Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, tốc độ Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đang diễn ra mạnh mẽ góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của nhân loại. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) quy mô và hiện đại mọc lên nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có 289 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao trong đó 184 KCN đã đi vào hoaṭ đôṇ g (chiếm 63,67%). Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa làm cho chất lượng sống của con người được nâng cao hơn. Song, nó cũng gây ra những hậu

quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên như: gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường (ÔNMT)… Trong khi công tác quản lý môi trường (QLMT) của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế như: hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường (BVMT) còn chưa chặt chẽ, cụ thể và thiếu đồng bộ; các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT; công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường chưa được coi trọng [1].

Cho nên, việc tìm ra phương hướng phát triển, quản lý môi trường hiệu quả tại các KCN nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững ít gây tác động đến môi trường tự nhiên… đang là vấn đề quan tâm của xã hội nói chung và của các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng.

Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang (Sau đây viết tắt là KCN Thọ Quang) tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Theo chủ trương của thành phố Đà Nẵng, tất cả các nhà máy chế biến thủy hải sản đều được quy hoạch về Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Hiện tại, trong Khu công nghiệp đang có 17 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, các sản phẩm chính của KCN chế biến thủy sản là cá phi lê, tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực, cá nục, cá ngừ, hải sản đóng hộp…chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Châu Âu. Theo đó, yêu cầu các nhà máy phải xử lý nước thải sơ bộ trước khi xả vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp và

không nhà máy nào được phép xả ra ngoài môi trường. Trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Thọ Quang được thiết kế với công suất 2000 m3/ngày.đêm; tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây trạm xử lý nước thải tập trung thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt là vào mùa cao điểm của đánh bắt thủy hải sản khi các nhà máy đều nâng công suất, nước thải chưa được xử lý triệt để

trước khi xả ra môi trường, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm chung của khu vực âu thuyền Thọ Quang. Bên cạnh đó, công tác quản lý và xử lý chất thải rắn và khí thải vẫn còn nhiều bất cập như: chưa có kho lưu chứa, quy trình xử lý sơ bộ và vận chuyển chất thải rắn chưa phù hợp. Tính đến thời điểm này vẫn chưa có những giải pháp phù hợp nhằm định hướng KCN Thọ Quang phát triển theo hướng bền vững.

Trước thực trạng đó, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: "Đánh giá hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp”, nhằm khảo sát đánh giá tổng thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và xử lý môi trường tại Khu công nghiệp Thọ Quang , từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp - 2

- Đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý môi trường của Khu công nghiệp Thọ Quang nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp.

Nhiêm

vụ nghiên cứ u:

- Làm rõ sơ sở lý luân

về quản lý môi trường khu công nghiệp.

- Thu thập các dữ liệu và khảo sát hiện trạng môi trường tại KCN Tho ̣ Quang, Thành phố Đà Nẵng.

- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Tho ̣Quang.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT tại KCN Tho ̣Quang , Thành phố Đà Nẵng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứ u tâp trung vaò cać vâń đề môi trường như nước thaỉ , khí thải, chât́

thải rắn và vấn đề quản lý môi trường tại KCN Thọ Quang.

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài đươc nghiên cứ u tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang

nằm tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Đánh giá hiên

traṇ g môi trường và quản lý môi trường tại KCN Thọ Quang,

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích hệ thống:

Đánh giá, phân tích các thông tin thu thập được từ quá trình khảo sát theo hệ thống các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang.

Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê:

Tổng hợp những số liệu thực tế thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát phục vụ cho việc thống kê những kết quả thu được tại những doanh nghiệp được khảo sát.

Phương phá p điều tra khảo sá t:

Việc thực hiện thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua quá trình điều tra phỏng vấn, khảo sát đánh giá ngoài hiện trường, cụ thể: Khảo sát thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các các doanh nghiệp, đồng thời tiến hành phỏng vấn cán bộ môi trường về thông tin có liên quán đến công tác bảo vệ môi trường tại 17 cở sở hoạt động trong KCN Thọ Quang.

- Thu thập tài liệu liên quan:

+ Số liệu điều tra khảo sát (thông qua các phiếu điều tra) tại KCN Tho ̣ Quang, Thành phố Đà Nẵng ; các thông tin khảo sát thực tế tại KCN Tho ̣Quang về tình hình phát thải tại các cơ sở hoạt động trong KCN Thọ Quang.

+ Tài liệu thứ cấp: Tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học; các báo cáo thu thập số liệu tại KCN Thọ Quang; các Kết luận thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại KCN Thọ Quang.

- Phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.

Phương pháp xử lý số liệu:

Toàn bộ số liệu thu thập và phân tích trong quá trình khảo sát để đánh giá được xử lý trên phần mềm Excel của Mircosoft Office.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ô nhiễm môi trường tại các KCN là một vấn đề cấp bách và cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức khỏe của người lao động bên trong KCN và người dân bên ngoài KCN. Do đó, việc đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp từ đó tìm ra phương pháp tối ưu trong công tác quản lý môi trường để hạn chế các tác động có hại đến môi trường cũng như sức khỏe của người lao động trong KCN và người dân xung quanh KCN là một vấn đề hết sức cần thiết cho Thành phố Đã Nẵng nói chung và KCN Thọ Quang nói riêng. Đề tài cũng cung cấp hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp Thọ Quang và các số liệu phân tích về các thành phần môi trường làm cơ sở cho việc đưa gia các phương án, giải pháp về quản lý môi trường phù hợp với Khu công nghiệp.

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn được chia thành các phần và các chương như sau:

Chương I. Cơ sở khoa hoc về quan̉ lý môi trường Khu công nghiệp;

Chương II. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; Chương III. Kết quả nghiên cứu;

Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phần các phụ lục.


CƠ SỞ KHOA HOC

CHƯƠNG I:

̀ QUẢ N LÝ MÔI TRƯỜ NG KHU CÔNG NGHIỆP


1.1. Tổng quan về quản lý môi trường khu công nghiệp


1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp và quản lý môi trường khu công nghiệp.

- Khái niệm về Khu công nghiệp: Ngày 14 tháng 3 năm 2008 Chính phủ đã ban hành nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, trong đó tại Điều 2 của Nghị định có quy định “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định”.

- Quản lý môi trường khu công nghiệp: Quản lý môi trường khu công nghiệp là việc tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm giữ cho môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp được trong sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động của khu công nghiệp gây ra cho môi trường.

- Các đặc điểm của Khu công nghiệp: Các đặc điểm của khu công nghiệp gồm: Có diện tích từ 40 ha trở lên; có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công nghiệp; có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng giai đoạn phát triển; được xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt; Có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng; Có địa điểm và phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường...


1.1.2. Các công cụ quản lý môi trường Khu công nghiệp

1.1.2.1. Công cụ pháp lý:

Trong thời gian qua, Chính phủ các cơ quan quản lý Nhà nước trong với lĩnh vực môi trường KCN đã nỗ lực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về bảo vệ

môi trường và triển khai thường xuyên nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số công việc cụ thể đã triển khai là:

+ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN, KKT. Việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ban quản lý KCN, KKT-cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp các KCN, KKT thực hiện sát sao hơn nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường KCN, KKT.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TT- BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2015 về về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp; Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp và Cơ quan quản lý cụm công nghiệp; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp và tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Quy định việc quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao nhằm bảo vệ môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp.

Bên cạnh đó Công tác bảo vệ môi trường đối với KCN, CCN thời gian qua được lồng ghép ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường nay là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015; Thông tư 31/2009/TTLT-BCT- BTNMT ngày 04/11/2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường

hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngvề việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT- BTNMT; Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại...; và gần đây Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, trong đó có quy định riêng nội dung quản lý và bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp (Điều 67). Bên cạnh đó ngày 18 tháng 11 năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định này có tính răn đe cao và tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường đối với các cá nhân và các cơ sở hoạt động kinh doanh.

1.1.2.3. Công cụ kinh tế:

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các khu công nghiệp để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường (Thuế và phí môi trường, giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm", ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái.). Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.

- Ngày 19 tháng 3 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ

sở hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN. Việc triển khai Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg đã góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các loại hình dự án mà quỹ cho vay tập trung vào các lĩnh vực như: xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp, xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, xử lý ô nhiễm làng nghề, xử lý khói bụi xi- măng và các loại bụi khác, triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng...

- Phí môi trường: Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định thu phí với nước thải công nghiệp nay được thay thế bởi Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013. Theo nghị định 25/2013/NĐ-CP mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của Việt Nam được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, theo từng môi trường tiếp nhận. Thu phí nước thải chỉ là một trong số nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong hời gian tới. Giải pháp ưu tiên này đã được ghi rõ trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt.

- Nhãn sinh thái, doanh nghiệp xanh, sản xuất sạch hơn: Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó".

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tạo tính răn đe và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các cá nhân tổ chức hoạt

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí