Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích Và Hệ Thống Hóa Tài Liệu, Số Liệu

Sông Hồng là con sông chính gắn liền với Hà Nội, bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao l.776 m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định), có chiều dài khoảng 1.160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng thì phóng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên là hết địa phận Hà Nội khoảng 127 km. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, sông Hồng có chiều rộng thay đổi từ 480 m đến 1440 m (Trạm Hà Nội). Hai bên bờ sông Hồng được bao bọc bởi hệ thống đê được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì gọi là đê Cơ Xá, độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14 km [31].

Chế độ thủy văn sông Hồng thuộc chế độ thủy văn vùng đồng bằng. Dòng chảy hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.

Số liệu quan trắc đã thu thập được từ 1956 - 2010 cho thấy: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.650 m3/s, tương ứng với tổng lượng dòng chảy năm là 83,5 tỷ m3, năm có lưu lượng trung bình năm lớn nhất là 3.464 m3/s (1971), năm có lưu lượng trung bình năm nhỏ nhất là 1.620 m3/s (2010). Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng lớn nhất đo được là 22.200 m3/s (20/8/1971). Tốc độ dòng chảy lớn nhất là 2,81 m/s (21/8/1971). Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lưu lượng nhỏ nhất đo được vào 21/2/2010 chỉ đạt là 207 m3/s [31].

Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên. Mực nước đỉnh lũ cao nhất hàng năm trạm Hà Nội thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 8 (tần suất (số lần xuất hiện) chiếm 53,4%) và tháng 7 (tần suất chiếm 30,0%). Mực nước cao nhất là 1.397 cm (22/8/1971). Mực nước nhỏ nhất hàng năm thường xuất hiện vào các tháng 2 (tần suất chiếm 30,0%), tháng 4 (tần suất chiếm 29,0%) và tháng 3 (tần suất chiếm 17,0%). Mực nước nhỏ nhất là 10 cm (21/2/2010) [31].

Hàng năm sông Hồng tải một lượng phù sa lớn ra biển trung bình khoảng 96,46.106 tấn/năm, nước sông rất đục, lượng chất lơ lửng lớn nhất 13.200 kg/s (14/7/2001), chiều dày lớp bùn phù sa của sông lớn (theo tài liệu của trạm thuỷ văn Quốc gia). Nhưng dọc theo sông Hồng khu vực Hà Nội mặt cắt địa chất thuỷ văn thể

hiện rất rõ những cửa sổ địa chất thuỷ văn ven sông nơi mà nước sông Hồng là nguồn bổ cập trực tiếp cho nước ngầm [31].

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung mực nước các sông và hồ những năm gần đây đều có dấu hiệu suy giảm, nguyên nhân là do thời tiết khô hạn kéo dài, sự phát triển đô thị hoá gây cản trở các dòng mặt thậm chí rất nhiều hồ bị lấp và thu hẹp về diện tích 64,49% và bị ô nhiễm nghiêm trọng từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp [31].

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Dân cư

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), sau Thành phố Hồ Chí Minh.

Dân số trung bình năm 2018 của Hà Nội đạt 7.852,6 nghìn người, tăng 191,6 nghìn người, tương đương tăng 2,5% so với năm 2017, bao gồm dân số thành thị là 3.874,3 nghìn người, chiếm 49,3%; dân số nông thôn là 3.978,3 nghìn người, chiếm 50,7%; dân số nam là 3.863,8 nghìn người, chiếm 49,2%; dân số nữ là 3.988,8 nghìn người, chiếm 50,8% [22].

Mật độ dân số trung bình là 2.338 người/km2, dân cư phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.468 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.422 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình toàn Thành phố [22].

Tỷ số giới tính là 96,8 nam/100 nữ; tỷ suất sinh thô là 15,03‰; tỷ suất chết thô là 4,37‰ [22].

Dân cư trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Tày.

Bảng 1.2. Quy mô dân số thành phố Hà Nội năm 2018


Năm

Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2014

7.265

3.562

3.703

3.573

3.691

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội - 5


Năm

Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2015

7.390

3.618

3.772

3.629

3.761

2016

7.522

3.688

3.834

3.699

3.823

2017

7.661

3.765,1

3.895,9

3.770,0

3.891,0

2018

7.853

3.863,8

3.988,8

3.874,3

3.978,3

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2018

b. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội là vùng trung tâm kinh tế đặc biệt quan trọng. Năm 2018, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) theo giá hiện hành đạt 920.272 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 117 triệu đồng (tương đương 5.134 USD). Trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 22,6%, các ngành dịch vụ chiếm 64,1%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,4% [22].

Theo giá so sánh, GRDP năm 2018 tăng 7,12% so với năm 2017. Trong đó:

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,27% so với năm trước, đóng góp 0,06 điểm phần trăm mứ c tăng chung. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, nhất là bị ảnh hưởng đợt mưa lũ tháng 7/2018, diện tích bị ngập úng hơn 8.400 ha, nhưng Thành phố đã chỉ đạo kịp thời, đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, giá nông sản những tháng cuối năm tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện kích thích sản xuất, kinh doanh; tình hình sâu bệnh có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ và mức

độ nhẹ; diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều tăng (lúa 57,1 tạ/ha, tăng 3,1%; đậu tương 18,4 tạ/ha, tăng 4,7%; khoai lang 107,4 tạ/ha, tăng 2,5%,...) các loại cây lâu năm chủ lực cho giá trị cao như nhãn, vải được mùa, sản lượng tăng gấp 1,4 lần năm trước (sản lượng nhãn đạt 17.776 tấn, tăng 35,1%; sản lượng vải đạt 7.677 tấn, tăng 45,3%) cùng với giá cả ổn định đã góp phần cho sản xuất nông nghiệp tăng trưởng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, sản lượng đàn vật nuôi và sản lượng trứng gia cầm đều tăng trưởng so với năm trước, giá sản phẩm đầu ra tăng so với cùng kỳ trong khi chi phí đầu vào cơ bản ổn định đã tạo điều kiện duy trì và mở rộng sản xuất; trong năm không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; đối với các

bệnh truyền nhiễm thông thường, có xảy ra một số bệnh nhưng mang tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao; ước tính cả năm 2018, sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng tăng 0,5%, sản lượng trứng gia cầm tăng 7,8% [22].

Giá trị tăng thêm ngành công nghiêp

- xây dưng tăng 8,34% so với năm trước,

đóng góp 1,85 điểm phần trăm vào mứ c tăng chung [22].

Ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định đóng góp trong phát triển kinh tế Hà Nội, tuy không đạt được tốc độ tăng cùng kỳ năm 2017 nhưng đã đóng góp vào mức tăng chung ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng cao nhất trong các khu vực. Thành phố đã ban hành Quyết định thành lập 05 cụm công nghiệp và tiếp tục xem xét thành lập các cụm công nghiệp đủ điều kiện, đồng thời lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đủ tiêu chí để xem xét công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2018; bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong các lĩnh vực công nghệ cao vào sản xuất tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng được thị trường tiêu thụ ổn định. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2018 tăng 7,73% so với năm trước, đóng góp 1,22 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung GRDP. Nguyên nhân tốc độ tăng khu vực công nghiệp thấp hơn tốc độ tăng năm 2017 một phần do ảnh hưởng của các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước ASEAN được nhập về với thuế xuất 0% như sản phẩm đường, sữa; ô tô và phụ tùng ô tô; sắt thép;... khiến các doanh nghiệp trong nước sản xuất gặp một số khó khăn để cạnh tranh, nên chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 các ngành này giảm hoặc tăng chậm, như: Sản xuất và chế biến thực phẩm tăng 3,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 7,2%; sản xuất kim loại giảm 0,4%;...[22].

Hoạt động xây dựng duy trì mức tăng trưởng cao, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng tiếp tục được tăng cường, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước, công trình có quy mô lớn, phức tạp. Các công trình, những dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã được chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ những ngày đầu năm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2018 tăng 9,87% so với năm trước, đóng góp 0,63 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung GRDP của Thành phố [22].

Giá trị tăng thêm các ngành dich vu ̣ tăng 6,89% so với năm trước (đóng góp 4,45% điểm phần trăm vào mứ c tăng chung), trong đó đóng góp của một số ngành có

tỷ trọng lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Thành phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; đã rà soát quy hoạch mạng lưới chợ; đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các chợ đầu mối để cung ứng hàng hóa, đáp ứng đa dạng nhu cầu nhân dân; năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 11% so với năm trước, góp phần làm giá trị tăng thêm ngành thương mại tăng 8,27%, đóng góp 1,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP. Du lịch cũng đạt được những kết quả khả quan, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ nhân dân và du khách đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân và du khách như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; lễ hội văn hóa, ẩm thực tại khu vực không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; khai trương thí điểm không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, tuyến buýt du lịch 2 tầng; giới thiệu không gian bích họa phố Phùng Hưng; chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ" tại khu du lịch Tuần Châu Hà Nội; năm 2018, lượng khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 16,4 triệu lượt khách, tăng 16,5% so với năm 2017 [22].

Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến đạt 3.098 nghìn tỷ đồng, nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 2,3% tổng dư nợ, hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, giá trị tăng thêm Ngành ngân hàng, bảo hiểm năm 2018 ước tăng 8,4% so cùng kỳ, đóng góp 0,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP. Các ngành khối hành chính, sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hoá, y tế… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không cao như cùng kỳ năm trước một phần do các Bộ, Ngành Trung ương và Thành phố thực hiện giảm chi thường xuyên trong năm 2018 [22].

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,67% so năm trước. Nguyên nhân tăng thấp do thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN một số mặt hàng giảm về 0%, trong đó có mặt hàng ô tô nguyên chiếc; các mặt hàng điện máy, điện lạnh, đồ dùng nhà vệ sinh, nhà bếp nhập khẩu mức thuế giảm từ 5 đến 10%; hàng nông sản giảm từ 3 đến 5%...[22].

c. Cơ sở hạ tầng

Hà Nội là thành phố trung tâm của cả nước, hệ thống giao thông phát triển dày đặc bao gồm hệ thống đường bộ, xe buýt, đường sắt và cầu,..Hà Nội là một đầu nút quan trọng của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km đường sắt Viêt Nam, là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hành hóa và hành khách. Hệ thống cầu ở Hà Nội có nhiều cầu lớn bắc qua sông Đà, sông Mã, sông Đáy. Có nhiều tuyến sông trung ương chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt, rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.

Năm 2018, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành đạt 11.358 nghìn m2, tăng 3,7% so với năm 2017. Trong đó, nhà ở chung cư đạt 1.863 nghìn m2, chiếm 16,4% tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành và tăng 9,4% so năm trước; nhà riêng lẻ đạt 9.495 nghìn m2, chiếm 83,6% và tăng 2,7% [22].

Diện tích nhà ở xây dựng mới tại khu vực đô thị năm 2018 đạt 4,4 triệu m2, tăng 3,4% so với năm 2017. Trong đó, diện tích do Trung ương xây dựng đạt 577 nghìn m2, chiếm 13,2% tổng diện tích nhà ở xây dựng mới tại khu đô thị và tăng 5% so năm 2017; diện tích do địa phương xây dựng đạt 3.812 nghìn m2, chiếm 86,8% và tăng 3,2% [22].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Nước ngầm thuộc địa bàn khu vực nội đô thành phố Hà Nội phía Nam sông Hồng: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Khu vực nội đô thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: từ năm 1996 đến năm 2019.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực nội đô thành phố Hà Nội.

- Thực trạng khai thác và mức độ suy thoái nước ngầm nội đô thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật nhằm kiểm soát ô nhiễm bảo vệ tài nguyên nước ngầm thành phố Hà Nội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu, số liệu

Sưu tầm các tài liệu, số liệu đã được công bố, số liệu tại Trung tâm Quy hoạch Điều tra tài nguyên nước, Trung tâm quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, số liệu lưu trữ tại Viện Khoa học tài nguyên nước.

Rà soát thông tin, dữ liệu từ các kết quả điều tra giai đoạn trước để xác định dữ liệu thông tin có thể kế thừa, xác định được sự phân bố các tầng chứa nước, các khu vực cần điều tra chi tiết để khoanh định và có giải pháp cần bảo vệ.

Kết quả đã thu thập và phân loại ra các nhóm tài liệu liên quan, rà soát, đánh giá phục vụ hữu ích cho công tác điều tra, khảo sát và các nội dung nghiên cứu chi tiết tiếp theo. Các nhóm tài liệu đã thu thập bao gồm:

+ Các số liệu khí tượng, thủy văn tại các trạm quan trắc trong và lân cận vùng nghiên cứu, bao gồm các trạm khí tượng Láng, Ba Vì.

+ Tài liệu dân sinh, kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2013 – 2018 ở Hà Nội.

+ Tài nguyên nước ngầm: thu thập thông tin về hiện trạng tài nguyên nước ngầm được khai thác sử dụng, hiện trạng sụt lún nền đất ở các khu vực do khai thác nước, các báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn, tìm kiếm, thăm dò nước ngầm, báo cáo điều tra địa chất đô thị, báo cáo điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm, báo cáo tìm kiếm, thăm dò nước khoáng, nước nóng. Trong đó đã thu thập địa tầng các lỗ khoan thăm dò, các kết quả phân tích mẫu làm cơ sở dữ liệu thực hiện việc đánh giá tài nguyên nước ngầm trên vùng nghiên cứu.

Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự báo. Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê toán học trên phần mềm excel.

Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu. Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị.

2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát, lấy mẫu và phân tích bổ sung

Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa lấy mẫu, phân tích một số chỉ số cơ bản về chất lượng nước ở 5 điểm thuộc khu vực nội đô thành phố Hà Nội, vị trí các mẫu được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Vị trí các mẫu thu thập


Mẫu

Vị trí

M1

177 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội

M2

Ngõ 89 đường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

M3

168 Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

M4

Đường Dịch vụ Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

M5

Kiều Mai, Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội


*Thời gian lấy mẫu: ngày 15 tháng 9 năm 2019.

*Thiết bị lấy mẫu:

- 5 bình nhựa loại 500 ml, tráng rửa sạch, làm khô, dán nhãn.

- 5 bình thủy tinh tối màu loại 500ml, tráng rửa, sấy khô, dán nhãn.

- Mẫu nhãn

- Một thùng mốp

*Số lượng mẫu: Tại mỗi địa điểm tiến hành lấy mẫu tại 1 vị trí.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí