Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 3

và thanh toán nạn mù chữ. Các cấp Hội toàn miền Nam đã phối hợp với các ngành thương binh xã hội và y tế tổ chức cải tạo, trị bệnh tại chỗ cho các nạn nhân xã hội. Nhiều tỉnh, quận huyện đã mở những lớp dài hạn, ngắn hạn tập trung từng đợt chữa bệnh và cai nghiện. Thành phố Hồ Chí Minh có Trường phục hồi nhân phẩm, trường cai nghiện, Rạch Giá có Trường hoàn lương. Các trường này đã tập trung hàng ngàn phụ nữ học tập, cải tạo lâu dài. Trong thời gian hơn một năm của thời kỳ chuyển tiếp này, đã có hàng trăm người lành bệnh và sau khi ra trường, họ đi lao động sản xuất và xây dựng gia đình, làm lại cuộc đời.

Việc thanh toán nạn mù chữ được mở rộng ở khắp nơi. Các cấp Hội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Các cuộc vận động "Biết chữ đền ơn Bác", "Biết chữ để đi bầu", "Lớp học 8/3" liên tục nối tiếp nhau, đã giữ vững được khí thế sôi nổi của những ngày đầu phát động xóa nạn dốt và đạt được nhiều kết quả.

Cùng với phụ nữ miền Nam, ở miền Bắc Hội LHPN Việt Nam đã vận động phụ nữ tiếp tục thực hiện nghị quyết do Đại hội lần thứ IV đề ra. Hội phụ nữ các cấp vận động phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ, phát triển chăn nuôi, đồng thời vận động phụ nữ làm nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Hội còn thường xuyên vận động thực hành tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu, lãng phí trong việc cưới, việc tang, giỗ tết.

Hội LHPN Việt Nam tiếp tục vận động phụ nữ tham gia cuộc vận động “Phụ nữ xây dựng gia đình văn hoá mới”. Ở nhiều nơi các cấp Hội phụ nữ cùng với Hội mẹ chiến sĩ tham gia công tác chăm các gia đình thương binh liệt sĩ.

Ở khu vực nông thôn, Hội tập trung vận động phụ nữ thực hiện tốt hai khâu quan trọng: cấy đúng kỹ thuật, kịp thời vụ và hết diện tích và phát triển chăn nuôi gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ đứng ra kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Nông nghiệp, Cục trồng trọt để vận động, hướng dẫn hội viên. Về chăn nuôi, ngoài việc vận động phụ nữ tham gia chăn nuôi tập thể, TW Hội chủ trương vận động phụ nữ thường xuyên phát triển chăn nuôi gia đình, góp phần tích cực thực hiện kế hoạch Nhà nước. Hội đã tiến hành vận động phụ nữ phát triển chăn nuôi

hộ gia đình, xóa bỏ trống chuồng, nuôi thêm lợn nái, thực hiện chỉ tiêu của Nhà nước và Hợp tác xã, đồng thời vận động phụ nữ làm đầy đủ nghĩa vụ bán thực phẩm cho Nhà nước. Ngoài phần động viên phong trào, Hội còn chú ý tổ chức trao đổi kinh nghiệm, bàn biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi gia đình.

Thực hiện Chỉ thị 214 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội còn thường xuyên vận động thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, giảm bớt những chi tiêu lãng phí trong ma chay, cưới xin, giỗ tết. Hội còn vận động phụ nữ tiết kiệm trong cả bữa ăn hàng ngày để có thể dành thóc, gạo phòng khi khó khăn, có việc đột xuất. Hội Phụ nữ đã kết hợp vơi Ngân hàng, vận động gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Ngoài ra, nhân các ngày kỷ niệm của phụ nữ, hoặc nhân bán lứa lợn, lứa gà, cá hội cơ sở còn vận động chị em dành ra một số tiền để gửi tiết kiệm.

Đối với phụ nữ tri thức, Hội mới chỉ tổ chức được những buổi tiếp xúc để lắng nghe những phát biểu về nguyện vọng, từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn và động viên các chị em đem hết tài năng cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. Trung ương Hội thành lập những tổ chuyên đề: tổ bảo vệ sức khỏe phụ nữ, tổ bảo vệ sức khỏe trẻ em, tổ pháp luật... và tổ chức các cuộc báo cáo chuyên đề liên quan đến phụ nữ. Hội cũng đã tập hợp ý kiến của các tổ thành từng hệ thống vấn đề liên quan đến các ngành để đề xuất biện pháp giải quyết.

Đối với ngành nghề thủ công, mặc dù Hội đã cố gắng, cũng mới chỉ làm được việc động viên các chị không giấu nghề, đề nghị các hợp tác xã giúp đỡ phụ nữ đi học nghề, học văn hóa để có cơ sở tiếp thu kỹ thuật mới. Do quan niệm là phải trực tiếp làm ra sản phẩm vật chất hoặc làm việc trong khu vực Nhà nước mới được coi là người lao động chân chính nên Hội đã cố gắng vận động chị em làm nghề buôn bán nhỏ, thực chất cũng là tham gia vào khâu phân phối, lưu thông hàng hóa, chuyển sang sản xuất. Do nền kinh tế chung còn chậm phát triển, tìm được công ăn việc làm rất khó khăn nên các cấp Hội chỉ kết hợp được với Sở Lao động dành cho phụ nữ những loại việc giản đơn, thu nhập thấp như quét rác, tổ phục vụ, nhóm trẻ, khai hoang...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ IV, Trung ương Hội mở cuộc vận động "Phụ nữ xây dựng gia đình văn hóa mới". Đó là một trong những nhiệm vụ lớn của Hội. Năm 1975, Ban Thường vụ TW Hội cùng với Bộ Văn hóa ra thông tư liên tịch thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung xây dựng gia đình văn hóa mới, gồm 3 tiêu chuẩn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Xây dựng gia đình dân chủ, bình đẳng, hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ.

- Hăng hái tham gia lao động và thực hành tiết kiệm.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 3

- Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới gắn chặt với nội dung chỉ thị 214 của Ban Bí thư về việc thực hiện nếp sống mới trong các hội hè, tang lễ, cưới xin...

Hỗ trợ cho cuộc vận động xây dựng gai đình văn hóa mới, vấn đề hôn nhân gia đình và sinh đẻ có kế hoạch cũng được Hội đề xuất đầu tiên và tích cực đấu tranh để thực hiện. Trong tình hình số vụ ly hôn hằng năm đều gia tăng mà người đứng đầu phần lớn là nam giới, cùng với những hiện tượng ngược đãi vợ con ngày càng nhiều... các cấp Hội đã phối hợp với cơ quan pháp luật, tham gia nhận đơn điều tra hòa giải, xét xử và kiểm tra việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình... Trong nhiều trường hợp, nhờ sự can thiệp của Hội mà kết quả xét xử được thỏa đáng hơn, quyền lợi của phụ nữ được bảo vệ. Riêng công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch, hầu như Hội phụ nữ là cơ quan chủ chốt đứng ra tuyên truyền, vận động và chủ yếu cũng mới làm được trong phụ nữ, hội viên của Hội.

Sau chiến tranh, vấn đề chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội càng trở thành một vấn đề lớn, vừa mang ý nghĩa chính trị, xã hội; vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của tình cảm nhân dân. Ở nhiều nơi, các cấp Hội Phụ nữ và Hội mẹ chiến sĩ đã coi công tác chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội là công tác thường trực, lâu dài, thường xuyên. Đảng, Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh xã hội đánh giá cao sự đóng góp của HLHPN Việt Nam các cấp đối với công tác hậu phương quân đội. Nhà nước đã tặng thưởng 24 huân chương và 70 Bằng khen của Thủ tướng cho các cấp Hội có thành tích xuất sắc.

Hoạt động quốc tế của Hội sau ngày hòa bình cũng được phát triển, Hội có quan hệ với trên 25 tổ chức trên thế giới và có những hoạt động hữu nghị với trên 100 nước. Trung ương Hội đã giới thiệu những hoạt động của phụ nữ Việt Nam với bạn, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn về tinh thần cũng như vật chất, để góp phần xây dựng lại đất nước. Hội đã gây được cảm tình và tín nhiệm đối với Hội bạn. Nhân năm Quốc tế phụ nữ (1975), Liên Hợp Quốc triệu tập Hội nghị thế giới về phụ nữ ở Mexicô và cũng năm 1975, Đại hội lần thứ 7 Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế họp ở Berlin, phụ nữ Việt Nam đã được đề cao. Tại Đại hội này, phụ nữ Việt Nam được vào Ban lãnh đạo Đại hội. Bà Hà Thị Quế được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn.

Nhìn lại những chủ trương và thành tựu hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn bước chuyển (1975-1976), ngày càng khẳng định rõ vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 15-1-1976, đồng chí Xuân Thủy, đồng chí Tố Hữu đã họp với đại diện các đoàn thể ở Trung ương để nhận định khái quát về phong trào của Hội phụ nữ như sau:

Hội Phụ nữ có chuyển biến tốt ở nhiều nơi trong việc thực hiện chức năng, xây dựng được mối quan hệ với một số ngành trong công tác vận động phụ nữ lao động, sản xuất (nhất là trong việc cấy và chăn nuôi), xây dựng gia đình văn hoá mới, thực hiện chính sách hậu phương. Một số vấn đề do hậu quả chiến tranh để lại đối với phụ nữ ở hai miền đã được đặt ra nghiên cứu có biện pháp giải quyết.

Sau khi có Nghị quyết 22 của Trung ương [tap 34.290], công tác của các đoàn thể được các cấp uỷ đảng chú trọng hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề vướng mắc hoặc thiếu sót như sau:

Phong trào lao động sản xuất chưa sôi nổi liên tục, những hiện tượng tiêu cực trong thái độ lao động, trong việc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa có giảm nhưng vẫn còn phổ biến. Tình hình thanh thiếu niên chậm tiến có chuyển biến phần nào nhưng chưa cơ bản. Đời sống của công nhân, viên chức còn nhiều khó

khăn. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng tuy có chủ trương đúng nhưng chưa được quy định cụ thể...

Hội Phụ nữ còn thụ động trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa phát huy được đầy đủ quyền làm chủ tập thể và năng lực sáng tạo của quần chúng trong việc xây dựng, củng cố Đảng và Nhà nước, chưa làm tai mắt được cho cấp uỷ Đảng. Việc phối hợp giữa các cấp hội với nhau và giữa Hội với các đoàn thể, các ngành khác có khá hơn nhưng vẫn chưa thật khăng khít và thường xuyên, trách nhiệm của các cấp hội và của các ban ngành chưa được phân rõ, thiếu một tinh thần đầy đủ hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Trải qua những biến đổi hết sức to lớn của đất nước, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc, góp phần xuất sắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra: Chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam đã phát động phong trào “Phụ nữ 5 tốt”, động viên chị em đẩy mạnh sản xuất, công tác, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình thuận hoà, hạnh phúc.

Nhưng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa được mấy năm thì đế quốc Mỹ bị thất bại trong âm mưu tiến hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới và chiến tranh đặc biệt ở miền Nam, ồ ạt đem quân vào miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội đã phát động phong trào “Ba đảm đang chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội”, Cuộc vận động “Ba đảm đang” đã khơi động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của phụ nữ, cổ vũ chị em tự lực, tự cường phấn đấu vươn lên gánh vác việc nước, việc nhà.

Thấm nhuần sâu sắc chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hàng triệu phụ nữ, đủ các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo xông lên vượt mọi trở lực, gian nguy, hy sinh tất cả, hăng hái đứng lên đánh giặc cứu nước, bảo vệ và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho cách mạng miền Nam. “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là truyền thống nổi bật của phụ nữ Việt Nam. nhưng chưa bao giờ truyền thống đó lại được thể hiện sáng ngời, với nội dung và hình thức phong phú như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hàng triệu bà mẹ và người vợ ở hậu phương, từ đồng bằng đến miền núi, đã hy sinh tình cảm và hạnh phúc riêng, chịu đựng mọi gian khổ trong sản xuất, công tác và đời sống, hiến dâng cho Tổ quốc những người thân yêu nhất của mình. Con nối gót cha, em tiếp bước anh, lớp lớp lên đường đi chiến đấu. Tỉnh nào cũng có hàng vạn gia đình có từ 2 con trở lên đi bộ đội. Ví dụ, tỉnh Thanh Hoá có 22.000 gia đình có 2 con,

2.000 gia đình có 3 đến 4 con và 22 gia đình có 6 con tòng quân. Nhiều bà mẹ có một con trai cũng tình nguyện xin cho con ra tiền tuyến. Suốt 20 năm cho đến nay, những người mẹ, những người vợ vẫn dũng cảm, đảm đang việc nước, việc nhà để chồng con làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Các bà mẹ Việt Nam rất xứng đáng với lời khen của Đảng: “Dân tộc Việt Nam ta và Đảng ta đời đời biết ơn những bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến cho Tổ quốc những người con ưu tú đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại”.

Trong 8 năm chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã đem gần 3 triệu tấn bom đạn đánh phá hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn, toàn bộ các tuyến đường sắt, đường bộ, các cầu phà, bến cảng, hầu hết các nhà máy, hàng nghìn công trình thuỷ lợi, hàng nghìn thôn xã, hàng nghìn bệnh viện, trường học v.v. Nơi đâu cũng là chiến trường, nơi đó có mặt những người phụ nữ kiên cường, xông pha dưới mưa bom, bão đạn, làm nhiệm vụ hậu cần, phục vụ chiến đấu: tiếp tế, vận tải, đào công sự, phá bom mìn, bắt giặc lái, cứu thương, chữa cháy, giúp đỡ bộ đội, chăm sóc thương binh... Hàng chục vạn chị em nữ công nhân giao thông vận tải, nữ thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến đã hiến dâng

cả tuổi thanh xuân cho đất nước, để cho mạch máu Nam, Bắc được nối liền. “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, chị em có mặt khắp nơi, dọc đường Trường Sơn cũng như trong rừng sâu Việt Bắc, Tây Bắc.

Lực lượng nữ dân quân, tự vệ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vô cùng gan dạ và mưu trí, đã nhanh chóng biết sử dụng những vũ khí hiện đại, góp phần cùng các lực lượng vũ trang tạo nên một màng lưới dầy đặc bủa vây quân thù, bắn rơi hơn 4.000 máy bay Mỹ. Riêng 20 đơn vị nữ dân quân tự vệ đã độc lập tác chiến bắn rơi 28 chiếc. Hàng vạn nữ thanh niên tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, làm công tác thông tin, hậu cần, quân y, quân giới...

Cuộc vận động phụ nữ miền Bắc thi đua và học tập phụ nữ miền Nam anh hùng do Hồ Chủ tịch đề xướng, đã thúc đẩy phong trào Ba đảm đang phát triển mạnh mẽ. Lòng trung kiên vô hạn của các má bám trụ gây cơ sở trong lòng địch, tinh thần bất khuất của các nữ chiến sĩ trong tù, những chiến công chói lọi của “đội quân tóc dài” đánh địch bằng ba mũi giáp công, đã thôi thúc phụ nữ miền Bắc vươn lên không ngừng.

Cuộc đời chiến đấu hy sinh của chị Nguyễn Thị Út, bà mẹ anh hùng 6 con, hình ảnh kiên cường của các nữ anh hùng liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm, Trần Thị Tâm và bao nhiêu nữ anh hùng, dũng sĩ khác ở miền Nam đã in sâu vào tâm trí mỗi người phụ nữ miền Bắc. Trong những lúc gian nguy nhất, chính những tấm gương sáng ngời đó đã cổ vũ phụ nữ miền Bắc tự cường vươn lên để xứng đáng với phụ nữ miền Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Các tổ sản xuất trên đồng ruộng, trong các xí nghiệp, công, nông trường, các đơn vị nữ dân quân, tự vệ thi đua lập công trong sản xuất và chiến đấu để xứng đáng được mang tên các nữ anh hùng miền Nam.

Tuy hai miền xa cách, nhưng hàng triệu trái tim của phụ nữ cả nước cùng chung một nhịp, cuộc chiến đấu của phụ nữ cả nước vẫn hoà với nhau thành bức tranh tuyệt đẹp tô thắm thêm truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

Trong 20 mươi năm qua, miền Bắc vừa trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đồng thời vẫn bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã

hội, tăng cường lực lượng về mọi mặt. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đã giải phóng người lao động khỏi cảnh bị bóc lột và cách làm ăn riêng lẻ, đã xây dựng được nền kinh tế quốc doanh và tập thể, mở đường cho việc phát huy mọi năng lực sản xuất, tiến hành cách mạng kỹ thuật, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

Tuy nền kinh tế còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng toàn dân được no ấm, con cái được học hành. Mọi người sống lành mạnh, tôn trọng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Ai cũng tự hào được lao động để làm giầu cho đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất cho đời sống và hạnh phúc của mình và con cái.

Trong công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới tốt đẹp đó, phụ nữ đã phát huy nhiệt tình cách mạng, hăng hái tham gia mọi mặt hoạt động và đóng góp vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực mà lực lượng lao động nữ chiếm số đông.

Phụ nữ nông dân có vai trò rất to lớn trong cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến nay, 96% hộ nông dân đã vào hợp tác xã và hơn 90% hợp tác xã đã lên bậc cao. Phụ nữ nông dân chiếm trên 60% lực lượng giai cấp nông dân tập thể và bảo đảm gần hết các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như kinh tế phụ gia đình. Chị em đã góp phần đắc lực trong việc xây dựng và củng cố hợp tác xã, đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, làm thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, đồi núi, sử dụng công cụ cải tiến và cơ khí nhỏ, phấn đấu thực hiện 3 mục tiêu trong nông nghiệp (5 tấn thóc 1 héc ta, 2 con lợn 1 héc ta, 1 lao động 1 héc ta gieo trồng), tiến lên phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo đảm lương thực, thực phẩm, phục vụ cho công nghiệp và xuất khẩu.

Qua phong trào đã hình hành lớp phụ nữ nông dân mới, mà điển hình là 11 nữ anh hùng trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ lợi. Hàng vạn chị em đã có trình độ sơ cấp, trung cấp và đại học về kỹ thuật và quản lý nông nghiệp. Hàng vạn chị em tham gia Ban quản trị hợp tác xã và làm đội trưởng, đội phó đội sản xuất, chứng minh khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ nông dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023