Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh nam sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 6

Khóa luận tốt nghiệp


2.3.2.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại CN giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.14: Nợ quá hạn CVTD trên dư nợ CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011


Số tiền

TT

(%)


Số tiền

TT

(%)


Số tiền

TT

(%)


+/-


%


+/-


%

Dư nợ CVTD

15.479

100

26.594

100

39.486

100

11.115

71,807

12.892

48,477

Nợ nhóm 1

15.319

98,966

26.459

99,492

39.382

99,737

11.140

72,720

12.923

48,842

Nợ nhóm 2

62

0,402

59

0,222

44

0,111

-3

-4,839

-15

-25,424

Nợ nhóm 3

60

0,388

39

0,147

39,6

0,101

-21

-35

0,6

-1.538

Nợ nhóm 4

26,9

0,174

18,6

0,070

15,2

0,038

-8,3

-30,855

-3,4

-18,279

Nợ nhóm 5

11,1

0,072

18,4

0,069

5,2

0,013

7,3

65,766

-13,2

-71,739

Nợ quá hạn CVTD

160

1,034

135

0,508

104

0,263

-25

-15,625

-31

-22,963

Nợ xấu CVTD

98

0,633

76

0,286

60

0,152

-22

-22,449

-16

-21,053

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh nam sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 6

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNoPTNT CN Nam Sông Hương)



Nợ quá hạn CVTD: Theo thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010, nợ quá hạn là các khoản mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn, gồm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nhìn chung, tỷ trọng nợ quá hạn CVTD trong tổng dư nợ CVTD ở mức thấp. Năm 2010 chiếm tỷ trọng 1,034%, đến năm 2011 còn 0,508% và giảm lại còn 0,263% vào năm 2012. Qua những con số cụ thể này, có thể thấy được rằng mặc dù hoạt động CVTD của CN chưa thực sự phát triển mạnh nhưng nói về chất lượng các khoản vay thì các CBTD của CN đã hoàn thành khá tốt. Trong tổng số nợ quá hạn CVTD thì nợ thuộc nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng hàng năm lần lượt là 0,402%, 0,222% và 0,111%. Nhìn chung thì nợ quá hạn CVTD giảm là do số nợ mỗi nhóm giảm dần qua các năm đồng nghĩa với việc nợ nhóm 1 tăng. Điều này cho thấy việc kiểm soát các khoản nợ CVTD của CN thực sự rất tốt.

Nợ xấu CVTD: Để đánh giá chính xác hơn về khả năng thu hồi nợ quá hạn của CN ta nên dùng thêm chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, đối với nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) thì NH thường không còn bất cứ hy vọng gì trong việc thu hồi vốn, chính vì vậy mức dự phòng bắt buộc cho khoản nợ này là 100%. Tại CN, vào giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng nợ xấu CVTD trên tổng dư nợ CVTD ở mức thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 98 trđ tương ứng chiếm 0,633%, đến năm 2011 giảm còn 76 trđ, tương ứng chiếm 0,286% và giảm xuống còn 60 trđ, chiếm 0,152% vào năm 2012. Điều này chứng tỏ tình hình kiểm soát tốt tình hình nợ xấu trong CVTD của CN, chiếm không quá 5% trong tổng dư nợ CVTD.

2.3.3 Vòng quay vốn, hệ số thu nợ CVTD

Vòng quay vốn tín dụng CVTD phản ánh số vòng chu chuyển vốn CVTD. Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả trong công tác thu nợ và nó bổ sung cho chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng để đánh giá hiệu quả tín dụng NH. Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ trong hoạt động CVTD của CN giai đoạn 2010-2012 được phản ánh qua bảng sau:


Bảng 2.15: Vòng quay vốn, hệ số thu nợ CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

+/-

%

+/-

%

Thu nợ CVTD

11.342

14.971

23.654

3.629

31,996

8.683

57,999

Dư nợ CVTD bình quân

12.301

21.036,5

33.040

8.735,5

71,015

12.003,5

57,060

Doanh số CVTD

17.698

26.086

36.546

8.388

47,395

10.460

40,098

Vòng quay vốn CVTD (vòng)

0,922

0,711

0,716

-0,211

-22,816

5

0,598

Hệ số thu nợ CVTD (%)

64,086

57,391

64,724

-6,695

-10,447

7,333

12,777

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNoPTNT CN Nam Sông Hương)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy vòng quay vốn CVTD những năm gần đây giảm dần. Vòng quay vốn CVTD các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0,922, 0,711 và 0,716 vòng. Tuy nhiên, điều này cũng không cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong chất lượng CVTD của CN. Năm 2011, thu nợ CVTD chỉ tăng thêm 31,996% nhưng dư nợ CVTD bình quân lại tăng tới 71,015% nên vòng quay vốn CVTD giảm là điều hiển nhiên. Công tác thu nợ năm này chưa thực sự có hiệu quả nên mức dư nợ cho vay vẫn còn ở mức cao. Bên cạnh đó, đặc tính của các khoản CVTD là trung, dài hạn nên vòng vốn của khoản này thường không cao. Đến năm 2012, khi mà NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong việc giữ ổn định nền kinh tế, theo đó, tình hình kinh doanh của CN cũng vì thế mà khá lên. Những tháng đầu năm người dân vẫn muốn đợi xem diễn biến của lãi suất nên dư nợ CVTD không tăng nhiều. Tuy nhiên, trong khi các NHTM khác đang khốn đốn với tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, với vị trí là NHTM hàng đầu Việt Nam, các cán bộ của CN đã hoàn thành khá tốt công tác thu nợ. Vòng luân chuyển CVTD chỉ đạt 0,716 vòng nhưng nó cũng cho thấy các khoản CVTD mà CN cho vay các năm đều có thể thu hồi được.

Hệ số thu nợ cho ta biết một đồng cho vay thì thu nợ được bao nhiêu đồng, qua đó ta có thể đánh giá được chất lượng cho vay của NH có đạt hiệu quả hay không. Hệ số thu nợ năm 2010 đạt 64,086%; năm 2011 đạt 57,391%, so với năm 2010 giảm


6,695% về mặt tuyệt đối hay giảm 10,447% về mặt tương đối; sang năm 2012 hệ số thu nợ tăng lên 64,724%, đã tăng 7,333% về mặt tuyệt đối hay tăng 12,777% về mặt tương đối. Phân tích cho thấy hệ số thu nợ CVTD của CN đã có bước khởi sắc vào năm 2012. Mặc dù doanh số thu nợ và doanh số cho vay đều tăng từ năm 2010 đến 2012, song vào năm 2011, tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn so với của doanh số thu nợ, nên hệ số thu nợ vay giảm xuống là điều dễ hiểu. Đến năm 2012, do NHNN ban hành nhiều chính sách nhằm giúp thị trường tài chính ổn định hơn thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay, điều này làm cho hệ số thu nợ tăng lên 64,724%.

2.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn cho vay tiêu dùng

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động CVTD cả về số lượng và chất lượng. Việc nâng cao chất lượng CVTD chỉ có ý nghĩa khi nó được phản ánh thông qua hiệu quả sử dụng vốn CVTD của NH. Tỷ trọng về lãi thu từ những khoản CVTD trên dư nợ CVTD bình quân sẽ phản ánh vai trò của hoạt động này đối với mức thu nhập của CN.

Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng vốn CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

+/-

%

+/-

%

Lãi thu từ hoạt động CVTD

1.909,79

3.298,01

4.719,5

1.388,22

72,689

1.421,49

43,101

Dư nợ CVTD bình quân

12.301

21.036,5

33.040

8.735,5

71,015

12.003,5

57,060

Hiệu quả sử dụng vốn CVTD(%)

15,5

15,7

14,3

0,2

0,979

-1,4

-8,887

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNoPTNT CN Nam Sông Hương)

Lãi thu từ hoạt động CVTD trên mức dư nợ CVTD của CN giai đoạn 2010- 2012 trên Bảng 2.16 lần lượt là 15,5%, 15,7%, 14,3%. Những con số này cho ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay này đem lại ngày càng có xu hướng lạc quan. Từ việc đánh giá khả năng trả nợ của KH, các CBTD trong CN đã lựa chọn thời điểm trả nợ


cũng như số tiền trả định kỳ cho KH một cách hợp lý, chiến lược này an toàn hơn là việc phải thu nợ nhanh chóng mà không cần biết KH có đủ năng lực trả nợ hay không. Như vậy sẽ đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài của CN trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay. Năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn CVTD của CN đạt 15,7% bởi vì tốc độ tăng của số lãi thu đối với CVTD nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ CVTD bình quân. Bên cạnh đó, lãi suất tăng mạnh vào năm này khiến cho thu nhập từ CVTD ngày càng có khuynh hướng sẽ trở thành chiến lược phát triển lâu dài của CN. Tuy nhiên, vào năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn vay tiêu dùng lại giảm chỉ còn 14,3%. Sự sụt giảm này là do NHNN áp mức trần lãi suất xuống làm tốc độ tăng lãi CVTD xuống còn 43,101%, cộng với việc giảm tốc độ dư nợ CVTD bình quân đối với hoạt động này xuống 57,060%. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tiêu dùng thì bên cạnh khâu thẩm định tốt CN cũng cần phải đề ra chiến lược phát triển lâu dài đối với hoạt động này.

2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Bảng 2.17: Tỷ trọng lãi thu từ hoạt động CVTD tại CN giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Số tiền

Số tiền

Số tiền

+/-

%

+/-

%

Lãi thu từ hoạt động CVTD

1.909,79

3.298,01

4.719,5

1.388,22

72,689

1.421,49

43,101

Lãi thu từ hoạt động cho vay

10.087

21.010

25.901

10.923

108,288

4.891

23,279

Tỷ trọng(%)

18,933

15,697

18,221

-3,236

-17,092

2.524

16,079

(Nguồn: Phòng kế toán NHNoPTNT CN Nam Sông Hương)

Tỷ trọng lãi thu từ hoạt động CVTD trong tổng thu lãi cho vay của CN các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt chiếm 18,933%, 15,697 % và 18,221 %. Những con số này cho thấy hoạt động CVTD đã và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho CN. Thu lãi đối với hoạt động CVTD tăng bởi vì trong tất cả


các mảng kinh doanh của NH thì hoạt động này đem lại rủi ro cao nhất nhưng nó cũng là nguồn mang lại lợi nhuận cao nhất, bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, tình hình nợ quá hạn của CN được kiểm soát tốt, doanh số CVTD tăng nên cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay nên lợi nhuận tăng là điều hiển nhiên.

Trong những năm gần đây, do sự khó khăn trong các lĩnh vực SXKD đã khiến cho nhiều DN phải phá sản, tính đến đầu năm 2012 là 41.200 DN. Ngoài ra, vẫn có nhiều DN gặp khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Đã có nhiều DN vay vốn của các NHTM lên hàng chục tỷ đồng nhưng do thị trường nhà đất đóng băng khiến họ không có khả năng trả nợ. Để giảm thiểu rủi ro thì các NH càng khó khăn trong quyết định cho vay SXKD, trong lúc này thì CVTD là loại hình kinh doanh sẽ được các NH chú trọng vì nó có quy mô nhỏ và lợi nhuận mang lại cao hơn. Trong khi tổng lợi nhuận của CN vào năm 2010 là một số âm thì lãi thu mà hoạt động CVTD mang lại vẫn khá cao, nguyên nhân là vì CN đã tăng chi phí dự phòng rủi ro cho các khoản nợ khó đòi, nợ xấu, bên cạnh các loại chi phí khác của CN tăng mạnh khiến cho lợi nhuận âm. Năm 2011, thu lãi từ CVTD chiếm 15,697% so với thu lãi thu HĐCV của CN. Mặc dù lãi suất năm 2012 được NHNN kiểm soát tốt, đặt trần lãi suất thấp hơn nhằm giảm mức độ tăng lạm phát thì riêng đối với CN, nhờ hoàn thành tốt quy trình cho vay, khiến doanh số thu nợ CVTD tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số CVTD không cao bằng tốc độ tăng của cho vay nói chung, nên lãi thu CVTD tăng chủ yếu là do lãi suất cao chứ số lượng các món vay không nhiều. Nhưng nhìn chung, con số này vào năm 2012 đã có nhiều chuyển biến tích cực, CVTD vẫn được xem là một hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho NH, nếu NH có những biện pháp quản lý tốt ngay từ bước đầu thì đây sẽ là hoạt động giúp NH giảm đến mức tối thiểu những khó khăn trong thời điểm hiện tại.


Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHNO&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế

NHNo&PTNT Việt Nam là NH lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống NH Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng KH. Năm 2013 và những năm tiếp theo, NH xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NH hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính. Và để đạt được mục tiêu đã đề ra, NH đã đề ra những định hướng phát triển sau:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh v.v… tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của NHTM lớn nhất Việt Nam.

- Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu trong CVTD.

- Tập trung nghiên cứu và cho ra một số sản phẩm mới, tạo bước ngoặc cho ngành NH của Việt Nam, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị. Tăng cường quảng bá các sản phẩm CVTD đến với nhiều tầng lớp trong xã hội.

- Để theo kịp với nền công nghệ hiện đại, CN chú trọng đưa các phần mềm công nghệ vào quá trình xét duyệt, thẩm định cho vay, giúp tăng cường chất lượng CVTD.

- Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, giúp cho CBTD cập nhập và hiểu rõ hơn các quy định về CVTD của hệ thống, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với công nghệ mới.

- NH mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các CN tại các khu vực đông dân cư sinh sống. Tại những khu vực này, NH có thể cho vay kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể và đặc biệt là CVTD đối những người có thu nhập cao.


3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Nam Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong việc đối mặt với những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với những chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần.

Qua các năm 2010-2012, hệ thống NHNN nói chung và CN nói riêng đều có những thành công nhất định, tuy nhiên do nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhưng lại gặp phải nhiều biến cố nên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Các NHTM phải luôn đặt chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng hoạt động CVTD nói riêng lên hàng đầu, tăng trưởng đi đôi với chất lượng dịch vụ. Và đối với NHNo&PTNT Việt Nam

– Chi nhánh NSH Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần có những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, do vậy các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVTD tại CN:

3.2.1 Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, quản trị NH phải được thực hiện thường xuyên và đồng bộ. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm mục tiêu xem xét CN có thực hiện đúng quy định, quy chế cho vay hay không. Cán bộ quản lý phải điều hành hoạt động của CN một cách thích hợp, khoa học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Thường xuyên theo sát, đôn đốc, nhắc nhở nhân viên khi họ có thái độ làm việc không đúng. Chính các CBTD là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các khoản cho vay, vì vậy họ phải luôn là người có năng lực, trách nhiệm và hoàn thành đúng quy định nhằm đảm bảo cho các khoản vay đạt chất lượng cao nhất.

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Thẩm định trong hoạt động CVTD là việc CBTD cần tìm hiểu KH ở các phương diện về năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự, mục đích sử dụng khoản vốn vay, thẩm định về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, thẩm định về giá trị của TSĐB…


Nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm định đối với các KH vay tiêu dùng tại CN, CBTD cần thận trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ cho vay, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các khâu trong thẩm định. Bởi vì hiện nay, nhiều KH lợi dụng sự bất cẩn của CBTD mà có các hành vi lừa đảo, hầu hết trường hợp này thường xảy ra đối với những KH có quy mô, ý đồ trước. Vì vậy, CN không nên chủ quan khi cho vay.

Chất lượng tín dụng, hướng đến sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng, CN phải đổi mới cách thức quản lý thông qua việc áp dụng các công cụ đánh giá và kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, việc ban hành một quy trình tín dụng chuẩn cùng với mô hình chấm điểm tín dụng cũng góp phần giúp các CBTD giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn. Về vấn đề này, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đang bắt buộc chấm điểm tín dụng đối với tất cả các khoản vay lớn nhỏ. Xét về mặt hiệu quả, một quy trình chấm điểm tín dụng bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết liên quan đến KH như điều kiện gia đình, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, năng lực tài chính, khả năng trả nợ...Qua đó, NVTD có thể xem xét có nên cho vay hay không. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn điểm khá cao như hiện nay, các NH rất khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ vay cho KH. Chính vì vậy, trong hệ thống NH thường chấm điểm sai lệch quá lớn so với thực tế, điều này làm cho việc chấm điểm tín dụng được xem như là một hình thức đối phó với chính sách của NH chứ không xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích của NH. Trách nhiệm của các NVTD là phải khôn khéo trong việc chấm điểm tín dụng, một mặt có thể xác định được KH tiềm năng, mặt khác lại giảm thiểu được rủi ro ít nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của NH.

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay

Cho vay là một quá trình diễn ra lâu dài, bắt đầu từ việc nhận hồ sơ, thẩm định KH cho tới khi KH hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho NH. Một điều khá phổ biến trong hệ thống các NH là việc lơ là đến công tác kiểm tra sau khi vay, điều này dẫn đến việc KH có thể sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo gây thất thoát cho tài sản của NH. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng CVTD, CN không những cần thực hiện tốt khâu thẩm định trước khi cho vay mà còn phải có quá trình kiểm soát trong và sau khi


cho vay. Kiểm soát trong cho vay là việc CBTD phải theo sát trong quá trình KH sử dụng tiền vay để đáp ứng nhu cầu như đã cam kết trong hợp đồng, nếu người đi vay không thực hiện đúng mục đích vay thì CBTD có quyền hủy ngang hợp đồng. Bên cạnh đó, đánh giá tình hình SXKD, thực trạng tài chính của KH sau khi vay, quá trình sử dụng vốn vay, từ đó CN có thể đề ra sự can thiệp nhất định.

3.2.4 Nâng cao khả năng thu nợ

Công tác thu nợ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của NH, hoạt động cho vay của CN chỉ thực sự có chất lượng khi CN thu được nợ. Thông thường, việc thu nợ là do KH tự đem đến NH trả, chừng nào KH quá hạn thì các CBTD mới điện thoại nhắc nhở, đôn đốc. Tuy nhiên, nếu theo tình hình này thì xảy ra trường hợp nhiều KH dây dưa không chịu trả gây thiệt hại cho NH. Giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này là cứ đến gần kỳ trả nợ, các CBTD nên chủ động liên lạc với KH, một mặt là tạo mối quan hệ gần gũi với KH, mặc khác là kiểm soát tình hình thu nhập của KH, từ đó KH gợi nhắc cho KH khi đến kỳ trả nợ. Bên cạnh đó, đối với những KH vay vốn bằng tín chấp, từ lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác có đặc điểm là mang tính chu kỳ nhất định thì CN cần phân phối kỳ trả nợ hợp lý, phù hợp với khả năng hoàn trả của KH.

3.2.5 Hoàn thiện quy trình cho vay

Hoàn thiện quy trình cho vay là việc NH thực hiện đầy đủ và thận trọng trong quá trình xét duyệt hồ sơ, thẩm định KH và hoàn thành các bước theo quy định. Trong môi trường ngày càng cạnh tranh giữa các NH buộc các NH phải đẩy nhanh tiến độ phân tích tín dụng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo lợi ích cho KH. Quy trình phân tích tín dụng phải được xây dựng thống nhất trên toàn bộ hệ thống NH, tránh xét duyệt dựa vào đánh giá chủ quan và phải được ban lãnh đạo quyết định và phổ biến đến các phòng ban có liên quan và CBTD.

3.2.6 Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

Bên cạnh việc tuyển thêm lao động nhằm đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ KH thì phía CN cũng cần phải chú trọng nhiều hơn nữa việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ NH. Tổ chức các lớp tập huấn, kiểm tra về kiến thức chuyên môn, nâng cao khả năng giao tiếp với KH. Đối với hoạt động CVTD, CN nên tổ chức


các buổi thuyết trình phổ biến những quy định, thay đổi trong hệ thống các chính sách, giúp các nhân viên tạo thành một thể thống nhất về quy tắc cho vay, tránh trường hợp mỗi người một ý kiến dẫn đến mâu thuẫn nội bộ.

Bên cạnh đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, CN cần có chính sách đãi ngộ tốt cũng như tổ chức các buổi liên hoan, giao lưu giúp nhân viên gắn bó với NH nhiều hơn, qua đó hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc.

3.2.7 Nâng cao chất lượng về hình thức đảm bảo các khoản vay

Vay bằng tín chấp: Hiện nay, để kiểm soát một cách hiệu quả khả năng tài chính và thuận tiện cho công tác thu hồi nợ thì CN chỉ khuyến khích cho vay tập trung vào những đối tượng là công chức có mở thẻ lương tại NH. Việc KH đã mở thẻ tại hệ thống NH khác làm cho quá trình kiểm định gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đối với những KH có thu nhập đều đặn, đặc biệt là đối với những nhân viên trong các cơ quan, đoàn thể uy tín thì phía NH cần tích cực và chủ động hơn trong quá trình kiểm định KH, thu hút KH vay vốn nhiều hơn vì cho vay chính là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận của NH.

Vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp: Đối với NH, cho vay có cầm cố hoặc thế chấp là hình thức đảm bảo tốt nhất cho tài sản của NH. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, KH muốn vay nhưng không có thẻ lương hay bất cứ tài sản nào để cầm cố, thế chấp thì phần lớn các NH từ chối cho vay. Trong trường hợp này, NH nên tìm hiểu rõ hơn về KH, có thể họ không có tài sản để thế chấp nhưng khả năng tài chính của những đối tượng KH này ở mức tương đối thậm chí còn cao hơn những KH có TSĐB khác. Chính vì tài sản cầm cố, thế chấp chỉ là hình thức đảm bảo lợi ích cho NH chứ không phải là căn cứ chính để NH cho vay hay không, mà khả năng tài chính và đặc biệt là ý thức trả nợ của KH mới là nhân tố quan trọng. NH cần xem xét rõ hơn về nghề nghiệp, gia đình và phẩm chất của KH.

3.2.8 Xử lý TSĐB

Đối với những KH vay có TSĐB, CN cần thẩm định kỹ lưỡng, phối hợp với cơ quan chức năng để xác thực về quyền sở hữu tài sản của cá nhân đó. Riêng đối với những KH vay bằng hình thức tín chấp, ngoài việc yêu cầu chữ ký của người bảo hộ, CN cần xác thực tính chính xác của nó. Tuy những điều này không phải là căn cứ duy


nhất để CN cho vay nhưng nó chính là hình thức góp phần đảm bảo cho lợi ích của CN khi KH không có khả năng hoặc không có nhã ý trả nợ.

Khi đã quá thời hạn trả nợ theo quy định của NH mà KH không trả được nợ thì NH có quyền xử lý TSĐB. Tuy nhiên, các NH cũng không muốn xảy ra trường hợp này bởi công đoạn này rất phức tạp yêu cầu phía NH phải đề ra một chính sách hợp lý. Cụ thể là phải thành lập một hệ thống tổ chức tập trung vào việc xử lý TSĐB. Điều này phụ thuộc vào quyết định chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, tuy nhiên nhiệm vụ trước mắt của CN là phải tập trung vào công tác kiểm tra, thẩm định giá trị TSĐB là công việc quan trọng hàng đầu.

3.2.9 Vấn đề đảo nợ đối với các khoản vay tiêu dùng

Hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng đều có hoạt động đảo nợ. Hình thức đảo nợ đúng theo quy định của Pháp luật là thay món nợ mới thay cho món nợ cũ khi KH đã trả hết và có nhu cầu vay mới. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hình thức đảo nợ không hợp lý khi đối với những món nợ xấu, nợ không có khả năng thanh toán dẫn đến CN phải trích lập dự phòng tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NH, đồng thời cũng ảnh hưởng đến CBTD cho nên đã xảy ra nhiều trường hợp CBTD và KH bắt tay nhau thực hiện hành vi đảo nợ. Đặc biệt là trong hoạt động CVTD, là loại hình tiềm ẩn rủi ro cao nhất trong tất cả các loại hình kinh doanh của NH nên để tránh những thiệt hại do hình thức này mang lại, bản thân CBTD phải biết rõ trách nhiệm của mình để tránh gây thiệt hại cho NH.

3.2.10 Chuyên môn hóa hoạt động CVTD

Chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho hoạt động của CN. Thông thường, một CBTD phải đảm nhận hết toàn bộ một quy trình cho vay, từ tìm kiếm KH, thẩm định trước khi cho vay, chuẩn bị hồ sơ, thực hiện quyết định cho vay, giải ngân và chịu trách nhiệm thu hồi nợ. Quy trình này phải thông qua sự phê duyệt của cán bộ phụ trách hoạt động cho vay và cán bộ quyết định cho vay. Tuy nhiên, với một khối lượng KH đông đảo thì rất khó để đáp ứng được thời gian, nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó, nếu chỉ có CBTD phụ trách toàn bộ quy trình cho vay thì rất dễ có khả năng cho vay theo các mối quan hệ, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022