Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia và không thể thay thế được trong đời sống, trong quá trình sản xuất của con người. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự phát triển mạnh mẽ, cùng với áp lực về sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh làm cho đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao và nhu cầu về mặt bằng lớn để phục cho sản xuất, kinh doanh. Để có mặt bằng thực hiện các dự án chúng ta phải thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Chính vì vậy công tác GPMB là một trong những điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Trước thực trạng như vậy, công tác bồi thường GPMB là một trong những công việc hết sức khó khăn, phức tạp và được xã hội đặc biệt quan tâm, bồi thường GPMB không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương sau khi TĐC cho người dân. Bồi thường GPMB là lĩnh vực nhạy cảm và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như thương lượng giá đền bù hợp lý với người dân, TĐC và giải quyết hậu quả sau GPMB... Do vậy cần áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật vào điều kiện thực tế của địa phương. Trước những khó khăn như vậy, việc đánh giá công tác GPMB để đưa ra những phương án khả thi giải quyết những khó khăn khi bồi thường GPMB đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết của xã hội.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã và đang thực hiện chủ trương về thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm năng để đầu tư các dự án về thương mại dịch vụ, du lịch và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã tạo công ăn việc làm cho nhiều nguời dân. Cùng với đó Hà Giang cũng không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhiều dự án đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Trong đó những dự án xây dựng các khu thương mại giao thương với nước bạn tại các khu vực biên giới giáp với Trung Quốc hoặc các dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng nhằm bảo vệ biên giới, đã


được triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy về phát triển KT-XH của tỉnh và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Tuy nhiên công tác bồi thường, GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng còn gặp không ít khó khăn, bất cập làm chậm tiến độ của dự án so với kế hoạch đề ra. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác bồi thường, GPMB của dự án này để thấy được những khó khăn, thuận lợi và hạn chế, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm góp phần xây dựng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC của tỉnh Hà Giang. Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác bồi thường, GPMB tại dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại trung tâm xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.

2. Mục tiêu của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Đánh giá công tác bồi thường, GPMB dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;

- Đánh giá công tác GPMB của dự án qua ý kiến người dân;

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 2

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp đối với công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

3. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học

+ Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn, chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân.

+ Nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn để tìm ra cái mới cho lý thuyết từ đó quay trở lại áp dụng cho thực tiễn.

- Ý nghĩa thực tiễn

Giúp địa phương nắm được thực trạng công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên đia bàn, nêu bật những hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng. Từ đó có những định hướng trong Quản lý Nhà nước về đất đai cũng như ban hành những chính sách, quy định hợp lý mang tính hiệu quả trong thực tế.


Chương 1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu đề tài

1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Một số khái niệm về thu hồi đất, GPMB

Thu hồi đất: là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Luật đất đai, 2013)

GPMB: là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. GPMB là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH...

Quá trình GPMB được tính từ thời điểm thành lập hội đồng GPMB đến khi giải phóng xong và giao đất cho chủ đầu tư mới. Đây là quá trình đa dạng và rất phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của người dân, doanh nghiệp và cả của xã hội, vì vậy quá trình GPMB phải đảm bảo hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích của người dân có đất bị thu hồi. Công tác GPMB quyết định đến tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án (Phạm Tuấn Anh, 2013)

1.1.1.2. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất và tài sản bị thiệt hại với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (Luật đất đai, 2013).

Có 2 loại bồi thường: bồi thường thiệt hại về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản

+ Bồi thường thiệt hại về đất là biện pháp để phân bố lại tài nguyên trên quan điểm lấy bao nhiêu bù bấy nhiêu.


+ Bồi thường thiệt hại về tài sản gồm: nhà, công trình, vật kiến trúc, cây cối hoa màu, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn với đất đai bị thu hồi.

1.1.1.3. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. Chính sách này thể hiện sự quan tâm của nhà nước, tính nhân văn của pháp luật đối với người có đất bị thu hồi, góp phần tích cực đẩy nhanh tiến độ GPMB, thời gian thi công, công trình được đảm bảo.

1.1.1.4. Tái định cư

TĐC là quá trình khôi phục và ổn định cuộc sống cho những người phải di chuyển chỗ ở do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. TĐC là việc di chuyển chỗ ở của người có đất bị thu hồi đến sinh sống tại nơi ở mới do nhà nước bố trí để giúp người bị thu hồi đất ổn định đời sống, sản xuất tại khu TĐC. TĐC bắt buộc là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi để thực hiện các công trình, dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội (Chính phủ, 2014).

TĐC khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí đất ở, nhà ở TĐC theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Hiện nay nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng các hình thức sau: bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng đất ở mới, bồi thường bằng tiền để xây dựng nơi ở mới. Trường hợp người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận thêm khoản tiền hỗ trợ TĐC.

1.1.2. Các yếu tố tác động đến công tác giải phóng mặt bằng

Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta hiện nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều bất cập và vướng mắc đã tác động không tới công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Vấn đề đặt ra ở đây đó chính là phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai; nâng cao năng lực pháp lý, trước hết phải tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế để điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất (Đào Trung Chính & cs, 2013).


1.1.2.1. Việc ban hành văn bản và thực hiện các văn bản

Ở nước ta, sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 đến nay, Chính phủ đã ba lần trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai năm 1998, 2001, 2003 và 2013 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH đất nước. Theo đó, chính sách bồi thường, GPMB cũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn phát triển. Với những đổi mới về pháp Luật Đất đai, đã cơ bản đáp ứng được tính ổn định, thống nhất của pháp Luật Đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường, GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai, việc tổ chức thực hiện các văn bản đó có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, GPMB. Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2013 của Bộ TN&MT cho thấy (Nguyễn Văn Hùng, 2015):

- Nhận thức của người dân và kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý đất đai ở địa phương về chính sách pháp luật nhìn chung còn hạn chế; trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt.

- Nhận thức pháp luật của một số người dân còn hạn chế, cùng với đó là việc áp dụng pháp luật còn thiếu dân chủ, không công khai, công bằng ở các địa phương chính là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB.

1.1.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, là địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội...Vì vậy QHSDĐ được xem là giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua QHSDĐ, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại hay giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra.

QHSDĐ không chỉ là công cụ cho thị trường mà còn là phương tiện quan trọng nhất thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội hoá về công bằng, dân chủ, văn minh trong bồi thường GPMB và cũng là công việc mà hoạt động quản lý Nhà nước


có ảnh hưởng nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúng chức năng nhất. Quy hoạch, KHSDĐ có tác động tới chính sách bồi thường GPMB trên hai phương diện:

- Quy hoạch, KHSDĐ là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường và có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng.

- Quy hoạch, KHSDĐ là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường.

1.1.2.3. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với mảnh đất (lô đất) cụ thể, làm căn cứ cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất. Trong công tác bồi thường GPMB, GCNQSDĐ là căn cứ để xác định loại đất, diện tích đất, đối tượng tính bồi thường. Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở tỉnh Hà Giang vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đăng ký biến động về sử dụng đất; việc GCNQSDĐ vẫn chưa hoàn tất. Chính vì vậy mà công tác bồi thường, GPMB ở huyện đã gặp rất nhiều khó khăn. Làm tốt công tác đăng ký đất đai, GCNQSDĐ thì công tác bồi thường GPMB sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn (Luật đất đai, 2013).

1.1.2.4. Yếu tố giá đất và định giá đất

Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thường, GPMB hiện nay đó là giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi.

Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây:

- Do UBND tỉnh quy định (căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung giá đất do Chính phủ quy định) và được công bố công khai trên Website của sở TN&MT Hà Giang.


- Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Để xác định được giá đất chính xác và đúng đắn chúng ta cần phải có những hiểu biết về định giá đất. Định giá đất là phương pháp kinh tế nhằm tính toán lượng giá trị của đất bằng tiền tại một thời điểm khi chúng tham gia trong một thị trường nhất định. Hay nói cách khác, định giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị quyền sử dụng đất bằng tiền cho một mục đích cụ thể tại một thời điểm xác định.

Khi định giá đất người định giá phải căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại đất tại thời điểm định giá để áp dụng phương pháp định giá đất cho phù hợp với thực tế. Hiện nay, việc định giá đất chủ yếu sử dụng một số phương pháp, đó là phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp thu nhập, phương pháp triết trừ và phương pháp thặng dư.

Tình hình phổ biến hiện nay là giá đất cho các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát sinh khiếu kiện. Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2015 của Bộ TN&MT cho thấy trong 17.480 đơn tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai thì có tới 12.348 trường hợp là khiếu nại về bồi thường GPMB chiếm 70,64%. Trong các trường hợp khiếu nại về bồi thường, GPMB thì có tới 70% là khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường hoặc giá đất ở được giao tại nơi TĐC lại quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi (Tạp chí Cộng sản, 2007).

Như vậy, nếu công tác định giá đất để bồi thường GPMB không được làm tốt sẽ làm cho công tác GPMB ách tắc, dẫn tới không có mặt bằng đầu tư, làm chậm tiến độ triển khai dự án hoặc làm lỡ cơ hội đầu tư.

1.1.2.5. Thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản là nơi giải quyết quan hệ về cung - cầu bất động sản trong một thời gian và không gian nhất định. Việc hình thành và phát triển thị trường


bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường, đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách TĐC và bồi thường.

Giá cả của bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác động tới giá đất tính bồi thường.

1.1.3. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC

Mỗi dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng có một đặc điểm riêng, liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. GPMB vừa mang tính đa dạng, vừa mang tính phức tạp (Nguyễn Thị Lợi, 2017).

- Tính đa dạng: Mỗi dự án được thể hiện trên một địa điểm khác nhau với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ dân trí nhất định. Do đó, giá trị của đất và các tài sản gắn liền với đất ở các khu vực khác nhau là khác nhau dẫn đến công tác bồi thường, GPMB sẽ có những nét đặc trưng riêng, nhất định cho từng vùng, từng khu vực.

- Tính phức tạp:

Thứ nhất, do tình hình GPMB luôn gặp nhiều khó khăn vì giá cả thị trường luôn biến động do đó giá bồi thường ở mỗi thời điểm có khác nhau. Thực tế cho thấy một số dự án đã tiến hành xong khâu kiểm định nhưng không thực hiện tiếp được vì thiếu vốn. Chính những yếu tố trên khiến người dân luôn có một tâm lý hoang mang khi được bồi thường. Mặt khác trong quá trình thực hiện thường hay xảy ra các vấn đề bất cập như: số hộ phát sinh, người dân xây mới các công trình trên đất đang thực hiện công tác GPMB... đã gây trở ngại cho tiến độ thực hiện dự án.

Thứ hai, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống KT - XH nên khi GPMB cũng gặp nhiều khó khăn. GPMB được thực hiện chủ yếu ở các khu dân cư có đời sống kinh tế và trình độ dân trí chưa cao nên rất phức tạp, tâm lý của người dân là không muốn di chuyển đi nơi khác.

Thứ ba, tính phức tạp còn gặp phải khi thực hiện công tác GPMB là do nguồn gốc hình thành đất đai khác nhau, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, hợp pháp.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí