất khai thác của từng giếng dao động từ 960 đến 3.000 m3/ngày, chế độ khai thác từ 22 - 24 h/ngày, bình quân 23 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 70 m đến 90 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy một số giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt và amoni, vi sinh, hàm lượng TDS từ 120 - 430mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 25˚C.

- Nhà máy nước Pháp Vân: Gồm 12 giếng khoan khai thác với tổng công suất

29.025 m3/ngày, công suất khai thác của từng giếng dao động từ 425 đến 3.400 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 63,5 - 66,4 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy một số giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt và vi sinh, hàm lượng TDS từ 210 - 318 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 25˚C.

Khu vực Thanh Xuân - Hà Đông:

- Nhà máy nước Hà Đông: Gồm 11 giếng khoan khai thác với tổng công suất

26.400 m3/ngày, công suất khai thác của mỗi giếng là 2.400 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 67 - 70 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm asen và amoni, hàm lượng TDS từ 240 - 440 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 25˚C.

- Nhà máy nước Hạ Đình: Gồm 14 giếng khoan khai thác với tổng công suất

28.500 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 2.400 - 4.000 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 68 - 75 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 165 - 410 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 25˚C.

Khu vực Ba Đình - Cầu Giấy - Nam Từ Liêm:

- Nhà máy nước Ngọc Hà: Gồm 10 giếng khoan khai thác với tổng công suất

35.285 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 2.053 - 6.221 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 62 đến 73,2 m, nước được

khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26,5 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 25˚C.

- Nhà máy nước Mai Dịch: Gồm 15 giếng khoan khai thác với tổng công suất

28.320 m3/ngày, công suất khai thác của từng giếng dao động từ 1.032 - 3.432 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 47 m đến 62.55 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hàm lượng TDS từ 26,5 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 25˚C.

Khu vực Tây Hồ - Bắc Từ Liêm:

- Nhà máy nước Cáo Đỉnh: Gồm 19 giếng khoan khai thác với tổng công suất 49.221,5 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 2.232 – 3.665 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 55,8 – 73,5 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 26˚C.

- Nhà máy nước Yên Phụ: Gồm 33 giếng khoan khai thác với tổng công suất 81.800 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 1.200 – 6.120 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 63 m đến 73 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26,5 – 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 26˚C.

- Nhà máy nước Ngọc Hà: tại khu vực quận Ba Đình hiện có 4 giếng khoan khai thác với tổng công suất 19.217 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 4.152 – 6.286 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 62,5 m đến 71m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hàm lượng TDS từ 26,5 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 26˚C.

- Nhà máy nước Thượng Cát: Gồm 9 giếng khoan khai thác với tổng công suất 24.700 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 2.800– 4.000 m3/ngày, chế

độ khai thác từ 24h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 49.5 m đến 54 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hàm lượng TDS từ 26,5 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 26,8˚C.

- Nhà máy nước Mai Dịch: Gồm 7 giếng khoan khai thác với tổng công suất

9.192 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 1.344 - 3.168 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 57.2 (H10) - 60 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hàm lượng TDS từ 26,5 – 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 27˚C.

Khu vực Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng:

- Nhà máy nước Lương Yên: Gồm 15 giếng khoan khai thác với tổng công suất

70.080 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 2.400 - 6.720 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 62 m đến 74,5 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 27˚C.

- Nhà máy nước Vân Đồn: Gồm 4 giếng khoan khai thác với tổng công suất

7.272 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 1.392 – 2.520 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 67 m đến 73 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 27˚ C.

- Nhà máy nước Đồn Thủy: Gồm 4 giếng khoan khai thác với tổng công suất

9.480 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 1.560 - 4.320 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 73 m đến 76,7 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26,5 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 27˚C.

Khu vực Đống Đa:

- Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên: Gồm 17 giếng khoan khai thác với tổng công suất 25.984 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 360 - 4.032

m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 65 m đến 84 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen dưới. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy hầu hết các giếng có dấu hiệu ô nhiễm sắt, amoni và vi sinh, hàm lượng TDS từ 26,5 - 27 mg/l, nhiệt độ nước trong khoảng 27˚C.

- Nhà máy nước Bạch Mai: Gồm 3 giếng khoan khai thác với tổng công suất

6.000 m3/ngày, công suất khai thác của các giếng dao động từ 1.200 - 2.880 m3/ngày, chế độ khai thác từ 24 h/ngày. Chiều sâu các giếng khoan từ 65 m đến 78,5 m, nước được khai thác trong tầng Pleistocen. Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích hàng năm cho thấy nhiệt độ nước trong nước khoảng 26,5˚C.

3.3.1.2. Khai thác quy mô trung bình

Khai thác nước ngầm đơn lẻ bao gồm hoạt động khai thác của các trạm cấp nước sạch, các đơn vị sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường học, đơn vị quân sự,… có công suất khai thác từ 10 đến 200 m3/ngày. Hoạt động khai thác nước ngầm đơn lẻ diễn ra ở hầu hết các quận (trừ quận Hoàn Kiếm) với tổng lưu lượng khai thác là 11.865 m3/ngày/137 công trình khai thác.

Các quận huyện có lưu lượng khai thác lớn nhất là Nam Từ Liêm (3.453 m3/ngày - tổng số 44 công trình khai thác) và Bắc Từ Liêm (2.282 m3/ngày - tổng số 34 công trình khai thác).

Các khu vực có lượng khai thác đơn lẻ thấp nhất là Đống Đa (80 m3/ngày - 1 công trình), Ba Đình (160 m3/ngày - 1 công trình).

Tổng hợp hiện trạng khai thác quy mô 10 - 200 m3/ngày trên địa bàn nghiên cứu theo bảng sau:

Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô trung bình



TT


Quận

Số công trình khai thác

Lưu lượng khai

thác (m3/ngày)

TCN qh

TCN qp

TCN n


1

Ba Đình


1


160

2

Bắc Từ Liêm


34


2.282

3

Cầu Giấy


10


625

4

Đống Đa


1


80



TT


Quận

Số công trình khai thác

Lưu lượng khai

thác (m3/ngày)

TCN qh

TCN qp

TCN n


5

Hà Đông


5


388

6

Hai Bà Trưng


5


600

7

Hoàng Mai

3

13

1

1.748

8

Nam Từ Liêm


44


3.453

9

Tây Hồ


10


1.285

10

Thanh Xuân


10


1.244

Tổng cộng

3

133

1

11.865

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia

3.3.1.3. Khai thác quy mô nhỏ

Khai thác nước ngầm quy mô nhỏ hơn 10 m3/ngày trên địa bàn nghiên cứu diễn ra ở 3 quận. Các công trình khai thác nước dưới này phần lớn là do các hộ gia đình, cá nhân tự khoan khai thác phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nuôi trồng và sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Tổng số công trình khai thác nước ngầm nông thôn trên vùng nghiên cứu theo các số liệu điều thu thập từ các địa phương là 4.373 công trình với tổng lượng khai thác 2.252 m3/ngày.

Tổng hợp hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô dưới 10m3/ngày trên địa bàn nghiên cứu theo bảng sau:

Bảng 3.4. Hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô nhỏ



TT


Quận/ Huyện


Số công trình khai thác

Lưu

lượng KT

TCN q

TCN qh

TCN qp

KXĐ


1

Bắc Từ Liêm


14

17


48

2

Hà Đông


13

4

4.225

2.154

3

Hoàng Mai




100

50

Tổng

0

27

21

4.325

2.252

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí