Sơ Đồ Thể Hiện Sự Cố Trong Công Tác Xử Lý Môi Trường


Hình 5 Sơ đồ thể hiện sự cố trong công tác xử lý môi trường Nguồn 5 1

Hình 5. Sơ đồ thể hiện sự cố trong công tác xử lý môi trường

Nguồn: [5].

Về chất lượng nước xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 11-MT: 2015/BTNMT quy định thì chỉ có 01 nhà máy đạt loại A (chiếm 6%), tuy nhiên vẫn chưa được xả ra môi trường do phải dùng nước này để hòa loãng cho trạm xử lý nước thải tập trung. Và 01 đơn vị đăng ký đạt loại B, như vậy chỉ 02 doanh nghiệp đạt chuẩn thải ra môi trường chiếm 12% (Hình 3.7). Đây là một tỷ lệ khá thấp và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xử lý nước thải của KCN này luôn rơi vào tình trạng qúa tải và gây ô nhiễm môi trường kéo dài.

Hình 6 So sánh tỷ lệ các doanh nghiệp tự xử lý nước thải theo QCVN Kết 2

Hình 6. So sánh tỷ lệ các doanh nghiệp tự xử lý nước thải theo QCVN

Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý và xử lý môi trường nước tại KCN Thọ Quang (các doanh nghiệp và trạm xử lý tập trung) như sau:

- Lưu lượng nước thải phát sinh lớn hơn khả năng tiếp nhận theo công suất thiết kế của trạm xử lý.

- Nồng độ và thành phần các chất trong nước thải cao hơn và hay thay đổi so với thiết kế đã được tính toán.

- Hoạt động của các trạm xử lý nước thải kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân trong đó do thay chất lượng nước đầu vào, chủ đầu tư không kiểm soát đưuọc chất lượng nước đầu ra tại các cơ sở thứ cấp.

- Việc bố trí cán bộ phụ trách quản lý và xử lý nước thải chưa đúng chuyên môn và chưa phù hợp, còn kiêm nhiệm các công việc khác.

3.2.2. Thực trạng quản lý môi trường đối với chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt qua khảo sát tại các doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang được thu gom hàng ngày bởi Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng. Toàn bộ các cơ sở đều có khu vực lưu chứa đảm bảo vệ sinh và được bố trí đúng nơi quy định trong khuôn viên nhà máy. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp và đặc thù sản xuất mà có khối lượng và thành phần chất thải sinh hoạt khác nhau. Việc chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được lưu chứa và vận chuyển đi hàng ngày nên đã giúp cho hiện trạng và quản lý loại chất thải này tại Khu công nghiệp Thọ Quang là rất tốt.

Toàn bộ các doanh nghiệp không có lưu chứa qua ngày và lưu chứa trong thùng đúng tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của thành phố Đà Nẵng nên việc rò rỉ hay phát tán mất vệ sinh môi trường là không có.

b. Chất thải rắn sản xuất


Qua kết quả thu được từ khảo sát về hiện trạng quản lý chất thải rắn sản xuất tại các doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang được được chia làm hai loại:

vỏ bao bì đựng các phụ gia phục vụ cho sản xuất sản phẩm như: vỏ phuy dầu ăn, hóa chất bảo quản thực phẩm, bìa carton, vỏ bao bì lỗi, các dụng cụ hỏng

…., và chất thải từ quá trình chế biến nguyên liệu như: vỏ và đầu tôm; nội tạng và mai mực; vây, vảy, đầu, nội tạng của cá. Số liệu khảo sát cho thấy phần lớn toàn bộ chất thải từ các loại vỏ bao bì hay dụng cụ hỏng hóc được các doanh nghiệp bán lại cho các công ty, cơ sở và cá nhân thu mua nhỏ lẻ dùng cho mục đích tái chế (sắt, thiếc, vỏ thùng carton….) hoặc tái sử dụng (vỏ can, chai lọ, thùng carton…) với tuần suất là 1 - 2 lần/tháng. Đây là thành phần chất thải ít gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên nếu bảo quản không tốt sẽ bị ô xy hóa, hoai mục do tiếp xúc với độ ẩm cao và nồng độ muối trong môi trường dẫn đến gây hư hỏng và rò rỉ ra bên ngoài.

Số liệu chỉ ra trong Hình 3.8 cho thấy tình trạng bố trí kho bãi tập kết loại chất thải trong khuôn viên nhà máy vẫn còn khoảng 40% doanh nghiệp chưa thực hiện đúng công việc bảo quản chất thải và từ đó có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường (Hình 3.8). Số liệu khảo sát còn thể hiện một sự so sách rất cụ thể như sau: những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn thường tuân thủ rất đúng những hạng mục về quản lý môi trường như bố trí kho bãi và có báo cáo nộp cơ quan quản lý rất cụ thể, còn các doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ và quản lý tư nhân thường ít coi trọng vấn đề này.

Chất thải từ các hoạt sơ chế nguyên liệu và chế biến sản phẩm như: vỏ và đầu tôm; nội tạng và mai mực; vây, vảy, đầu, nội tạng của cá được thu gom với tần suất từ 01 lần/ngày đến 02 lần/tuần. Điều này tùy thuộc vào điều kiện sản xuất cũng như hợp đồng thu mua của các công ty và cơ sở chế biến thức ăn gia súc và bột cá. Tuy nhiên, đây là loại chất thải giàu đạm dễ bị phân hủy và phát tán mùi ra bên ngoài rất đặc trưng như khí H2S, NH3…. nếu không có chế độ bảo quản và thu gom kịp thời thì ảnh hưởng mùi tới môi trường xung quanh là khó tránh khỏi. Số liệu khảo sát trong Bảng 3.4 cho thấy có tới 6 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 33,33%) vẫn còn lưu dạng chất thải này quá 24h do vậy xét trên khí cạnh QLMT là không phù hợp.


Hình 7 Hiện trạng bảo quản rắc thải rắn sản xuất dạng bao bì c Chất 3

Hình 7. Hiện trạng bảo quản rắc thải rắn sản xuất dạng bao bì

c. Chất thải nguy hại

Số liệu khảo sát được 17 doanh nghiệp, trong đó 14/17 doanh nghiệp đã đăng ký sổ chủ nguồn thải và đều có hợp đồng thu gom và xử lý đối với những công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại này. Tuy nhiên, hiện trạng quản lý loại chất thải này tại 17 doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nắm được quy trình từ lưu trữ đến thời hạn phải đưa đi xử lý. Điều này thể hiện ở việc bố trí kho bãi và các thùng chứa chưa đúng, sai về chủng loại và quy cách như: sử dụng thùng kim loại không có nắp đậy để chứa bóng đèn neon; gom cả dẻ dính dầu vào thùng chứa cùng ắc quy và vỏ chai đựng hóa chất… đây là những lỗi thường gặp tại những doanh nghiệp được khảo sát. Chỉ có 5/18 doanh là thực hiện vận chuyển chất thải đứng thời hạn, số còn lại để tồn kho vượt quá quy định.

Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn tại KCN Thọ Quang (các doanh nghiệp và trạm xử lý tập trung) như sau:

- Có đến 40% doanh nghiệp chưa bố trí kho bãi lưu chứa chất thải rắn sản xuất một cách đúng quy định.

- Còn 07/17 doanh nghiệp còn chưa coi trọng vấn đề liên quan đến vận chuyển chất thải rắn sản xuất đi trong ngày, hiện vẫn còn lưu trữ trong khu vực nhà

máy lên quá 24 giờ và không có cách bảo quản (cấp đông, làm lạnh) gây mùi và nước rỉ rất mất vệ sinh môi trường.

- Quản lý chất thải nguy hại còn nhiều bất cập và không đúng quy cách (thể hiện tại các hình ảnh tại Phụ lục), dễ gây ra những hệ lụy xấu và tiềm ẩn mất an toàn môi trường.

3.2.3. Thực trạng quản lý môi trường đối với khí thải

Khí thải tại ống khói của các doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang đều chủ yếu từ các lò hơi phục vụ cho việc sấy sản phẩm và vệ sinh thiết bị, ngoài ra còn một số xuất phát từ ống xả của máy nén khí phục vụ cho máy làm lạnh. Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 05/17 doanh nghiệp có dây chuyền sản suất liên quan đến lò hơi và 03/17 doanh nghiệp có chạy máy nén khí phục vụ cho làm lạnh [3]. Tuy nhiên, động cơ chạy máy nén khí làm lạnh ít chạy và chỉ khi có nguyên liệu nhiều mới hoạt động, do đó đây là nguồn gây ô nhiễm không thường xuyên. Về khí ống khói qua quá trình khảo sát cho thấy 05 doanh nghiệp thì có 04 doanh nghiệp đốt lò bằng than và 01 bằng dầu (Bảng 3.5). Theo số liệu khảo sát tại Bảng 3.5 cho thấy chỉ có 2/5 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải chuẩn, 2/5 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí nhưng trang thiết bị không đồng bộ và vận hành còn chưa đảm bảo và 1/5 doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí (Hình 3.12). Trên đây mới chỉ là số liệu khảo sát thực tế có hay không có hệ thống và vận hành như thế nào, về định lượng nồng độ các khí thải và lưu lượng khí thải trong khuôn khổ luận văn không đề cập tới.

Bảng 4. Hiện trạng khí thải tại một số doanh nghiệp trong KCN Thọ Quang


STT

Nhiên liệu sử dụng

Hệ thống xử lý khí

1

Than

Chưa đồng bộ

2

Than

Chưa đồng bộ

3

Dầu

Hoạt động tốt

4

Than

Hoạt động tốt

5

Than

Chưa có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Từ thực tế số liệu về xử lý khí thải tại một số doanh nghiệp tại KCN Thọ Quang cho thấy đây cũng là một yếu tố cần thiết phải quản lý chặt chẽ và được giám sát thường xuyên hơn. Do toàn bộ doanh nghiệp tại đây sử dụng nhiên liệu đốt từ nguồn có nguy cơ phát thải lớn nếu không có hệ thống đốt và xử lý khí thải phù hợp sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và hình ảnh thành phố du lịch nổi tiếng sạch này.

Hình 8 Tỷ lệ vận hành hệ thống xử lý khí thải tại KCN Thọ Quang Kết 4

Hình 8. Tỷ lệ vận hành hệ thống xử lý khí thải tại KCN Thọ Quang

Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý và xử lý khí thải tại KCN Thọ Quang (các doanh nghiệp và trạm xử lý tập trung) như sau:

- Chỉ có 2/5 doanh nghiệp là có trang bị hệ thống xử lý khí thải đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo đăng ký của đánh giá tác động môi trường.

- Có 4/5 doanh nghiệp hiện công nghệ sử dụng nhiên liệu đốt lò là than, điều này nên có lộ trình để thay đổi nhiên liệu đốt cho phù hợp.

- Quy trình xử lý khí thải đặc trưng tại các cơ sở trong Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang: Khí thải qua dung dịch hấp phụ (dung dịch NaOH hoặc nước) thiết bị lọc bụi túi ống khói môi trường.

3.3. Đá nh giá hiê ̣u quả quản lý môi trường t ại Khu công nghiệp Thọ Quang

3.3.1. Môt

số kết quả đã làm đươc

Công tác xử lý chất thải tại các doanh nghiêp

sản xuất thuôc

KCN đã từng

bước đi vào nề nếp và có những chuyển biến tích cực. Việc xây dựng trạm xử lý

nước thải tập trung trong KCN đã đươc

chủ đầu tư quan tâm , xây dưn

g nâng dần

công suất xử lý để có thế tiếp nhân xử lý toaǹ bô ̣nước thaỉ của cać cơ sở san̉ xuât́

trong KCN đảm bảo theo quy điṇ h môi trường . Số lượng các doanh nghiệp trong KCN đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tỷ lệ cao (khoảng 75%).

Do được quan tâm, đánh giá, xem xét ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư cho nên nhiều doanh nghiệp trong KCN đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Một số ngành nghề có mức độ xả thải khí thải cao đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm khí thải, tiếng ồn được hạn chế đáng kể.

Việc thực hiện các quy định về xử lý chất thải rắn được hầu hết các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành. Đa số các doanh nghiệp trong KCN đã có biện pháp phân loại và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi xử lý. Ban quản lý KCN đã tổ chức thu gom, xử lý chất thải tập trung. Do vậy, về cơ bản, việc thu gom, xử lý chất thải rắn được đảm bảo.

Việc đăng ký nguồn chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và

Môi trường được quan tâm đôn đốc thực hiện. Tại KCN Tho Quang hiên thu gom, xử lý chất thải nguy hại từ các KCN được triển khai tốt.

nay việc

3.3.2. Môt

số tồn tai

trong công tá c quản lý môi trường tại Khu công

nghiệp Thọ Quang

Thứ nhất, về hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Thọ Quang:

Việc hệ thống xử lý nước thải thường xuyên bị quá tải là do công suất của hệ thống xử lý nước thải hiện chỉ 3.000 m3/ngày đêm, trong khi đó lượng nước thải thu gom về hệ thống là 4.000 – 6.000 m3/ngày đêm và thường xuyên gặp sự cố do chất

lượng nước đầu vào thất thường; hệ thống thu gom và thoát nước mưa có nước thải màu đen khi trời không mưa… đây là các dấu hiệu cho thấy cơ sở hạ tâng của Khu công nghiệp kém, không được đầu tư bài bản và không kiểm soát được tình hình xả thải của các cơ sở trong khu công nghiệp.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn mới và chưa được triển khai đông bộ:

Sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực, hiện nay các cơ quan ban hành đang khẩn trương hoàn thiện các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện… một số Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 36/2016/BTNMT; Nghị định 38/2016/NĐ-CP; Nghị định 18/2016/NĐ-CP mới được ban hành và có hiệu lực năm 2016 trong đó có các hướng dẫn về quản lý chất thải và cách tổ chức quản lý thực hiện công tác bảo vệ môi trương vẫn còn chưa được cơ quan, ban, ngành hướng dẫn thực hiện và triển khai đồng bộ đẫn đến các cán bộ quản lý môi trường của Công ty hạ tầng và các cơ sở bên trong khu công nghiệp còn lúng túng trong quá trình thực hiện.

Thứ ba, về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phát hiện vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong Khu công nghiệp:

Hiện tại số lượng cán bộ quản lý môi trường của Công ty hạ tầng khu công nghiệp rất khiêm tốn (5 người), việc quản lý tình hình thực hiện các nội dung đã cam kết của các đơn vị tại nội dụng các hồ sơ bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cam kết với Công ty hạ tầng là hết sức khó khăn, điều này đã dẫn đến việc hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty hạ tầng thường xuyên bị sự cố và quá tải; đẫn đến việc khiếu nại môi trường của một số hộ dân quanh khu công nghiệp.

Thứ tư, về cơ chế phối hợp giữa Công ty hạ tầng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương

Công ty hạ tầng là đơn vị trực tiếp quản lý môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp tuy nhiên không có vai trò quyết định trong việc xử lý, xử phạt vi phạm hành chính. Công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp mang

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí