Phương Pháp Điều Tra, Khảo Sát Thực Địa, Phỏng Vấn Người Dân

1.883 triệu USD. Tổng giá trị hàng hoá kinh doanh theo loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan qua các cửa khẩu biên giới trên biển và đất liền của tỉnh đạt 4.200 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ (hàng xuất khẩu chủ yếu là than, cao su, Ferro Wolfram, quặng Apatit, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nông sản, hải sản và thực phẩm. Hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, máy móc, thiết bị vật tư cho các công trình, dự án...

Hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ, với tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6 triệu lượt người/năm, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cùng kỳ.

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn từ tháng 2/2014 đến tháng 11/2014 tại tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nghiên cứu tập trung vào nguồn tài nguyên nước mặt nội địa trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh (không kể các xã đảo), bao gồm 13 huyện, thị xã, thành phố: thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên, các huyện Đông Triều, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, và một phần diện tích huyện Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.

2.2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở lý luận

Bảo vệ môi trường nước hiện nay đang là vấn đề cấp bách trên toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng cho các dịch bệnh, và là một trong các nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người.

Trên thực tế, nước thường bị ô nhiễm chủ yếu do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Tất cả các chất thải dù ở dạng rắn, lỏng hay khí đều có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Có thể nói, Quảng Ninh vừa là một tỉnh có các hoạt động công nghiệp phát triển, đặc biệt là khai thác chế biên khoáng sản và công nghiệp nhiệt điện, vừa là tỉnh nông nghiệp với quá trình thâm canh nông nghiệp khá cao, lại vừa có các hoạt động du lịch và thương mại phát triển. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa, tập trung dân cư cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Đây được xem là những sức ép lớn và nguồn phát thải chủ yếu có tác động mạnh đến môi trường ở Quảng Ninh nói chung và môi trường nước mặt nói riêng.

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt cung cấp bức tranh tổng thể về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt ở Quảng Ninh, cũng như những biến động theo thời gian dưới áp lực của các quá trình phát triển gây ra.

Ngược lại, khi các nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ trở thành những hiểm họa, có khả năng kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội và có tác động xấu đến sức khỏe con người.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc đánh giá hiện trạng môi trường nước là cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường nước; khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nước, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối thập kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hang năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt đầu thực hiện từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiện công tác này. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dung tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước.

2.2.2. Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên nước, từ các kết quả số liệu tham khảo để tìm hiểu các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt và các áp lực môi trường mà tỉnh Quảng Ninh đang phải chịu để đánh giá mức độ ô nhiễm chất lượng nước mặt, qua đó xem xét đến thực trạng công tác quản lý môi trường nước cũng như quản lý các nguồn thải để tìm ra giải pháp giảm thiểu phù hợp.

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ [12].

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là trung tâm của vấn đề của các tác động, từ đó có thể tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác [13].

Gill Shepherd đã đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tiễn một cách hiệu quả, bao gồm: (1) Xác định các bên tham gia chính, xác định ranh giới hệ sinh thái và xây dựng mối liên hệ giữa chúng; (2) Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý, quan trắc hệ sinh thái; (3) Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các thành phần của nó; (4) Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận; và (5) Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được các mục tiêu đó.[6]

Dựa vào cộng đồng là nguyên tắc mà người sử dụng tài nguyên cũng đồng thời là người quản lý tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có tính tập trung cao hoặc không có sự tham gia của cộng đồng, phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể dành quyền kiểm soát hợp lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi nhằm

quản lý tài nguyên một cách mềm dẻo và cân bằng mối quan hệ của người dân với quản lý tài nguyên. [11]

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu đã được công bố có liên quan đến nghiên cứu. Chủ yếu từ các nguồn tài liệu liên quan đến tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Ninh đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học; số liệu quan trắc được thu thập từ các Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường,….

2.2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân

Thông tin được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường, tại thực địa vùng nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường thông qua ảnh chụp ngoài thực địa và bảng thu thập số liệu theo mẫu có sẵn. Các lĩnh vực khảo sát thu thập số liệu là các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là trong chất lượng. Ưu điểm của phương pháp là xác định được mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng điều tra nhằm hiểu rò được hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần điều tra. Phương pháp này còn giúp kiểm tra được các số liệu đã thu thập. Những thông tin này sẽ có lợi ích rất nhiều khi đưa ra những khuyến nghị nhằm bảo vệ chất lượng môi trường nước mặt của địa phương. Tiến hành đi thực tế, điều tra khảo sát với các địa điểm và vị trí quan trắc. Quá trình đi quan sát trực tiếp hiện trạng nước mặt (các sông, hồ..), xem xét địa hình để lấy hình ảnh thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân và các cán bộ quản lý tài nguyên nước tại địa phương; có cái nhìn tổng quát về khu vực khảo sát. Từ việc khảo sát khu vực mà chúng tôi tiến hành quan trắc, xác định được những điểm khả thi đại diện cho hiện trạng của sông.

Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn ngẫu nhiên là những người dân sinh sống xung quanh lưu vực sông, suối, hồ,..; các cán bộ quản lý địa phương và những người dân sử dụng nguồn nước tại khu vực nghiên cứu.

Hai công cụ sử dụng trong phương pháp phỏng vấn bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp, áp dụng trong quá trình điều tra khảo sát thực địa cần thu thập, tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đây là hình thức thu thấp thông tin linh hoạt, có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào dựa trên các điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

Phỏng vấn bán cấu trúc, các câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể bổ sung thêm trong quá trình điều tra.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống

Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá một cách hệ thống các thông tin thu thập và điều tra về công tác quản lý, về hiện trạng khảo sát.

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động quản lý và từ đó tìm ra cơ hội và thách thức để định hướng cho giải pháp giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc quản lý hiệu quả.

Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn xác định hiện trạng ô nhiễm nước, các nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn Tỉnh. Phương pháp này cho ra kết quả đáng tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề.

2.2.3.4. Phương pháp lấy mẫu nước trên thực địa


Cơ sở và tiêu chí lựa chọn mạng điểm lấy mẫu như sau:


Cơ sở: Lựa chọn mạng điểm lấy mẫu theo Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 5992-1995- Chất lượng nước - Lấy mẫu- Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 5993:1995- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; TCVN 5994: 1995- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo; TCVN 5996: 1995- Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối; Mạng điểm quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh của Sở TNMT.

Tiêu chí: Lựa chọn theo các nguyên tắc sau: Các điểm quan trắc phải đại diện chất lượng môi trường nước mặt tại thủy vực lựa chọn nghiên cứu, có tính đặc

trưng. Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại tỉnh Quảng Ninh đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, logic [7].

Việc lựa chọn điểm lấy mẫu khảo sát và phân tích cũng dựa trên mạng điểm quan trắc hiện tại đã được thực hiện hàng năm theo Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Mạng điểm quan trắc môi trường nước và không khí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Theo đó, đề tài này tập trung lấy mẫu nước mặt như sau:

Các bước thực hiện

a. Chuẩn bị các vật liệu để lấy mẫu:

Dụng cụ lấy mẫu mở: Là những bình hở miệng dùng để lấy nước ở bề mặt

Dụng cụ lấy mẫu kín: Đó là những vật thể rỗng, có van, dùng để lấy mẫu nước ở độ sâu xác định (mẫu đơn hoặc mẫu loạt) hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu

Bơm: Bơm bút dùng tay hoặc mô tơ, hoặc bơm nhúng, hoặc máy lấy mẫu phun hơi đều sử dụng được.

Các dụng cụ khác: phễu, dây, xích, tay cầm nối dài, phin lọc và hộp lọc, thùng chứa và vận chuyển mẫu.

Các dụng cụ an toàn cá nhân: găng tay, khẩu trang y tế, kính bảo hộ, bộ đồ cấp cứu

Kiểm tra chất lượng của các thiết bị xem có dấu hiệu hỏng hóc, nứt hay vỡ trước khi đem ra sử dụng

b. Chọn vị trí lấy mẫu:

Tổng số lượng mẫu lấy như sau: 28 mẫu, trong đó: Mẫu nước sông, suối: 17 mẫu, Mẫu nước hồ, đập: 08 mẫu; tập trung vào nguồn tài nguyên nước mặt nội địa trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh (không kể các xã đảo), bao gồm 13 huyện, thị xã, thành phố, gồm 28 điểm để lấy mẫu cụ thể như sau:

Bảng 2.1.Tổng hợp các điểm quan trắc chất lượng nước mặt tỉnh Quảng Ninh


STT

Ký hiệu mẫu


Vị trí lấy mẫu

1

W02

Sông Cầm, Huyện Đông Triều

2

W05

Hồ Nội Hoàng, Huyện Đông Triều

3

W06

Hồ Yên Trung, TP Uông Bí

4

W07

Sông Sinh, TP Uông Bí

5

W10

Sông Uông, TP Uông Bí

6

W12

Suối Vành Danh, TP Uông Bí

7

W13

Suối 12 Khe, TP Uông Bí

8

W15

Sông Chanh Cầu, Thị xã Quảng Yên

9

W17

Đập Đồng Ho, Huyện Hoành Bồ

10

W18

Sông Trới (cửa sông), Huyện Hoành Bồ

11

W19

Hồ Yên Lập, TP Hạ Long

12

W35

Suối Lộ Phong, TP Hạ Long

13

W44

Suối Moong cọc 6, TP Cẩm Phả

14

W46

Sông Mông Dương, TP Cẩm Phả

15

W51

Sông Ba Chẽ

Cầu Ba Chẽ 1

Huyện Ba Chẽ

16

W52

Cầu Ba Chẽ 2

17

W53

Sông Tiên Yên (điểm hợp lưu với sông Phố Cũ), Huyện Tiên Yên

18

W54

Suối Hoành Mô, Bình Liêu

19

W55

Suối chảy qua thị trấn Bình Liêu

20

W56

Đầm Hà, Huyện Đầm Hà

21

W57

Đập Yên Hàn, Quảng Tân- Đầm Hà

22

W58

Sông Hà Cối

23

W40

Đập Cao Vân, TP Cẩm Phả

24

W60

Hồ Tràng Vinh, TP Móng Cái

25

W62

Hồ Quất Đông, TP Móng Cái

26

W64

Sông Ka Long

Phường Ninh Dương

Thành phố Móng Cái

27

W65

Cầu Ka Long

28

W66

Ngã 3 S. Ka Long- Bắc Luân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh - 4


c. Cách thức lấy mẫu:

Tại mỗi điểm, lấy 3 mẫu ở 3 độ sâu khác nhau, mẫu đầu tiên là lấy nước trên bề mặt độ sâu khoảng 50cm, mẫu thứ hai lấy ở giữa, mẫu thứ ba lấy gần đáy sau đó trộn chung lại thành 1 mẫu duy nhất

Ghi ký hiệu lại mẫu bao gồm tên mẫu, thời gian lấy mẫu, người lấy mẫu để dễ phân biệt khi thí nghiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022