Công ty Chế biến & XNK Thủy sản Miền Trung | Tôm, mực cá phi lê, surimi | |
11 | Công ty TNHH TM Minh Nghĩa | Tôm, mực, cá |
12 | Công ty TNHH Thái An | Tôm, mực, cá |
13 | Công ty CP Thủy sản Đà Nẵng | Tôm, mực, cá |
14 | Chi nhánh Công ty Cổ phần Đại Thuận | Tôm, mực, cá |
15 | Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh | Tôm, mực, cá |
16 | Công ty TNHH XNK TM Phước Tấn Phát | Mực, cá |
17 | Công ty TNHH Thiên An Long | Mực, cá |
18 | Trạm xử lý nước thải tập trung | Xử lý nước thải |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp - 2
- Vai Trò Của Các Bên Trong Quản Lý Môi Trường Khu Công Nghiệp
- Những Công Cụ Quản Lý Môi Trường Khu Công Nghiệp Cần Triển Khai
- Sơ Đồ Khối Quá Trình Công Nghệ Xlnt Nhà Máy Hải Thanh’
- Sơ Đồ Thể Hiện Sự Cố Trong Công Tác Xử Lý Môi Trường
- Đề Xuất Các Phương Án, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Môi Trường Của Tại Khu Công Nghiệp Thọ Quang.
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Nguồn [5]
2.2. Phương phá p nghiên cứ u
Phương pháp phân tích hệ thống:
Đánh giá, phân tích các thông tin thu được từ quá trình khảo sát theo hệ thống các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang.
Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê:
Tổng hợp những số liệu thực tế thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát phục vụ cho việc thống kê những kết quả thu được tại những doanh nghiệp được khảo sát.
Phương phá p điều tra khảo sá t:
- Thu thập tài liệu liên quan:
+ Tài liệu sơ cấp: thu thập số liệu tại KCN Tho ̣Quang , Thành phố Đà Nẵng qua các phiếu khảo sát. Khảo sát thực tế tại KCN Tho ̣Quang để nắm rõ tình hình phát thải tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN.
Một số thông tin chính được nêu tại phiếu khảo sát các đơn vị gồm:
- Thông tin về đơn vị được khảo sát
- Nội dung khảo sát gồm: lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thời gian đi vào hoạt động, loại nguyên liệu sản xuất, thụi trường tiêu thụ sản phẩm, số ca trong ngày, số lượng người lao động, lượng nước sử dụng, có cán bộ chuyên trách về môi trường hay không (trình độ chuyên môn, có chuyên trách đảm nhiệm các công việc khác, số lượng người tham gia quản lý môi trường…)
- Thông tin về tình trạng quản lý nước và nước thải gồm: nước thải sinh hoạt phát sinh là bao nhiêu? (01 tháng) , nước thải sản xuất phát sinh là bao nhiêu? (01 tháng), lượng nước thải khác (nếu có); đơn vị có hệ thống xử lý nước thải hay chưa có? (công suất bao nhiêu, khi vận hành có cán bộ chuyên trách hay không, hệ thống có hay bị quá tải, sự cố…; tiêu chuẩn của nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nào?, nước sau khi xử lý có tái sử dụng hay không?, điểm xả nước thải ra tại vị trí nào, có đấu nối nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN hay không…
- Thông tin về tình trạng quản lý chất thải rắn gồm: khối lượng, chủng loại phát sinh, công đoạn phát sinh, cách lưu giữ phát sinh, có khu vực lưu giữ tạm thời hay chưa? Chuyển giao cho đơn vị có chức năng hay không…
- Thông tin về tình trạng quản lý khí thải và mùi gồm: Trong dây truyền sản xuất nguồn phát sinh khí thải, mùi từ đâu?, biện pháp xử lý khí thải, mùi tại cơ sở và các khó khăn trong việc quản lý…
+ Tài liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học; các tài liệu xuất bản của các Trung tâm nghiên cứu về môi trường trên địa bàn thành phố, các tài liệu của Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý môi trường Khu công nghiệp.
- Phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.
Phương pháp xử lý số liệu:
Toàn bộ số liệu thu thập và phân tích trong quá trình khảo sát để đánh giá được xử lý trên phần mềm Excel của Mircosoft Office.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiên
tran
g về môi trường tại khu công nghiệp Thọ Quang
3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm chính của Khu công nghiệp Thọ Quang
Các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động KCN Tho ̣Quang chủ yếu bao gồm:
- Nước thải sản xuất (NTSX), nước vệ sinh công nghiệp, nước thải sinh hoạt (NTSH), nước mưa chảy tràn.
- Khí thải từ quá trình sản xuất (nồi hơi, máy phát điện, hoạt động giao thông và các thiết bị công nghệ) có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (dầu DO, FO…).
- Chất thải rắn: CTR sinh hoaṭ, chất thải rắn công nghiệp (CTRCN).
- Phế liệu công nghiệp và chất thải nguy hại (CTNH).
3.1.1.1. Về nước thải
Hiện tại Công ty Kinh doanh hạ tầng KCN không dùng nước cho tưới cây hay dùng cho các hoạt động khác mà chỉ dùng cấp cho các doanh nghiệp trong KCN Tho ̣Quang và Phóng cháy chữa cháy
* Nước thải sinh hoạt
- Về khối lượng phát sinh:
Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động sinh hoạt của cán bộ ,công nhân viên làm việc trong KCN, thành phần và tính chất của nước thải phát sinh từ nguồn tương đối ổn định, gồm các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, vi sinh. Cụ thể các nguồn phát sinh gồm:
+ Phát sinh từ nhà vệ sinh, các bồn tắm giặt;
+ Phát sinh từ nhà bếp, căn tin và khu văn phòng.
Do loại hình sản xuất của các đơn vị nằm trong Khu công nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực thủy sản, số lượng cán bộ công nhân viên tại 17 đơn vị theo thống kê khoảng 2500 người, trong đó số lượng công nhân lưu trú không đáng kể, nước thải
sinh hoạt chủ yếu phát sinh tại khu vực vệ sinh, khối lượng nước thải sinh hoạt tính toán sơ bộ theo công thức:
- Định mức sử dụng nước cho sinh hoạt của công nhân viên và chế biến thức ăn tại các nhà máy: 120 lít/người/ngày; số lượng công nhân = 2.500 người.
V = 2500 x 120 = 300.000 lít/ngày = 300 m3/ngày (nước sinh hoạt)
- Về đặc tính, đặc điểm của nước thải sinh hoạt: Nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lững (SS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt Tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. Khu Công nghiệp đã xây dựng hệ thống thu gom nước thải đến từng cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua các bể phốt sau đó đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp.
* Nước thải sản xuất
- Nước thải sản xuất: Tại thời điểm điều tra, tổng lượng nước thải sản xuất (bao gồm cả nước thải phát sinh của KCN khoảng từ 4.000 m3/ngày đêm đến 6.000 m3/ngày đêm (theo Bảng 2). Như đã trình bày, các cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực sơ chế, chế biến thủy hải sản, do vậy thành phần và tính chất nước thải phát sinh chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy có nồng độ COD, BOD, Tổng Nitơ và các chất dinh dưỡng cao, các nguồn phát sinh cụ thể:
+ Nước thải phát sinh từ các dây chuyền công nghệ sản xuất thủy sản: Chủ yếu là mỡ, máu cá phát trình trong quá trình rửa, cắt tiết.
+ Nước thải phát sinh từ các hệ thống, thiết bị giải nhiệt: Phát sinh ít, thường được thu gom và thoát cùng hệ thống thoát nước mưa.
+ Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng: Phát sinh trong quá trình vệ sinh sàn, kho lưu giữ.
Bảng 2. Bảng thống kê khối lượng nước thải của các cơ sở
Tên doanh nghiệp | Lưu lượng, m3/ngày.đêm | Công suất, m3/ngày.đêm | Chất lượng nước sau xử lý | |
1 | Công ty CP TS & TM Thuận Phước | 1500 - 2500 | 2000 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
2 | Công ty TNHH Bắc Đẩu | 1600 - 2400 | 1800 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
3 | Công ty TNHH Hải Thanh | 700 – 1100 | 800 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
4 | Công ty TNHH CBTP Danifoods | 500 – 850 | 600 | Cột A QCVN 11Mt- 2015/BTNMT |
5 | Công ty CP Procimex Việt Nam | 100 – 200 | 150 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
6 | Công ty CP Đồ hộp Hạ Long | 100 – 160 | 150 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
7 | Công ty TNHH Khang Thông | 100 – 200 | 150 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
8 | Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng | 80 – 150 | 100 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
9 | Công ty TNHH TM & DV PUFONG | 80 – 120 | 100 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
10 | Công ty Chế biến & XNK Thủy sản Miền Trung | 400 - 450 | 400 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN |
Công ty TNHH TM Minh Nghĩa | 80 – 150 | 120 | Đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN | |
12 | Công ty TNHH Thái An | 200 – 250 | 200 | Xử lý đơn giản qua lắng lọc |
13 | Công ty CP Thủy sản Đà Nẵng | 100 – 150 | 100 | Xử lý đơn giản qua lắng lọc |
14 | Chi nhánh Công ty Cổ phần Đại Thuận | 100 – 150 | 100 | Xử lý đơn giản qua lắng lọc |
15 | Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh | 70 – 150 | 100 | Xử lý đơn giản qua lắng lọc |
16 | Công ty TNHH XNK TM Phước Tấn Phát | 50 – 100 | 70 | Xử lý đơn giản qua lắng lọc |
17 | Công ty TNHH Thiên An Long | 20 – 50 | 30 | Xử lý đơn giản qua lắng lọc |
18 | Trạm xử lý nước thải tập trung | 4000 – 6000 | 3000 | Cột B QCVN 11:Mt- 2015/BTNTM |
Nguồn: [5]
* Nước mưa chảy tràn
- Qua điều tra khảo sát tại các đơn vị, có 12/17 đơn vị đa xây dựng hoàn chỉnh và riêng biệt hệ thống thu gom và thoát nước mưa, một số đơn vị còn để nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất nhiễm vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa đẫn đến trong thời gian khảo sát các điểm xả nước mưa của Khu công nghiệp ra Âu thuyền Thọ Quang có nước màu đen, mùi hôi đặc trưng xả ra cống thoát nước mưa trong khi trời nắng. Như vậy, việc quản lý đấu nối triệt để nước thải sản xuất phát
sinh tại các cơ sở trong khu công nghiệp cũng hết sức cần thiết và phải được giám sát chặt chẽ, đây cũng là vấn đề chung ở các KCN đang hoạt động trên cả nước.
3.1.1.2. Khí thải
Nguồn gây tác động đến môi trường không khí có liên quan đến chất thải trong quá trình hoạt động lâu dài của KCN Thọ Quang, được xác định là phát sinh từ quá trình hoạt động của các dây chuyền công nghệ sản xuất, các lò hơi và các hoạt động lưu trữ, cụ thể như sau:
- Khí thải phát sinh từ các dây chuyền sản xuất tại các cơ sở, cụ thể: hoạt động hấp, sấy sản phẩm.
- Khí thải phát sinh từ các máy móc thiết bị đốt nhiên liệu, cụ thế: Tại các lò hơi, máy phát điện dự phòng khi hoạt động, bếp ăn công nghiệp.
- Hơi hóa chất, dung môi phát sinh từ hoạt động lưu trữ nhiên, nguyên liệu và hóa chất;
- Khí thải phát sinh từ hoạt động quản lý, xử lý chất thải (nước thải, CTRSH, CTRCN và CTNH).
Bảng 3. Thành phần và nguồn gốc phát sinh khí thải của từng loại hình công nghiệp trong KCN Thọ Quang
Thành phần khí thải | |
Khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu, các loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động sản xuất của các đơn vị tại Khu công nghiệp hầu hết là than đá, dầu DO, FO,… | Bụi, COX, SOX, NOX, CXHY… |
Khí thải phát sinh từ các công nghệ sản xuất, các loại hóa chất sử dụng dùng diệt khuẩn và hóa chất sử dụng tại hệ thống xử lý nước thải | Bụi, hợp chất chứa lưu huỳnh: H2SO4, SO2, H2S, hợp chất chứa Clo: HCl, Cl2 từ các kho lưu giữu hóa chất; hơi dung môi aceton, xylen, toluen, NH3 (từ các hệ thống cấp đông)… |
Khí thải phát sinh từ hoạt động lưu giữ chất thải thông thường (đầu, vảy, mỡ cá…), hoạt động lưu giữ các loại chất thải khác và quá trình vận chuyển
Khí thải (NH4), bụi
Nguồn: [4]
- Khí thải từ các hoạt động khác: Hoạt động khác như thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải (nước thải và CTR) sẽ sinh khí thải với thành phần như: NH3, H2S, CH4, Mercaptan, bụi, CO, NOx, SOx; mùi hôi. Đối với hoạt động thu gom, lưu trữ và XLNT thì khí thải và mùi hôi phát sinh từ hệ thống XLNT như: bể tự hoại, bể thu gom; bể yếm khí, hiếu khí, bể nén bùn, máy ép bùn, sân phơi bùn...
3.1.1.3. Chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh từ các nhà máy trong KCN Thọ Quang gồm:
+ Từ nhà ăn: thực phẩm thịt, cá, rau quả dư thừa, túi nilon,…
+ Từ khu văn phòng: giấy, vỏ lon, chai, nhựa…
+ Từ khu vực vệ sinh.
* Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các nhà máy trong KCN Thọ Quang rất đa dạng về thành phần và chủng loại (sự phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại dựa trên các tiêu chí tại Quyết định số: 155/1999/QĐ- TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ). Phụ thuộc vào loại công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng sẽ phát sinh các loại chất thải tương ứng. Do loại hình nghành nghê hoạt động của các cơ sở hoạt động trong KCN chủ yếu là chế biến thủy hải sản, do vậy một số loại chất thải phát sinh cụ thể như: xác động vật (các loại đầu cá, vảy cá, mỡ cá phế phẩm động vật khác), các loại chất thải này có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy và gây mùi nhanh khi không có biện pháp thu gom, xử lý kịp thời, bên cạnh đó còn có các loại bao bì như PVC, PE, bao lác, đay…
* Chất thải nguy hại: