Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp Sài Gòn thương tín - chi nhánh Quảng Trị - 2


Hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – total Correlation) là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, vì vậy hệ số này càng cao thì tương quan giữa các biến với các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunally và Burnstein (1994), tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha là từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.

-Phân tích nhân tố khám phá EFA


Theo Hair & cộng sự (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.

Theo Hair & các tác giả (1998, 111) Multivariate Data analysis, Prentice – Hall Intternational trong phân tích EFA, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, factor loading

> 0,4 được xem là quan trọng, chỉ số Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg cũng khuyên rằng nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì factor loading > 0,75.

KMO là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp. Theo Trọng & Ngọc (2005, tr.262), trong kiểm định Bartlett’s Test, Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Tổng phương sai trích cho biết sự biến thiên của dữ liệu dựa trên những nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích phải ≥ 50%.

-Kiểm định One – sample T – Test

Kiểm định này dùng để phân tích đánh giá của khách hàng cá nhân về các yếu tố của chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị, từ đó rút ra những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và đề ra các giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.


nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.

Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp Sài Gòn thương tín - chi nhánh Quảng Trị - 2

-Kiểm định Independent-samples T-test

Dùng để so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai đối tượng được quan tâm. Cụ thể trong nghiên cứu này là đối tượng khách hàng nam và khách hàng nữ.

Nếu giá trị Sig trong kiểm định Levene <0,05 thì phương sai giữa hai đối tượng so sánh khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not asumed

Ngược lại nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene >= 0,05 thì phương sai hai đối tượng không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed

Nếu giá trị Sig. Trong kiểm định t <0,05, thì ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai đối tượng

Nếu giá trị Sig. Trong kiểm định t >= 0,05 thì ta kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai đối tượng

-Kiểm định ANOVA

Được dùng để xem xét sự khác nhau về đánh giá của khách hàng đối với các thành phần của chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị, tiêu chí phân loại các nhóm theo giới tính và theo thu nhập

5. Kết cấu đề tài

Phần 1: Phần mở đầu

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Quảng Trị

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Quảng Trị

Phần 3: Kết luận và kiến nghị


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1 Cơ sở lý luận


1.1 Khái quát về dịch vụ ngân hàng


1.1.1 Khái niệm của dịch vụ và dịch vụ ngân hàng


C. Mác cho rằng : "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển". Như vậy, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh.

Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng và dịch vụ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau: từ kinh tế học đến văn hóa học, luật học, từ hành chính học đến khoa học quản lý. Do vậy mà có nhiều khái niệm về dịch vụ theo nghĩa rộng hẹp khác nhau, đồng thời cách hiểu về nghĩa rộng và nghĩa hẹp cũng khác nhau.

Cách hiểu thứ nhất

- Theo nghĩa rộng: dịch vụ được xem là một ngành kinh tế thứ 3. Với cách hiểu này, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp đều được xem là thuộc ngành dịch vụ

- Theo nghĩa hẹp: dịch vụ được hiểu là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng truớc, trong và sau khi bán

Cách hiểu thứ hai

- Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du lịch,


ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông.mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hành hính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn.

- Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người, như: vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình.

Một định nghĩa khác về dịch vụ là: dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.

Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Khái niệm về dịch vụ ngân hàng rất phức tạp vì tính tổng hợp, đa dạng và nhạy cảm của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trên góc độ thỏa mãn khách hàng thò ta có thể hiểu dịch vụ ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhất định trên thị trường tài chính. Cụ thể hơn, dịch vụ ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt cuộc sống, cất giữ tài sản…và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá, thu phí thông qua những nghiệp vụ đó.

Tóm lại , dịch vụ ngân hàng và sự khớp đúng mọi nhu cầu hợp lý về tài chính của tất cả đối tượng khách hàng, nó là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả, các dịch vụ ngân hàng được phân thành các nhóm chính sau:gửi tiền,cho vay, chuyển tiền, tư vấn tài chính.

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ

Tính không mất đi

Kỹ năng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung ứng. Người ca sĩ không hề mất đi giọng hát sau một buổi trình diễn thành công, sau một ca phẫu thuật thành công, bác sĩ không hề mất đi khả năng kỹ thuật của mình.


Tính vô hình hay phi vật chất


C.Mác chỉ rõ: "Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ.Lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động.

Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể "sờ mó" sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng. Bệnh nhân không thể biết trước kết quả khám bệnh trước khi đi khám bệnh, khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận.

Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin, đặc biệt trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính...Quá trình sản xuất và tiêu thụ gằn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như phân phối, y tế, vận tải hay du lịch...mà vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.

Tính không thể phân chia


Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó mới đem tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách rời khõi nguồn gốc của nó, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của nó.

Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng


Chất lượng dịch vụ thường dao động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (ví dụ, người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng phục vụ).

Tính không lưu giữ được


Dịch vụ không thể lưu giữ được. Không thể mua vé xem bóng đá trận này để

xem trận khác được. Tính không lưu giữ được của dịch vụ không phải là vấn đề quá


lớn nếu như cầu cầu là ổn định và có thể dự đoán trước. Nhưng thực tiễn nhu cầu dịch vụ thường không ổn định, luôn dao động thì công ty cung ứng dịch vụ sẽ gặp những vấn đề trở ngại về vấn đề sử dụng nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Hàm lượng trí thức trong dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn.


Người ta không cần các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình như dây chuyền sản xuất hay nhà máy để sản xuất ra dịch vụ, mà giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động dịch vụ là yếu tố con người, thể hiện qua quá trình sử dụng chất xám và các kỹ năng chuyên biệt với sự hỗ trợ của các dụng cụ, trang thiết bị chứ không phải ở sức mạnh cơ bắp hay các hoạt động gắn liền với các dây chuyền sản xuất đồ sộ. Ðối với những ngành dịch vụ có tính truyền thống như phân phối, vận tải hay du lịch thì tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất đáng kể, tuy thế, vai trò của tri thức vẫn là chủ yếu và không thể thiếu được.

Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ


Ðây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của dịch vụ, thể hiện ở chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hoá, chuyên nghiệp hóa và quan trọng hơn là sự xuất hiện liên tục những dịch vụ mới. Thể hiện rõ nét nhất ở dịch vụ điện thoại di động, từ thế hệ thứ nhất theo kỹ thuật anolog sang đầu thập niên 90 đã chuyển sang thế hệ thứ hai là kỹ thuật số, hiện nay trong những năm đầu của thế kỷ 21 người ta đang nói đến thế hệ điện thoại di động thứ ba có thể truy cập internet hết sức dễ dàng, mọi lúc mọi nơi.

1.1.3 Chất lượng dịch vụ ngân hàng


Từ những năm 1930s, chất lượng trong lĩnh vực sản xuất đã được xác định như một yếu tố để cạnh tranh nhưng yếu tố chất lượng thực sự trở nên quan trọng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Những tác giả tiên phong trong lĩnh vực này là W.Edwards Deming, Joseph M.Juran và Kaoru Ishikaw. Thực tế cho thấy chất lượng cảm nhận của sản phẩm đang trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất trong kinh doanh trên toàn cầu. Đó cũng là lý do của việc đặt tên thời đại kinh doanh hiện nay là “thời đại chất lượng” (Peeler, 1996). Ví dụ, Berry (1998, trang 423) gọi đó là vũ khí


cạnh tranh mạnh mẽ nhất và Clow (1993) gọi đây là yếu tố sống còn của một tổ chức. Đặc biệt người tiêu dùng thích chất lượng dịch vụ khi giá và các yếu tố chi phí khác được hoàn thiện, cải tiến liên tục (Boyer và Hult, 2005). Nó đã trở thành một khía cạnh khác biệt và quan trọng của việc chào bán sản phẩm và dịch vụ (Wal et al., 2002). Theo Leisen và Vance (2001) chất lượng dịch vụ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cần thiết bởi đó là một yếu tố khác biệt có hiệu quả. Chất lượng dịch vụ đã được bắt đầu vào những năm 1980 như một xu hướng trên toàn thế giới, khi các nhà tiếp thị nhận ra rằng chỉ có sản phẩm chất lượng mới có thể được bảo đảm để duy trì lợi thế cạnh tranh (Wal et al., 2002).

Chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ ngân hàng đã được thực hiện từ nhiều năm mang lại sự phát triển cả về lý thuyết và thực tiễn đặc biêt là việc phát triển và kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ trong ngành ngân hàng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Hiện nay trình độ công nghệ, các tiện ích SPDV giữa các ngân hàng gần như không có sự khác biệt nhiều vì thế các ngân hàng chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ CBNV, đồng thời hoàn thiện và nâng cao CLDV. Muốn làm được điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải tiến hành đo lường để đánh giá mức độ CLDV. Từ đó nhận ra những điều đã đạt được và những vấn đề còn tồn đọng nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng để họ cảm thấy hài lòng. Ngân hàng nào quan tâm đến CLDV và yếu tố con người thì ngân hàng đó sẽ thành công.

1.2 Khái quát về thẻ tín dụng quốc tế


1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ngân hàng


Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt thời gian, kinh doanh thẻ là ngành kinh doanh tương đối mới mẻ với sự ra đời và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.


Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ dựa trên uy tín của khách đối với các tiệm này. Thông thường, các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên, dần dần nhiều người trong số các chủ tiệm bán hàng hóa, dịch vụ này nhận thấy, họ không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả sau như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Bởi vì, chỉ với lượng vốn kinh doanh lớn và khả năng mở rộng, quay vòng vốn cho vay thì các tổ chức này mới có khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian tương đối.

Vào năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm. Công ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện 2 chức năng:

- Giúp nhận diện và phân biệt khách hàng.

- Cung cấp và cập nhật giữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản và thông tin về giao dịch thực hiện.

Các tổ chức khác dần nhận ra những giá trị của loại hình dịch vụ nói trên của Western Union và chỉ trong một vài năm sau đó, rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho khách hàng của mình theo phương thức của Western Union. Trong đó, Tập đoàn xăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924, cho phép người dân sử dụng thẻ này để mua xăng, dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc

Tiếp theo những tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các ngân hàng chính thức bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng hình thức thanh toán này dựa trên mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh và trước những khoản lợi dễ dàng như vậy, chỉ một vài năm sau đó, hơn 100 ngân hàng khác nhau trên nước Mỹ cùng thực hiện ý tưởng phát hành thẻ tahnh toán trả chậm,sau này gọi là thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bởi việc phát triển sản phẩm quá nhanh, ồ ạt và


không đa dạng hóa sản phẩm bằng những tiện ích đầy đủ như thẻ tín dụng hiện giờ nên nhiều ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác đã gặp những bài học đắt giá và buộc phải xem lại chiến lược kinh doanh của mình.

Vào năm 1950, Diners Club phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên, được làm bằng chất liệu plastic. Sau này Frank McNamara, người sáng lập Diners Club, kể lại là ông đã từng trải qua một trường hợp hết sức lúng túng khi ông ở một cửa hiệu ở New York nhưng quên mang theo ví. Chính việc cam kết phải thanh toán sau đã gợi lên một ý tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank McNamara.

Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Epress cũng tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới mẻ này. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của mình, American Epress chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch (T & E) – một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới.

Đến trước năm 1970, khái niệm về thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến và

nhanh chóng được đón nhận.


Năm 1966, ngân hàng Bank of America chính thức trao quyền phát hành thẻ BankAmericard của mình cho các ngân hàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc trong phát triển. Người dân đi du lịch nhiều hơn trên đất Mỹ và ra nước ngoài mà không lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà dần trở thành những phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu BankAmericard với một loạt sản phẩm có màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi (interchange fee), Bank of America đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các Đơn vị chấp nhận thẻ trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới.

Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of America thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng.


Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card Association (ICA). Sau này, tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard. ICA ban hành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp marketing, bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách hiệu quả

Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu thông qua việc liên kết với Ngân hàng Banco National của Mexico. Sau thời gian đó, ICA tìm kiếm đối tác tại thị trường Châu Âu, cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật, nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này.

Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng thời đã và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các Tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là một thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển.

1.2.2 Khái niệm thẻ tín dụng quốc tế


Thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến ngày nay tại các quốc gia trên thế giới. Trong thương mại hiện đại, thẻ tín dụng quốc tế được xem như công cụ thanh toán thay thế cho tiền mặt, séc của hàng triệu việc mua hàng thông thường cũng như nhiều giao dịch không thuận tiện hoặc không thể thực hiện được ( Durkin, 2000). Những thay đổi về khoa học kỹ thuật đã giúp thay đổi cuộc sống của con người, một trong số đó là sự ra đời của thẻ tín dụng quốc tế - một công cụ thanh toán của cuộc sống hiện đại ( Erdem,2008).


Đối với người sử dụng thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là một loại thẻ ngân hàng đặc biệt, bởi nó đại diện cho nguồn tín dụng ( Scholnick và cộng sự, 2008)

Như vậy, thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện thanh toán được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới, do ngân hàng hoặc tổ chức phi chính phủ phát hành theo thỏa thuận của chủ thẻ, đáp ứng cả nhu cầu tín dụng và thanh toán cho chủ thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng do tổ chức phát hành thẻ cấp ( Nguyễn Minh Kiều, 2009). Trong đó, thể hiện hai mối quan hệ pháp lý giữa ba đối tượng tham gia là quan hệ về thanh toán giữa chủ thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ, và quan hệ tín dụng giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Thẻ tín dụng quốc tế là loại thẻ được sử dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, theo đó chủ thẻ được TCPHT cấp cho một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ thẻ trên toàn thế giới. Việc cấp hạn mức này đồng nghĩa với việc TCPHT cho phép chủ thẻ chi tiêu trước trong một hạn mức tín dụng được cấp mà không phải trả tiền ngay. Hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ thẻ hoặc tài sản đảm bảo của chủ thẻ và nhu cầu chi tiêu của họ. Hình thức thanh toán dư nợ thẻ tín dụng quốc tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thẻ trong việc chi trả hàng tháng.

1.2.3 Đặc điểm của thẻ tín dụng quốc tế


- Tính chất toàn cầu : Là đặc điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Với thẻ tín dụng quốc tế, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ này trên phạm vi toàn thế giới để thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM có biểu tượng của các thương hiệu thẻ quốc tế.

- Tính chất vay mượn : là đặc điểm nổi bật nhất của thẻ tín dụng quốc tế. Chủ thẻ có thể chi tiêu trước – trả tiền sau dựa trên hạn mức tín dụng được TCPHT cấp. Với đặc điểm này chủ thẻ có thể mua hàng mà không cần phải có tiền ngay tại thời điểm đó. Việc này giúp cho chủ thẻ chủ động được trong chi tiêu, đặc biệt khi có những nhu cầu cần thiết mà chưa đến thời điểm trả lương. Việc thanh toán chậm này được các TCPHT quy định thường là không quá 45 ngày và trong khoảng thời gian này TCPHT không thực hiện tính lãi. Đồng thời TCPHT còn cho phép chủ thẻ chọn một trong hai hình thức thanh toán: thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán tối thiểu dư nợ


ghi trên sao kê thẻ tín dụng quốc tế hàng tháng. Điều này giúp chủ thẻ giảm được áp lực trả nợ.

- Tính tiện lợi: Chủ thẻ có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đặt vé máy bay, đặt khách sạn thanh toán trực tuyến qua Internet ,…tại các điểm cháp nhận thẻ thanh toán của TCPHT và có các biểu tượng như Visa, MasterCard, JCB,… ở khắp nơi trên thế giới mà không cần mang theo tiền mặ. Ngoài ra, chủ thẻ có thể phát hành thẻ phụ để kiểm soát chi tiêu và quản lý tài chính trong trường hợp có con đi du học ; đáp nhu cầu rút tiền mặt tại các máy ATM có biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế,…

- Tính an toàn : thẻ tín dụng quốc tế được thiết kế với phương thức bảo mật ngày càng cao nhằm đáp ứng việc thanh toán trên phạm vi toàn cầu, cho phép chủ thẻ có thể yên tâm thanh toán hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là những giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

- Đối tượng khách hàng đa dạng: Theo quy định của các TCPHT, đối tượng khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vô cùng phong phú từ lãnh đạo, chủ doanh nghiệp đến cá nhân có thu nhập khá trong xã hội bởi thẻ tín dụng quốc tế hiện nay có nhiều hạng thẻ khác nhau tương ứng với nhiều mức thu nhập khác nhau.

1.2.4 Cơ chế phát hành và thanh toán thẻ

Thẻ tín dụng ra đời gắn liền với 2 hình thức phát hành.


Hình thức phát hành thẻ đầu tiên là phát hành đơn lẻ. Các ngân hàng phát hành thẻ riêng của mình và thương lượng với các cửa hàng chấp nhận hình thức này. Sau đó các cửa hàng sẽ gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng để ngân hàng đòi tiền của chủ thẻ. Phạm vi sử dụng thẻ chỉ bó hẹp trong những điểm tiếp nhận thẻ ký hợp đồng với ngân hàng phát hành. Hình thức này làm tăng chi phí và khó khăn trong việc mở rộng các điểm tiếp nhận thẻ.

Hình thức phát hành thẻ đầu tiên đã được khắc phục vào cuối những năm 60 khi xuất hiện 2 tổ chức Visa International và Mastercard Intertional ở Mỹ. Phạm vi sử dụng 2 loại thẻ này mang tính toàn cầu. Hai tổ chức này có tới 50.000 thành viên được uỷ quyền thanh toán và phát hành thẻ với biểu tượng chung của tổ chức. Hình thức này đem lại chi phí phát hành thấp, khả năng lưu hành thẻ rộng rãi đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí