Tình Hình Tài Sản- Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Tmcp Đông Á- Chi Nhánh Huế


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào


2.1.6 Tình hình tài sản- nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của NH qua 3 năm 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

I. Tài sản

471.415

100

590.708

100

767.920

100

119.293

25,31

177.212

30

1. Tiền mặt tại quỹ

9.569

2,03

10.574

1,79

16.125

2,10

1.005

10,5

5.551

52,5

2. Tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng

8.297

1,76

8.506

1,44

14.898

1,94

209

2,519

6.392

75,15

3. Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân

377.368

80,05

459.630

77,81

605.889

78,9

82.262

21,8

146.259

31,82

4. Tài sản cố định

10.041

2,13

14.531

2,46

13.823

1,80

4.490

44,72

-708

-4,87

5. Tài sản có khác

66.140

14,03

97.467

16,5

117.185

15,26

31.327

47,36

19.718

20,23

II. Nguồn vốn

471.415

100

590.708

100

767.920

100

119.293

25,31

177.212

30

1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân

429.318

91,07

525.931

89,03

697.118

90,78

96.613

22,5

171.187

32,55

2. Phát hành giấy tờ có giá

7.647

1,622

15.217

2,59

15.358

1,99

7.570

98,99

141

0,927

3. Vốn và các quỹ

9.051

1,92

14.118

2,39

20.811

2,72

5.067

55,98

6.693

47,41

4. Tài sản nợ khác

27.399

5,812

35.442

5,99

34.633

4,51

8.043

29,36

-809

-2,28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 5

(Nguồn: Phòng Vận hành cung cấp)


Trong giai đoạn 2013-2015, tình hình tài sản và nguồn vốn của DAB- CN Huế có sự biến động tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2013, tổng tài sản (tổng nguồn vốn) là 471.415 triệu động, năm 2014 tổng tài sản ( tổng nguồn vốn) là 590.708 triệu đồng tăng 25,31% so với năm 2013, và đến năm 2015 thì con số tổng tài sản (tổng nguồn vốn) là 767.920 triệu đồng tăng 30% so với năm 2014 cụ thể các khoản mục như bảng trên)

Tình hình tài sản: trong các chỉ tiêu của khoản mục tài sản, cho vay luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Cụ thể năm 2013 cho vay chiếm 80,05% trong tổng tài sản, tiếp đến là tài sản có khác chiếm 14,03%, sau đó là tài sản cố định chiếm 2,13%, tiền mặt tại quỹ chiếm 2,02% và cuối cùng là tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng chiếm 1,76% trong tổng tài sản. Đến năm 2014 thì tình hình cũng tương tự như vậy với tổng tài sản tăng 25,31% so với năm 2013, trong đó cho vay vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 77,81%, tài sản có khác tăng mạnh và chiếm 16,5%. Trong cơ cấu tổng tài sản năm 2014 thì tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất (1,44%). Năm 2015 tổng tài sản tăng 30% so với năm 2014, trong đó cho vay chiếm 78,9% tăng 1,09% so với năm 2014, tiền mặt tại quỹ cũng tăng so với năm 2014 (chiếm 2,1%) , tài sản cố định chiếm 1,8%, tài sản có khác tăng và chiếm 15,6%.

Tình hình nguồn vốn: trong các chỉ tiêu của Nguồn vốn, Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2013 thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân là 429,318 tỷ đồng (91,07%), tiếp đến là tài sản nợ khác chiếm 5,812%, vốn và các quỹ chiếm 1,92% và cuối cùng là phát hành giấy tờ có giá chiếm 1,622%. Đến năm 2014 thì tổng nguồn vốn tăng 25,31% so với năm 2013. Tuy nhiên chỉ tiêu tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn ( 89,03%), tiếp đến là tài sản nợ khác chiếm 5,99%, vốn và các quỹ khác chiếm 2,39%. Và năm 2015 tổng nguồn vốn là 767,92 tỷ đồng. trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm đến 90,78%, theo sau là tài sản nợ khác


chiếm 4,51%, vốn và các quỹ 2,72 % cuối cùng là phát hành giấy tờ có giá khác (1,99%).

Như vậy, trong giai đoạn 2013 – 2015, tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Huế mặc dù có biến động nhưng vẫn ở mức kiểm soát tốt. Trong các hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế thì hoạt động cho vay và huy động vốn là hai hoạt động chính, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng, trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác này nhằm tạo thế chủ động và thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào


2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

I. THU NHẬP

50.339

100

67.235

100

70.255

100

16.896

33,56

3.020

4,49

1. Thu lãi cho vay

48.882

97,11

65.359

97,21

68.110

96,95

16.477

33,71

2.751

4,21

2. Thu lãi tiền gửi

1

0,002

1

0,001

5

0,01

0

0

4

400

3. Thu nhập từ DVTT & NQ

1.452

2,88

1.869

2,78

2.125

3,02

417

28,72

256

13,7

4. Thu từ hoạt động khác

4

0,008

6

0,009

15

0,02

2

50

9

150

II. CHI PHÍ

31.334

100

41.849

100

48.309

100

10.515

33,56

6.460

15,44

1. Chi trả lãi tiền gửi

18.823

60,07

25.155

60,11

27.255

56,42

6.332

33,64

2.100

8,35

2. Chi lãi phát hành GTCG

1.064

3,4

1.393

3,33

1.495

3,09

329

30,92

102

7,32

3. Chi DVTT & NQ

235

0,75

297

0,71

336

0,7

62

26,38

39

13,13

4. Chi hoạt động khác

11.212

35,78

15.004

35,85

19.223

39,79

3.792

33,82

4.219

28,12

III. LỢI NHUẬN

19.005

100

25.386

100

21.946

100

6.381

33,58

-3440

-13,55

(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính cung cấp)



Về thu nhập: Tổng thu nhập của ngân hàng Đông Á- CN Huế tăng dần qua các năm, năm 2013 là 50,339 tỷ đồng, năm 2014 là 67,235 tỷ đồng ( tương ứng tăng 33,56%), năm 2015 là 70,255 tỷ đồng ( tương ứng tăng 3,02%), tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận bị giảm do ảnh hưởng của sự kiện kiểm soát đặc biệt vào năm 2015 khiến mức tăng thu nhập năm 2015 so với năm 2014 ( tăng

3.02 tỷ đồng) thấp hơn mức tăng thu nhập năm 2014 so với năm 2013( tăng gần 16,9 tỷ đồng). Thu nhập chủ yếu của ngân hàng đến từ hoạt động thu lãi cho vay, chiếm gần 97% tổng thu nhập. Điển hình năm 2013 thu lãi cho vay chiếm 48,882 tỷ đồng, năm 2014 là 65,359 tỷ đồng ( tương ứng tăng 16,477 tỷ đồng hay tăng 33,71 %), năm 2015 là 68,110 tỷ đồng( tương ứng tăng 2,751 tỷ đồng hay tăng 4,21%). Dễ nhận thấy hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng. Vì vậy, trong cơ cấu nguồn thu của DAB Huế, khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng lớn là điều tất yếu. Có được sự gia tăng này là nhờ CN không ngừng mở rộng các sản phẩm cho vay với nhiều hình thức: cho vay trả góp mua ô tô, mua sửa chữa nhà, máy thiết bị điện tử và các đồ dùng phục vụ sinh hoạt; các dịch vụ mở thẻ thanh toán, thẻ tín dụng ưu đãi miễn phí liên kết với các công ty bán hàng, siêu thị Co.op Mart; thỏa mãn được nhu cầu vốn của người đi vay trên địa bàn về loại hình, về mức cho vay, về thời hạn, đáp ứng khá đầy đủ mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra. DAB Huế còn mở rộng sản phẩm với nhiều đối tượng khác nhau: Hội phụ nữ của các phường, cán bộ nhà nước, công nhân viên, cán bộ hưu trí, tiểu thương, doanh nghiệp tư nhân...Không chỉ thế CN đã triển khai thành công nhiều chương trình cho vay ưu đãi mà Hội sở đề ra, điều chỉnh lãi suất phù hợp với từng đối tượng, từng sản phẩm với nền kinh tế thị trường nhằm tăng doanh số cho vay

Tuy nhiên, tốc độ tăng thu lãi từ hoạt động cho vay bị giảm trong năm 2015 so với năm 2014, đó là do sự sự việc ngân hàng TMCP Đông Á bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt vào ngày 13/8/2015 theo kết quả thanh tra cho thấy trong giai đoạn năm 2012 trở về trước, DongA Bank đã có nhiều vi


phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của DongA Bank, do đó hoạt động tín dụng bị kiểm sóat khắt khe hơn, dẫn đến nguồn thu nhập từ lãi cho vay tuy vẫn tăng so với năm 2014 nhưng mức tăng thấp. Còn các khoản thu lãi tiền gửi, thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, thu khác đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu của NH( chỉ chiếm 3% tổng thu nhập, cơ cấu đóng góp vào tổng thu nhập qua các năm là không thay đổi, và đều tăng lên), đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của hoạt động thu thu lãi tiền gửi năm 2015 so với 2014 và 2014 so với 2013 lần lượt là 150 % và 400%.

Thu nhập từ DVTT và NQ mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó vẫn tăng ở mức ổn định từng năm và nó cũng đem lại một khoản lợi nhuận tương đối cho CN nhờ hệ thống máy ATM được nâng cấp và hoàn thiện hơn với số lượng máy là nhiều nhất trong số các NHTMCP trên địa bàn toàn thành phố. Thu lãi tiền gửi là tiền lãi thu được từ việc CN đưa một phần tiền gửi của khách hàng về Hội sở chính và thu được lãi từ hoạt động đó nên lãi thu được chiếm tỷ lệ không đáng kể

- Về chi phí: Song song với tăng doanh thu, chi phí của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng dần qua 3 năm, điều này phù hợp với mức tăng của lợi nhuận. Cụ thể là năm 2013 tổng chi phí là 31,334 tỷ đồng, nhưng đến năm 2014 thì đã tăng 33,56 % tương ứng tăng 10,515 tỷ đồng và năm 2015 tăng thêm 15,44 % tương ứng tăng thêm 6.46 tỷ đồng, trong đó khoản mục chiếm chi phí lớn nhất là chi trả lãi tiền gửi, chiếm từ 55- 60% tổng chi phí, tiếp theo là chi cho các hoạt động khác như: điều tra thị trường, công đoàn, quan hệ cộng đồng….,chiếm từ 11-20% tổng chi phí, ngoài ra là chi lãi phát hành GTCG và chi DVTT & NQ chiếm 3-4% tổng chi phí.

Bởi vì nguồn vốn hoạt động của NH chủ yếu là từ vốn huy động và vốn vay, nên NH phải trả chi phí để sử dụng nguồn vốn này. Ngoài ra, NH còn chi trả cho hoạt động khác nhằm duy trì sự tồn tại của mình như: chi lương, chi thuế, chi phí dịch vụ, chi phí khấu hao. Bên cạnh đó, với nhu cầu vay vốn ngày


càng lớn của người dân và các doanh nghiệp nên NH đã tăng lãi suất huy động để có thể huy động được nhiều vốn để đáp ứng cho nhu cầu đó. Đặc điểm nguồn thu nhập lớn nhất là từ hoạt đông cho vay và nguồn chi trả lớn nhất là cho hoạt động huy động vốn chính là đặc điểm của tất các các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự ngân hàng.

- Về lợi nhuận: Lợi nhuận là cái đích cuối cùng mà mọi NH cần đạt đến. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2013- 2015, ta thấy mức lợi nhận cao nhất là vào năm 2014 đạt 21,946 tỷ đồng, tăng gần 34 % so với năm 2013, còn lợi nhuận năm hoạt động gần đây nhất - năm 2015 là 21,946 tỷ đồng, giảm 13,55% so với năm 2014 với mức giảm gần 3.5 tỷ đồng. Mức tăng lợi nhuận của năm 2015 so với năm 2014 bị giảm là do tốc độ tăng chi phí năm 2015 so với 2014 cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận trong khi năm 2014 so với 2013 thì tốc độ tăng chi phí và thu nhập là bằng nhau. Nguyên nhân của việc sụt giảm lợi nhuận trong năm 2015 là một phần ảnh hưởng của sự việc ngân hàng TMCP Đông Á bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt, Vấn đề này gây nên khó khăn cho toàn hệ thống ngân hàng cũng như ngân hàng Đông Á- CN Huế trong năm 2015, mặc dù vẫn đạt lợi nhuận nhưng lợi nhuận bị giảm so với năm 2014, do sự việc này dẫn đến chi phí ngân hàng tăng lên về các khoản chi phí phát sinh khác liên quan đến sự việc này cũng như hoạt động tín dụng (hoạt động đưa lại thu nhập cho ngân hàng bị giảm lại kéo theo tốc độ tăng thu nhập thuần của ngân hàng bị sụt giảm) do ngân hàng phải tập trung vào việc thu hồi nợ, giải quyết nợ xấu nên hoạt động cho vay không được mạnh như trước, trong khi đó lãi suất cho vay lại thấp khiến cho khoản lãi thu về không cao dẫn đến kết quả mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2015 so với 2014 bị giảm xuống.

Để kinh doanh đạt hiệu quả hơn thì tốc độ tăng của doanh thu phải nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí bỏ ra. Vì vậy ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn


Mặc dù phải đối măt với khó khăn trong năm 2015 vừa qua, nhưng ngân hàng TMCP Đông Á- Huế vẫn đạt mức lợi nhuận gần 22 tỷ đồng cho thấy “phong độ” và sự cố gắng , đoàn kết. nỗ lực của tập thể cán bộ- công nhân viên toàn hệ thống nói chung và tại Chi nhánh Huế nói riêng, sư tín nhiệm của người tiêu dùng đối với “Ngân hàng Đông Á- ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái tim” trong suốt 24 năm qua. Hiện tại ngân hàng Đông Á đã và đang vượt qua được thời kỳ khó khăn, hoạt động huy động vốn đã tăng trở lại, hoạt động tín dụng cũng được kiểm soát và niềm tin của người tiêu dùng đối với ngân hàng Đông Á đã phuc hồi, hứa hẹn một năm kinh doanh mới 2016 khả quan hơn cùng với sự nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo,cán bộ- công nhân viện ngân hàng Đông Á cùng phương châm hoạt động “ Vững tay chèo, vượt sóng gió”.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào


2.2 Đánh giá của KHCN về CLDV tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Huế

2.2.1 Tình hình huy động của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế- giai đoạn 2013- 2015.

Bảng 2.4: Tình hình huy động của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế- giai đoạn 2013- 2015

ĐVT: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

Tổng giá trị

427.318

100

525.931

100

697.118

100

98.613

23,08

171.187

32,55

Phân loại theo kỳ hạn

Không kỳ hạn

50.255

11,76

65.176

12,4

69.862

10,02

14.921

29,7

4.686

7,19

Có kỳ hạn ( ngắn hạn)

364.850

85,38

443.908

84,4

607.480

87,14

79.058

21,67

163.572

36,85

Có kỳ hạn (trung, dài hạn)

12.213

2,86

16.847

3,2

19.776

2,84

4.634

37,94

2.929

17,39

Phân loại theo đối tượng

KH cá nhân

397.173

92,95

470.664

89,5

636.896

91,36

73.491

18,5

166.232

35,32

DN và tổ chức kinh tế

30.145

7,05

55.267

10,5

60.222

8,64

25.122

83,34

4.955

8,97

Phân loại theo tiền tệ

Nội tệ

371.193

86,87

454.249

86,37

614.954

88,21

83.056

22,38

160.705

35,38

Ngoại tệ

56.125

13,13

71.682

13,63

82.164

11,79

15.557

27,72

10.482

14,62

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán cung cấp)



Tổng quát ta thấy, tổng giá trị huy động vốn đều tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 23,08% (tương ứng tăng 98,613 tỷ đồng) so với năm 2013, năm 2015 tăng 32,55% ( tương ứng tăng 171,187 tỷ đồng), so với năm 2015. Như vậy, tốc độ tăng của năm 2015 so với năm 2014 cao hơn so với tốc độ tăng giữa năm 2014 so với năm 2015, đây là một tín hiệu tốt cho thấy hiệu quả huy động vốn tăng lên qua các năm.

Cụ thể, xét về tỷ trọng của mỗi loại huy động như sau:

Phân loại theo kỳ hạn ta thấy, hình thức huy động vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng giá trị vốn huy động được (chỉ chiếm từ 12- 20% trong cơ cấu tổng giá trị) với giá trị ở các năm 2013, 2014,2015 lần lượt là 50,255; 65,176 và 69,862 tỷ đồng và huy động vốn có kỳ hạn ngắn hạn ( dưới 1 năm) chiếm tỷ trọng lớn nhất( chiếm từ 84% trở lên) và cũng tăng dần qua các năm với giá trị huy động được qua các năm 2013,2014 và 2015 lần lượt là: 364,850; 443,908 và 607,480 tỷ đồng.. Nếu xét rộng hơn, ta có thể thấy, loại hình huy động vốn có kỳ hạn (bao gồm ngắn hạn, trung và dài hạn) chiếm đa số trong tổng giá trị vốn huy động được( trên 80% và tăng dần qua các năm), còn hình thức huy động không kỳ hạn chỉ chiếm gần 20% trong cả 3 năm 2012- 2015. Như vậy phân theo kỳ hạn gửi thì kỳ hạn ngắn hạn( tức gửi từ 1 tuần đến 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn nhất là do có hình thức này có nhiều nhiều kỳ hạn gửi để khách hàng lựa chọn, phổ biến như: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… đây là những kỳ hạn gửi tiền ngắn, thời gian đáo hạn nhanh, khách hàng có thể rút tiền gốc ra sớm hơn khi có việc cần mà không bị thiệt hại nhiều về lãi suất so với những kỳ hạn dài hơn, đây cũng là cách gửi tiền mà khách hàng yêu thích do họ không lường hết được các trường hợp phát sinh cần tiền gấp nên họ thường lựa chọn những hình thức gửi kỳ hạn ngắn hạn này. Còn giữa gửi không kỳ hạn và gửi có kỳ hạn trung và dài hạn (trên 1 năm) thì loại hình không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn do khách hàng ít khi lựa chọn gửi kỳ hạn dài do sợ cần tiền nếu chưa đến hạn mà rút thì sẽ thiệt về lãi suất, do đó, họ thường lựa chọn gửi kỳ hạn ngắn hơn, chỉ có những khách hàng có một lượng tiền nhàn rỗi nhất định mà


họ biết chắc chắn không phải dùng đến số tiền này trong một khoảng thời gian nhất định trên 1 năm thì họ mới chọn kỳ hạn gửi trên 1 năm để được hưởng mức lãi suất cao hơn.

Xét theo đối tượng gửi thì ta thấy khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn (chiếm gần 90% tổng giá trị) và có xu hướng tăng lên qua các năm so với khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, cụ thể năm 2013 là 397,173 tỷ đồng (tương ứng 92,95%), năm 2014 là 470,664 tỷ đồng, (tương ứng 89,5 % trong tổng giá trị huy động được), tăng 18,5% so với năm 2013 và năm 2015 đạt 636,896 tỷ đồng( chiếm 91,36 % trong tổng giá trị huy động được ) và tăng 35,32% so với năm 2014. Còn với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thì tổng giá trị vốn huy động được vẫn tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng bị giảm xuống khá mạnh, cụ thể tốc độ tăng giữa năm 2014 so với năm 2013 lên đến 83,34% (tương ứng tăng 25,122 tỷ đồng), còn giữa năm 2015 so với 2014 thì tốc độ tăng chỉ là 8,97%( tương ứng tăng 4,955 tỷ đồng). Điều này cho thấy xu hướng rõ ràng của Ngân hàng Đông Á nói riêng và của tất cả các Ngân hàng khác đó là khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu lĩnh vực huy động vốn, các tổ chức ít khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng do tính chất cần vốn để duy trì và đầu tư hoạt động cho tổ chức, doanh nghiệp đó

Xét theo loại tiền tệ thì huy động vốn bằng tiền Việt nam đồng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với ngoại tệ và có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể giá trị qua 3 năm lần lượt là 371,193; 454,249; 614,954 tỷ đồng; thêm một đặc điểm đó là tốc độ tăng huy động bằng tiền Việt nam đồng thì tăng dần qua các năm, nhưng với ngoại tệ thì tốc độ tăng bị giảm xuống, từ chỗ tăng 27,72% giữa năm 2014 với 2013 thì còn 14,42% giữa năm 2015 và 2014. Việc huy động bằng nội tệ là cao hơn hẳn so với ngoại tệ ở Đông Á Bank là điều dễ hiểu và cũng là tình hình chung các Ngân hàng tại Việt Nam, bởi vì lượng ngoại tệ lưu thông trên thị trường là rất ít, thêm vào là tỷ giá không ổn định và thường xuyên biến đổi, nên độ rủi ro cao hơn, trong khi đó, nội tệ là đồng tiền lưu thông mạnh hơn ở thị trường Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.


Như vậy nhìn chung, qua 3 năm lượng vốn huy động được tại Ngân hàng Đông Á đều tăng lên cho thấy Ngân hàng hoạt động tốt và công tác huy động vốn có hiệu quả cũng như sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Đông Á. Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa hiệu quả công tác này, Đông Á Bank cần phải có những giải pháp dựa theo xu hướng chung trong huy động vốn đó là: nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn cũng như chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả đối với những khách hàng cá nhân với những kỳ hạn gửi ngắn hạn, đồng thời nên tăng cường kích thích khách hàng gửi những kỳ hạn dài hơn để Ngân hàng có thể tận dụng vốn để cung cấp cho hoạt động tín dụng được mạnh hơn để cũng nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

2.2.2 Lãi suất huy động vốn bình quân và Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy

động của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế- giai đoạn 2013-2015


Bảng 2.5: Lãi suất huy động vốn bình quân và Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế- giai đoạn 2013-2015


Năm

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Lãi suất bình quân (%)

10%

8,30%

6,50%

Vốn huy động (triệu đồng)

427.318

525.931

697.118

Dư nợ tín dụng (triệu đồng)

160.905

201.929

242.175

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán cung cấp)


Về Lãi suất huy động vốn bình quân: ta thấy lãi suất huy động vốn bình quân giảm xuống qua các năm từ 2013 đến 2015

Đây cũng là mức giảm chung của các Ngân hàng theo mức điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và tình hình thị trường qua các năm.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí