Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh nam sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 1

Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Trần Thị Thanh Thúy - Lớp K43B TCNH


Qua thời gian 3 tháng thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các anh/chị trong Ngân hàng cũng như các thầy cô trong Khoa Kế toán - Tài chính.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Đoàn Như Quỳnh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế cũng như quý thầy cô trong khoa Kế Toán- Tài chính đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cũng như các anh chị tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Sông Hương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập tại Ngân hàng.

Tôi cũng rất biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Bên cạnh đó, do hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng của bản thân nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Xin chân thành cám ơn!


Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh nam sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 1

Sinh viên thc hin Trn ThThanh Thúy


DANH MỤC VIẾT TẮT


NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại

NH : Ngân hàng


NHNN : Ngân hàng Nhà nước


TSĐB : Tài sản đảm bảo


CBTD : Cán bộ tín dụng


CVTD : Cho vay tiêu dùng


NSH : Nam Sông Hương


CN : Chi nhánh


DN : Doanh nghiệp


HĐCV : Hoạt động cho vay


GTCG : Giấy tờ có giá


SXKD : Sản xuất kinh doanh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong khóa luận này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ tình hình thực tế tại Ngân hàng nơi tôi thực tập.


Huế, ngày 11 tháng 05 năm 2013

Sinh viên


Trần Thị Thanh Thúy


MỤC LỤC


Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NHTM 3

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 3

1.1.3 Hoạt động cho vay của NHTM 4

1.1.3.1 Khái niệm cho vay 5

1.1.3.2 Phân loại các hình thức cho vay của NHTM 5

1.2 Một số vấn đề về cho vay tiêu dùng của NHTM 7

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 7

1.2.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 8

1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 8

1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích cho vay: Gồm 2 loại 8

1.2.3.2. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng 9

1.2.3.3 Căn cứ vào cách thức hoàn trả 10

1.2.3.4 Căn cứ vào hình thức đảm bảo 11

1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng 12

1.2.5 Tiêu chí đánh giá hồ sơ xin vay tiêu dùng 14

1.2.6 Quy trình cho vay tiêu dùng 14

1.3 Một số vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 16

1.3.1 Khái niệm chất lượng và chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 16

1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 16

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 17

1.3.4 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 25

2.1 Khái quát chung về NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương – Tỉnh Thừa Thiên Huế 25

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh 26

2.1.2.1 Chức năng 26

2.1.2.2 Nhiệm vụ 26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh 26

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 27

2.1.4 Tình hình lao động 28

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNO&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương – Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012 29

2.1.5.1 Tình hình huy động vốn tại NHNO&PTNT CN Nam Sông Hương – Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012 29

2.1.5.2 Tình hình dư nợ cho vay tại NHNO&PTNT CN Nam Sông Hương

2010-2012 ...........................................................................................................31

2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 33

2.2 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNO&PTNT CN Nam Sông Hương 2010-2012 36

2.2.1 Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay tại Chi nhánh 36

2.2.2 Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNO&PTNT Việt Nam - CN Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012 36

2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn cho vay tiêu dùng của CN giai đoạn

2010-2012 ...........................................................................................................37

2.2.2.2 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay 39

2.2.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 40

2.2.2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng có TSĐB 41

2.2.2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích vay vốn 43

2.3 Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại CN giai đoạn 2010-2012 46

2.3.1 Tình hình tăng giảm doanh số, dư nợ cho vay tiêu dùng 46

2.3.1.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng 46

2.3.1.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng 47

2.3.2 Nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 48

2.3.2.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên nợ quá hạn cho vay 48

2.3.2.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại CN giai đoạn 2010-2012 50

2.3.3 Vòng quay vốn, hệ số thu nợ CVTD 51

2.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn cho vay tiêu dùng 53

2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng 54

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHNO&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 56

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế 56

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế 57

3.2.1 Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ 57

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng 57

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay 58

3.2.4 Nâng cao khả năng thu nợ 59

3.2.5 Hoàn thiện quy trình cho vay 59

3.2.6 Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực 59

3.2.7 Nâng cao chất lượng về hình thức đảm bảo các khoản vay 60

3.2.8 Xử lý TSĐB 60

3.2.9 Vấn đề đảo nợ đối với các khoản vay tiêu dùng 61

3.2.10 Chuyên môn hóa hoạt động CVTD 61

3.2.11 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 62

3.2.12 Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với hoạt động cho vay

tiêu dùng 62

3.2.13 Giữ KH cũ và thu hút KH tiềm năng 63

3.2.14 Nâng cao hoạt động Marketing đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng 64

PHẦN 3: KẾT LUẬN 65

1. Kết quả đạt được của đề tài 65

2. Kết luận 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương - T.T.Huế 27

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Mức lãi suất tín dụng đối với DN 8 tháng đầu năm 2012 34

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh số CVTD tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 37

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ CVTD tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 38

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thu nợ CVTD tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 39


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại CN giai đoạn 2010-2012 28

Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn huy động tại CN giai đoạn 2010-2012 29

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi tại CN giai đoạn 2010-2012 30

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay nền kinh tế tại CN giai đoạn 2010-2012 31

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN giai đoạn 2010-2012 33

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn CVTD của CN giai đoạn 2010-2012 37

Bảng 2.7: Dư nợ CVTD phân theo thời hạn cho vay 39

Bảng 2.8: Dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo của CN giai đoạn 2010-2012 40

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ CVTD bằng TSĐB của CN giai đoạn 2010-2012 41

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích vay vốn của CN giai đoạn

2010-2012 ....................................................................................................44

Bảng 2.11: Tình hình tăng trưởng doanh số CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 46

Bảng 2.12: Tình hình tăng trưởng dư nợ CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 47

Bảng 2.13: Tỷ trọng nợ quá hạn CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 48

Bảng 2.14: Nợ quá hạn CVTD trên dư nợ CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 50

Bảng 2.15: Vòng quay vốn, hệ số thu nợ CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 52

Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng vốn CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 53

Bảng 2.17: Tỷ trọng lãi thu từ hoạt động CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012 54


TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một đa dạng, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mình. Đề tài nghiên cứu về chất lượng hoạt động CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục tiêu nghiên cứu về hoạt động CVTD, những điểm mạnh, những điểm còn thiếu sót của CN, qua đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng hoạt động CVTD, giúp CN không những vượt qua được khó khăn mà còn tìm kiếm được lợi nhuận trong thời buổi kinh tế hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động CVTD tại CN.

- Phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động CVTD tại CN.

- Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động CVTD tại CN.

Qua quá trình phân tích thông qua tình hình thực tiễn cũng như các số liệu mà CN cung cấp từ năm 2010 đến năm 2012, tôi đã thu được một số kết quả sau:

- Khái quát được những vấn đề lý luận về tín dụng NH, CVTD và chất lượng CVTD.

- Đánh giá được chất lượng dịch vụ CVTD tại NH từ những số liệu mà NH cung cấp thông qua các chỉ tiêu như: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ,…Kết quả đánh giá từ những chỉ tiêu này là khá lạc quan, cho thấy CN đã thực hiện khá tốt công tác CVTD.

- Thấy những kết quả đạt được của CN trong nỗ lực phát triển hoạt động CVTD, bên cạnh việc phân tích những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề ra một số phương án khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng CVTD của CN.

- Các giải pháp đưa ra đều dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, phát huy những điểm mạnh, những lợi thế mà CN hiện có, đồng thời không ngừng cải thiện những điểm mà CN chưa làm tốt, từ đó nâng cao được chất lượng dịch vụ cho vay của CN, đáp ứng được nhu cầu vay ngày càng cao của KH.


Từ kết quả kinh doanh của CN giai đoạn 2010-2012, có thể thấy rằng với thế mạnh là NH có vốn đầu tư lớn nhất của Nhà nước, CN đã không ngừng tận dụng vị thế của mình để đầu tư về thiết bị, cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng chuyên môn nhằm phục vụ KH. Nói một cách tổng quát, cùng với hoạt động tín dụng, hoạt động CVTD của CN đã có những bước phát triển về số lượng và cả chất lượng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay, CN phải không ngừng phát huy hơn nữa những gì mình đang có vào hoạt động CVTD, nâng cao doanh số cho vay cũng như khả năng thu nợ, khiến cho hoạt động này trở thành một kênh đem lại lợi nhuận cao cho NH.

Bên cạnh những phân tích cụ thể, tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp CN nâng cao chất lượng hoạt động CVTD như những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định, quản lý các khoản vay, thu nợ, quy trình cho vay, hoàn thiện các quy chế CVTD và một số giải pháp về chất lượng CBTD cũng như hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm CVTD đến với tất cả KH tiềm năng trong địa bàn.


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng (NH) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời là nhân tố gián tiếp thúc đẩy các chủ thể có điều kiện kinh doanh, phát triển thị trường, giúp các cá nhân cải thiện cuộc sống, đồng thời giúp tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa.

Trong giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã xảy ra nhiều biến động. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước liên quan, trong đó có Việt Nam. Hệ thống NH nước ta cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn.

Cho vay tiêu dùng (CVTD) đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam, hoạt động này mới được các Ngân hàng thương mại (NHTM) chú ý khoảng 15 năm trở lại đây. Cho đến hiện tại, CVTD đã và đang là loại hình mà các NH đều chú trọng phát triển. Theo thống kê hiện tại, dân số Việt Nam đạt mức gần 90 triệu người và cùng với nền kinh tế phát triển vượt bậc khiến nhu cầu của người dân về cơ sở vật chất cũng như chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Bên cạnh đó, khai thác được nhu cầu tiêu dùng của Tỉnh Thừa Thiên Huế nên các NH đầu tư ngày càng nhiều cho loại hình kinh doanh này.

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Sông Hương (NSH) Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi uy tín, chất lượng, là nơi khách hàng (KH) có thể đặt niềm tin. Nhận thức được tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của nền kinh tế đang gặp khó khăn, chú trọng mở rộng hoạt động CVTD là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chi nhánh (CN), nhằm mục tiêu giữ vững vị thế là NH hàng đầu Việt Nam.

Chính vì những lý do trên, đề tài “Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được lựa chọn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động CVTD ở CN, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động này.

Xem tất cả 57 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí