Hiện Trạng Chất Lượng Nước Ngầm Khu Vực Nội Đô Thành Phố Hà Nội

dần về hướng gia Lâm, Phú Xuyên. Ở phía bắc, đông bắc tầng tiếp giáp với tầng chứa nước khe nứt Proterozoi từ xã Tự Lập huyện Mê Linh đến xã Vân Nội huyện Đông Anh, và tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Tam Đảo tại Phú Cường huyện Sóc Sơn và tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Nà Khuất tại xã Thanh Xuân huyện Mê Linh và từ Phú Minh huyện Sóc Sơn đến xã Vân Hà huyện Đông Anh. Ở phía Tây Bắc, tầng giáp với tầng chứa nước khe nứt rất nghèo nước hệ tầng Phan Lương từ Vân Phúc đến Thượng Cốc huyện Phúc Thọ và tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Nậm Thẩm từ Hát Mô huyện Phúc Thọ đến An Khánh huyện Hoài Đức. Ở phía tây nam tầng tiếp giáp với tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Na Vang từ An Khánh huyện Hoài Đức đến Thanh Cao huyện Thanh Oai và tiếp giáp với tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Đồng Giao từ xã Phương Trung huyện Thanh Oai đến xã Đông Lỗ huyện Ứng Hòa. Diện tích phân bố tầng ở vùng trung tâm thành phố khoảng 1.204 km2. Tổng diện tích phân bố tầng chứa nước khoảng 1.264,4 km2.

Chiều sâu nóc tầng nhỏ nhất là 23,4 m, lớn nhất 131,1 m, trung bình 85 m. Thành phần thạch học chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết, xen bột kết, sét kết,

có tính phân nhịp, mức độ gắn kết yếu. Ở phần tiếp giáp với trầm tích đệ tứ có mức độ gắn kết rất yếu gần như bở rời.

Vùng giàu nước đến rất giàu nước phân bố ở 2 khoảnh: Khoảnh thứ nhất phân bố ở phía Bắc sông Hồng ở huyện Sóc Sơn, Đông Anh và kéo dài xuống qua sông Hồng đến Tây Tựu và qua Xuân Đỉnh, Nhật Tân rồi chạy dọc theo bờ bắc sông Đuống đến Mai Lâm và vòng lên Yên Thường huyện Gia Lâm với diện tích khoảng 197,4 km2. Khoảng thứ hai phân bố ở phần lớn huyện Gia Lâm, Long Biên, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thường Tín và Phú Xuyên với diện tích 630 km2.

Vùng giàu nước trung bình nằm xen kẹp giữa 2 khoảnh giàu nước đến rất giàu trên bao gồm Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Nam Từ Liêm và một phần các quận Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì với diện tích 192 km2.

Vùng nghèo nước phân bố thành 2 khoảnh: khoảnh thứ nhất phân từ Vạn Yên huyện Mê Linh chạy dọc theo sông Hồng qua Đan Phượng rồi chếch theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xuống đến Kiến Hưng quận Hà Đông với diện tích 58,6 km2. Khoảnh thứ hai phân bố thành dải từ Hương Ngải huyện Thạch Thất chạy theo hướng

tây bắc – đông nam xuống đến Kim Bài, Kim Thu huyện Thanh Oai với diện tích khoảng 60,4 km2.

Nước tàng trữ và vận động trong tầng chủ yếu là nước nhạt thuộc kiểu Bicabonat Canxi, Bicacbonat Natri. Trong vùng nghiên cứu, đã phát hiện nước mặn phân bố thành dải từ Tân Lập huyện Đan Phượng qua quận Nam Từ Liêm đến Thanh Trì thì mở rộng vùng mặn đến sông Hồng ở phía đông và gần tiếp giáp với tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Đồng Giao ở phía Tây - Tây Nam bao trọn huyện Thường Tín và Phú Xuyên. Tổng diện tích phân bố nước mặn khoảng 430 km2.

3.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội

3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước năm 2019 theo khảo sát

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước khu vực nội đô thành phố Hà Nội. Học viên đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu nước thực địa tại một số điểm khai thác nước ngầm. 5 mẫu nước được lấy tại khu vực các quận khác nhau được thể hiện trong hình

3.7 sau đây:


Hình 3 7 Điểm lấy mẫu chất lượng nước Qua quá trình lấy mẫu và sử dụng 1

Hình 3.7. Điểm lấy mẫu chất lượng nước

Qua quá trình lấy mẫu và sử dụng các phương pháp phân tích mẫu. Kết quả lấy mẫu được trình bày tại bảng 3.2 cho thấy:

+ Độ pH: Giá trị của các mẫu dao động từ 5,28 đến 7,43. Trung bình 6,7. Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

+ Độ tổng khoáng hóa: Giá trị TDS của các mẫu dao động từ 144 mg/l đến 517 mg/l, trung bình 0,28 g/l. Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09- MT:2015/BTNMT.

+ Hàm lượng Amoni, NH4+: hàm lượng Amoni dao động từ 0,223 mg/l đến 26,22 mg/l; có 1 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là mẫu tại khu vực Nguyễn xiển quận Hoàng Mai.

+ Hàm lượng Nitrit NO2-: hàm lượng Nitrat dao động từ 0,005 đến 0,028 mg/l; Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

+ Hàm lượng Nitrat NO3-: Kết quả cho thấy, hàm lượng Nitrat trong các mẫu nước này dao động từ 0,322 đến 2,461 mg/l; Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

+ Hàm lượng Clorua Cl-: Kết quả cho thấy, hàm lượng Nitrat trong các mẫu nước này dao động từ 4,969 đến 65,62 mg/l; Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

- Tổng Fe: Giá trị Fe của nước ngầm dao động từ 0,006 mg/l đến 6,92 mg/l. có 1 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là mẫu tại khu vực Nguyễn xiển quận Hoàng Mai.

- Hàm lượng Asen, As: hàm lượng Asen dao động từ 0,0032 đến 0,0254 mg/l; Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

- Hàm lượng Mangan, Mn: hàm lượng Mangan dao động từ 0,009 đến 0,107 mg/l; Đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

- Hàm lượng Coliform: hàm lượng Coliform dao động từ 1 đến 90; có 2 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là mẫu tại khu vực Nguyễn Xiển quận Hoàng Mai và tại Bạch Đằng.

- Hàm lượng Cadimi: hàm lượng Cadimi dao động từ 0 đến 0,006; có 2 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là mẫu tại khu vực Nguyễn Xiển quận Hoàng Mai và tại Xuân Đỉnh.

- Hàm lượng Chì: hàm lượng Chì dao động từ 0 đến 0,074; có 2 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là mẫu tại khu vực Nguyễn Xiển quận Hoàng Mai và tại Bạch Đằng.

Như vậy, qua các mẫu thu thập và phân tích, hầu hết chất lượng tất cả các mẫu nước đều có hàm lượng các chất nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên có 1 mẫu

tại khu vực Nguyễn Xiển quận Hoàng Mai có hàm lượng amoni và sắt vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên số lượng mẫu thu thập còn khá ít và chưa phân biệt được từng tầng chứa nước. Để làm rõ hơn chất lượng nước khu vực nội đô, học viên sẽ tiến hành phân tích chất lượng nước theo các mẫu thuộc mạng quốc gia và mẫu đo đạc của thành phố Hà Nội.

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng 5 mẫu nước



TT


Thông số


Đơn vị

Kết quả

QCVN 09-

MT:2015/B TNMT

Bạch

Đằng

Xuân

Đỉnh

Nguyễn

Xiển

Vạn

Phúc

Kiều

Mai

1

pH

-

7,24

5,28

6,4

7,43

7,14

5,5-8,5

2

COD

mg/l

2,1

1,8

3,2

1,5

1,6

4

3

Tổng chất rắn

hòa tan(TDS)


mg/l


155


144


517


192


396


1500

4

Amoni (NH4)

mg/l


0,509


0,343


26,22


0,262


0,223


1

5


Nitrit (NO2)


mg/l


<0,005


<0,005


0,028

<0,00

5


0,019


1

6

Nitrat (NO3)

mg/l

0,322

2,461

0,637

1,887

0,629

15

7

Clorua

mg/l

4,969

22,09

65,62

10,59

54.51

250

8

Sulfat

mg/l

7,656

7,035

1,374

14,66

4,161

400

9


Asen


mg/l


0,0108


0,0115


0,0254


0,0032

0,003

6


0,05

10


Cadimi


mg/l

<0,001

5


0,006


0,005


0,002

<0,00

15


0,005

11


Chì


mg/l


0,067

<0,001

8


0,074

<0,00

18

<0,00

18


0,01

12


Mangan


mg/l


0,107


<0,009


<0,009

<0,00

9

<0,00

9


0,5


13


Thủy ngân


mg/l


< 0,0004


< 0,0004


0,0006


< 0,0004

< 0,000

4


0,001

14

Sắt

mg/l

0,20

<0,06

6,92

0,16

0,09

5


15


Coliform

Vi

khuẩn/100 ml


5


1


90


1


2


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

3.2.2. Chất lượng nước ngầm tại các vị trí quan trắc thuộc mạng Hà Nội

a. Tầng chứa nước Holocen (qh)

1. Đặc điểm chất lượng môi trường nước ngầm tầng qh

Dựa trên kết quả quan trắc tại 30 trạm thuộc mạng Hà Nội năm 2018, so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

Mùa khô:

- Tổng Fe: Giá trị Fe của nước ngầm tầng chứa nước qh dao động từ 0,6 mg/l đến 17,8 mg/l, trung bình 8,7 mg/l. Vượt tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Có 22/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Nitrat NO3-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,3 đến 3,5 mg/l; trung bình 0,7 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,004 đến 0,132 mg/l; trung bình 0,02 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni, NH4+: hàm lượng Amoni dao động từ 0,03 mg/l đến 21,8 mg/l; trung bình 4,9 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 25/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 83% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Asen, As: hàm lượng Asen dao động từ 0,002 đến 0,348 mg/l; trung bình 0,1 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,05 mg/l. Có 7/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 23,3% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Mangan, Mn: hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 2,13 mg/l; trung bình 0,4 mg/l. Có 5/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Coliform: hàm lượng Coliform dao động từ 3 đến 2100; trung bình 338, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 3 mg/l. Có 23/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 76% tổng số mẫu.

Như vậy, các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép bao gồm Fe, NH4+, As, Mn và Coliform.

Mùa mưa

- Tổng Fe: Giá trị Fe của nước ngầm tầng chứa nước qh dao động từ 0,03 mg/l đến 12,77 mg/l, trung bình 2,28 mg/l. Có 2/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Nitrat NO3-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,3 đến 3,6 mg/l; trung bình 0,5 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,003 đến 0,112 mg/l; trung bình 0,02 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni, NH4+: hàm lượng Amoni dao động từ 0,2 mg/l đến 12,5 mg/l; trung bình 4,46 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 28/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 93% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Asen, As: hàm lượng Asen dao động từ 0,002 đến 0,117 mg/l; trung bình 0,04 mg/l. Có 10/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 33,3% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Mangan, Mn: hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 3,99 mg/l; trung bình 0,57 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,5 mg/l. Có 8/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 26,7% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Coliform: hàm lượng Coliform dao động từ 3 đến 1500; trung bình 183, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 3 mg/l. Có 18/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 60% tổng số mẫu.

Như vậy, các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép bao gồm Fe, NH4+, As, Mn và Coliform.

So sánh với số liệu thu thập thực tế cho thấy sự tương đồng giữa số liệu thu thập và phân tích thực tế, hàm lượng sắt nhỏ hơn so với mẫu thuộc trạm Hà Nội do các mẫu khảo sát thu thập có qua lọc.

2. Vấn đề chất lượng nước ngầm tầng qh

Theo số liệu chất lượng nước trong tầng chứa nước Holocen đã xác định các vấn đề trong tầng chứa nước này bao gồm: Vấn đề ô nhiễm Amoni, Sắt, Mangan, Asen và Coliform., cụ thể như sau:

+ Ô nhiễm Amoni: Số liệu cho thấy vào mùa khô có 25/30 vị trí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, vào mùa mưa có tổng số 28/30 điểm vượt quá chỉ tiêu Amoni.

Các kết quả trên cho thấy tầng chứa nước qh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nguy cơ ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm Amoni khá phức tạp, thể hiện ở nồng độ Amoni với giá trị lớn nhất lên tới 21,8 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép 21,8 lần (điểm lấy mẫu nhà máy nước Pháp Vân). Theo đó, hầu hết các khu vực đều ô nhiễm.

+ Chỉ tiêu Asen: Sô liệu cho thấy có 7/30 mẫu mùa khô và 10/30 mẫu mùa mưa vượt quá chỉ tiêu Asen. Chỉ tiêu Asen trong nước ngầm khu vực thành phố Hà Nội đã được nghiên cứu trong nhiều chương trình, dự án. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong nước ngầm tầng chứa nước qh trên địa bàn nghiên cứu thường bị ô nhiễm chỉ tiêu Asen.

+ Chỉ tiêu Mangan: Có 5/30 mẫu vào mùa khô và 8/30 mẫu vào mùa mưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở chi tiêu Mangan trong tầng chứa nước qh.

+ Chỉ tiêu sắt: Số liệu cho thấy vào mùa khô có 22/30 vị trí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, vào mùa mưa có tổng số 2/30 điểm vượt quá chỉ tiêu. Các kết quả nghiên cứu trước đây trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy tầng chứa nước Holocen bị ô nhiễm sắt tại nhiều khu vực. Kết quả phân tích mẫu tại các lỗ khoan quan cho thấy các lỗ khoan này đều bị ô nhiễm sắt với hàm lượng khác nhau. Mặc dù có sự thay đổi theo thời gian những nhìn chung hàm lượng Fe3+ tại các lỗ khoan đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Các kết quả trên cho thấy tầng chứa nước qh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nguy cơ ô nhiễm. Do các mẫu được lấy tập trung vào các khu vực nguy cơ ô nhiễm do đó việc phân vùng ô nhiễm Amoni là chưa thực hiện được.

Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy vấn đề ô nhiễm Amoni khá phức tạp. Theo đó, nhiều khu vực các điểm ô nhiễm và các điểm vượt quá tiêu chuẩn nằm đan xen nhau. Điều này cho thấy việc ô nhiễm là cục bộ và có khả năng là do tác động từ các nguy cơ bên ngoài.

b. Tầng chứa nước Pleistocen (qp)

1. Đặc điểm chất lượng môi trường nước ngầm tầng chứa nước qp

Dựa trên kết quả quan trắc tại 38 trạm thuộc mạng Hà Nội năm 2018, so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

Mùa khô

So sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

- Tổng Fe: Hàm lượng Fe dao động từ 0,14mg/l đến 14,6 mg/l; trung bình 7,5 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Có 24/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 63% tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 2,92 lần tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni NH4+ : hàm lượng Amoni dao động từ 0,03mg/l đến 22,7 mg/l; trung bình 4,3 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 27/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 71% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Nitrat NO3: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,2 đến 4,2 mg/l; trung bình 0,66 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: Chỉ tiêu Nitrit dao động từ 0,001 đến 0,156 mg/l; trung bình 0,03 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Asen, As: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Asen dao động từ 0,002 đến 0,259 mg/l; trung bình 0,04 mg/l. Có tổng số 8/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 21 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 5,18 lần tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Mangan, Mn: Hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 2,97 mg/l; trung bình 0,53 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,5 mg/l. Có 12/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 31,6 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 5,94 lần tiêu chuẩn.

Mùa mưa

So sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

- Tổng Fe: Hàm lượng Fe dao động từ 0,03mg/l đến 3,16 mg/l; trung bình 1,56 mg/l, thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni NH4+ : hàm lượng Amoni dao động từ 0,5 mg/l đến 14,9 mg/l; trung bình 5,45 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 35/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 92,1% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Nitrat NO3: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,3 đến 3,5 mg/l; trung bình 0,44 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: Chỉ tiêu Nitrit dao động từ 0,001 đến 0.035 mg/l; trung bình 0,01 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023