Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 12


huyện, cấp xã. Bố trí đủ biên chế công tác, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ môi trường.

- Các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở y tế cần thành lập các phòng, ban, bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về môi trường.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban ngành và các địa phương trong quản lý các vấn đề về môi trường liên ngành, liên vùng để triển khai các hoạt động ngày càng hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra.

* Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp bảo vệ môi trường

- Tăng cường pháp chế về bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chứ, cá nhân, các chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường.

- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các nghành, các địa phương. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp, các nghành, các địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường: Tổ chức các đợt thanh tra theo kế hoạch hàng năm và thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở có dấu hiệu vi phạm Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước. Tăng cường kiểm soát thường xuyên các nguồn thải, đặc biệt là nguồn thải của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Xây dựng Quy định về bảo vệ môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn thành phố.

- Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Nghiên cứu đưa ra các cơ chế, chính sách và hệ thống phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 12

* Đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường


- Phân bổ hợp lý, đầy đủ và sử dụng có hiệu quả 1% kinh phí ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.

- Huy động vốn đầu tư cho các công tác bảo vệ môi trường nước các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

- Vận động nhân dân tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ về môi trường.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bãi rác.

* Tăng cường các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường và công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực môi trường

- Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường khoa học, hợp lý, đảm bảo tính đại diện.

- Thực hiện hoạt động giám sát môi trường định kỳ đối với cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ có phát sinh chất thải nhằm kiểm soát các nguồn phát thải, tình trạng phát thải, mức độ ảnh hưởng đến môi trường do chất thải gây ra và hiệu quả của các giải pháp bảo vệ môi trường tại cơ sở.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trên tất cả các địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Tiến hành Thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố về công tác thực hiện Cam kết BVMT và thực hiện đúng Cam kết BVMT. Đối với các cơ sở, doanh nghiệp chưa có Cam kết BVMT, giấy phép xả thải cần yêu cầu các đơn vị phải theo quy định của pháp luật.

* Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường

- Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp học, tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường và các hoạt động cộng đồng khác.

- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học như lồng ghép


các kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong các trương trình giáo dục của từng cấp học.

- Tổ chức các hoạt động thực tiễn liên quan đến vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố với nhiều thành phần tham gia trong cộng đồng như: Đoàn Thanh niên, học sinh, sinh viên,…

* Xã hội hóa bảo vệ môi trường

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội và công tác bảo vệ môi trường.Xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể:

- Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Lồng ghép các yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về bảo vệ môi trường, cụ thể: Các khu tổ dân phố tự vệ sinh nơi mình sinh sống.

- Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt động có tính phong trào của các ngành, tổ chức đoàn thể.

- Mở rộng phong trào tình nguyện trong bảo vệ môi trường.

4.4.2.2. Giải pháp cụ thể

Hồ Phai Món

- Hạn chế tối đa việc xả nước thải không qua xử lý đổ vào hồ.

- Làm lưới chắn rác thải tại các cửa xả vào hồ, vớt hết bèo, cây cỏ trên mặt hồ.

- Do hồ không có lưu thông nước với khu vực khác nên cần có biện pháp thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ dân xung quanh và không xả vào hồ.

- Nạo vét bùn hồ: là hình thức loại bỏ bớt chất ô nhiễm tích đọng có trong hồ nhằm hạn chế các tác động xấu gây ra đối với môi trường nước hồ.

- Tạo điều kiện thuận lợi gia tăng lượng ôxy hoà tan trong nước hồ: Việc bổ


cập nguồn ôxy cho nước hồ là quan trọng. Ôxy hoà tan là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của nước hồ. Việc bổ sung ôxy hoà tan cho nước bằng cách Tạo tia phun nước: làm xáo động mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi để ôxy khuếch tán từ không khí vào nước.

Hồ Phai Loạn

- Đối với các trụ sở, nhà hàng, hàng quán ven hồ yêu cầu xử lý nước thải sinh hoạt, vệ sinh công nghiệp,... phải xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả vào hồ.

- Làm lưới chắn rác thải tại các cửa xả vào hồ.

- Tạo điều kiện thuận lợi gia tăng lượng ôxy hoà tan trong nước hồ: Tạo tia phun nước: làm xáo động mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi để ôxy khuếch tán từ không khí vào nước.

- Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư cần phải được xử lý qua bể tự hoại cải tiến; cải tạo các bể tự hoại quá cũ, trước khi xả ra hồ.

Suối Lao Ly

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước mưa của các khu dân cư, các khu chợ xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả nước thải ra suối.

- Các khách sạn, nhà hàng cần phải có hệ thống xử lý nước thải để loại trừ các hóa chất độc hại, các loại dầu mỡ và giảm thiểu các chất hữu cơ đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả nước thải ra suối.

- Thu gom rác thải triệt để và thay đổi vị trí các điểm tập kết rác thải gần vị trí suối Lao Ly, tránh hiện tường vứt rác thải xuống suối hoặc do nước mưa cuốn rác thải từ trên bờ xuống suối.

Sông Kỳ Cùng tại cầu Ngầm

- Cần rà soát lại các hệ thống thu gom nước thải, nếu không đạt yêu cầu thì cần thay thế mới, nước thải bệnh viện cần được xử lý triệt để tại nguồn thải trước khi thải ra sông Kỳ Cùng.

- Thu gom nước thải chợ Đông Kinh, chợ cóc và xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả nước thải sông.


- Nước thải các khu dân cư dọc sông Kỳ Cùng cần được xử lý qua bể tự hoại cải tiến. Đối với nước thải tại các khu đô thị tập trung cần có trạm XLNT tập trung để xử lý đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả nước thải ra sông.

- Nâng cao ý thức người dân không vứt trực tiếp rác thải xuống sông; không xả chất thải xây dựng xuống sông.

- Thay đổi các điểm tập kết rác thải gần sông Kỳ Cùng.

Sông Kỳ Cùng tại cầu Mai Pha

- Nâng cao kiến thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học.

- Ứng dụng mô hình Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi góp phần tốt tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi, đồng thời vận dụng chất thải làm phân bón cho cây trái và khí đốt dùng cho sinh hoạt hoặc sử dụng lại trong quá trình sản xuất.

- Nâng cao ý thức người dân về việc không vứt rác thải, chất thải xây dựng, xác động vật chết, bao bì thuốc bảo vệ thực vật xuống sông.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá theo những mục tiêu ban đầu đề ra với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Bùi Xuân Dũng đề tài “Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014-2018” đã hoàn thành với các kết quả thu được như sau:

- Môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có chất lượng khá ổn định; hồ Nà Tâm chưa có dấu hiệu ô nhiễm và phù hợp với mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với hồ Phai Món và hồ Phai Loạn, suối Lao Ly có mức độ ô nhiễm nặng, các thông số DO, BOD5, COD, TSS,

NH4+, NO2- đều vượt giới hạn cho phép cột B QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nước

sông Kỳ Cùng tại cầu Ngầm và cầu Mai Pha đã có dấu hiệu ô nhiễm về nồng độ TSS.

- Chỉ số chất lượng nước (WQI) có sự biến động tương đối đồng đều; tuy nhiên tại điểm quan trắc sông Kỳ Cùng tại cầu Ngầm có sự biến động lớn vào năm 2014 và 2018 giữa các đợt quan trắc. Chỉ số chất lượng nước năm 2015 thấp nhất. Tương ứng nước bị ô nhiễm nặng hơn, cần các biện pháp xử lý. Năm 2018 chất lượng nước mặt được cải thiện hơn, nhưng nguồn nước chỉ đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác, đối với hồ Nà Tâm cấp nước cho sinh hoạt thì cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.

- Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt thành phố Lạng Sơn: Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nước thải bệnh viện, nước thải từ khu chợ, nước thải từ khu nhà hàng, dịch vụ xả trực tiếp xuống các hồ, suối, sông xung quanh mà chưa xử lý triệt để. Việc vứt rác thải bừa bãi xuống các thủy vực cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt thành phố Lạng Sơn.

- Cần có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà hàng, .... đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT hoặc cột B QCVN40:2011/BTNMT trước khi xả nước thải ra hồ, sông suối. Thay đổi vị trí tập kết rác thải, tránh xa thủy vực. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm


xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

5.2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đề tài vẫn còn tồn tại như sau:

- Diện tích lấy mẫu còn hẹp, số lượng mẫu phân tích còn ít, chưa phản ánh hết chất lượng nước của khu vực nghiên cứu. Mặt khác mới chỉ đánh giá chất lượng nước mặt trong một tháng mùa mưa và mùa khô, chưa có điều kiện tiến hành phân tích theo các tháng trong năm.

- Các thông số được phân tích còn hạn chế, chưa áp dụng được các phương pháp đánh giá chất lượng nước một cách tổng hợp.

- Việc đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm đến chất lượng nước ở khu vực chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và kĩ lưỡng.

- Chưa đưa ra được những đề xuất cải thiện chất lượng nước chi tiết và cụ thể cho các khu vực nghiên cứu.

5.3. Kiến nghị

Để khắc phục những tồn tại trên và đạt được kết quả tốt hơn, đề tài có những kiến nghị sau:

- Tiếp tục tổng hợp các thông số quan trắc môi trường trong tất cả các đợt quan trắc trong năm, để có đánh giá toàn diện hơn biến động chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh.

- Phân tích đầy đủ hơn các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước tại khu vực nghiên cứu.

- Cần nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động này trên diện tích rộng hơn với số mẫu phân tích nhiều hơn.

- Cần phân tích toàn diện hơn cả môi trường nước mặt và nước ngầm tại khu vực này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Tuấn Anh (chủ biên), Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng, (2008), Giáo trình phân tích môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2013), Báo cáo môi trường quốc gia năm2012

– Môi trường nước mặt, Hà Nội.

3. Chi cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2014, Lạng Sơn.

4. Chi cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2015, Lạng Sơn.

5. Chi cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2016, Lạng Sơn.

6. Chi cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2017, Lạng Sơn.

7. Chi cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2018, Lạng Sơn.

8. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Chi cục thống kê thành phố Lạng Sơn 2018,

Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2018, Lạng Sơn.

9. Dư Ngọc Thành (2009), Quản lí tài nguyên nước, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Lê Văn Khoa (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Xuân Cự cùng các cộng sự (2011), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Luật Bảo vệ Môi trường 2015, Hà Nội.

12. Luật Tài nguyên Nước 2012, Hà Nội.

13. QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.

14. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023