ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------
NGUYỄN THỊ THỊNH
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1986
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------
NGUYỄN THỊ THỊNH
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1986
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn: PGS. TS. NGƯT. GVCC. Ngô Đăng Tri
Hà Nội 2014
MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài 2
Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
Mục đích nghiên cứu 4
Nhiệm vụ nghiên cứu 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
Nguồn tư liệu 5
Phương pháp nghiên cứu 5
Bố cục luận văn 5
Chương 1. Đảng lãnh đạo Hội LHPNVN xây dựng hệ thống tổ chức
và hoạt động giai đoạn 1976-1981 6
1.1. Thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội trước năm 1976 6
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động
của Hội giai đoạn 1976-1981 29
Tiểu kết chương 1 50
Chương 2. Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động
Của Hội LHPNVN giai đoạn 1981-1986 51
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng 51
2.2. Đảng chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội 62
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3. Nhận xét chung và một số bài học kinh nghiệm 77
3.1. Nhận xét chung 77
3.2. Những nét độc đáo và bài học kinh nghiệm 81
Tiểu kết chương 3 94
Kết luận 95
Tài liệu tham khảo 99
Phụ lục 105
Tên đầy đủ | |
HLHPNVN | Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam |
TW | Trung ương |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
VNDCCH | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
HTX | Hợp tác xã |
HPHPNGP | Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 2
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 3
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 4
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Ngô Đăng Tri, Người Thầy đã khuyến khích tôi theo đuổi đề tài, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Tư liệu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , thư viện Khoa Lịch sử, Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.
Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự động viên, giúp đỡ của người thân và bạn bè trong suốt quá trình thực hiện.
Dù đã cố gắng nhiều nhưng Luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, hạn chế; tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử loài người, phụ nữ là một lực lượng xã hội quan trọng. Vấn đề giải phóng phụ nữ, đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động chung của xã hội đã được các giai cấp, các nhà lãnh đạo quan tâm giải quyết và trở tành thước đo của mỗi chế độ xã hội.
Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của phụ nữ, ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến việc vận động phụ nữ và tập hợp họ trong một tổ chức đấu tranh tiền thân là Hội phụ nữ Cứu quốc cho đến Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sau đây xin gọi tắt là Hội) ngày nay. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng với những chủ trương, chính sách sát thực, kịp thời qua từng giai đoạn cách mạng cùng với sự tự phấn đấu vươn lên, tổ chức Hội đã có bước phát triển tốt cả về tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta thấy rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Đảng từ năm 1975- 1985 còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Ý thức làm chủ tập thể, trình độ văn hóa nghề nghiệp của phụ nữ còn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đường lối, phương châm công tác vận động phụ nữ chưa được quán triệt sâu sắc ở các cấp, các ngành; chức năng, phạm vi hoạt động của Hội trên một số mặt công tác chưa được rõ; trình độ cán bộ các cấp Hội còn yếu; việc chỉ đạo chưa thật sâu sát, cụ thể; việc vận động phương thức vận động còn lúng túng, sự phối hợp với các ngành và các đoàn thể khác chưa chặt chẽ.
Tình hình trên cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với tổ chức quần chúng nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng cần phải rút kinh nghiệm, đẩy mạnh hơn nữa. Căn cứ vào những chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về công tác củng cố, xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội từ năm 1975 đến năm 1985 để chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu,
nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và những kiến nghị, những chủ trương chiến lược lâu dài cũng như những giải pháp trước mắt với Đảng và Nhà nước để đưa công tác lãnh đạo chỉ đạo đối với Hội Liên hiệp phụ nũ Việt Nam ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Những vấn đề trên đây đã nói lên tính cần thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam phải kể đến các công trình: "Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam" của Nguyễn Thị Thập (chủ biên), Nxb. Phụ nữ, năm 1981; "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, xuất bản năm 1973; "Những nét sơ lược về phong trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , "Truyền thống phụ nữ Việt Nam", Nxb. Phụ nữ của tác giả Trần Quốc Vượng. "Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam" của tác giả Lê Minh, Nxb. Phụ nữ, Hà nội, 1997. Các công trình này đã trình bày xuyên suốt vấn đề phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu và trình bày đầy đủ những sự kiện lịch sử của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam . Ngoài ra còn một số luận văn nghiên cứu về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như: Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 - 1995 trong việc thực hiện chính sách cán bộ nữ của Ngô Thị Ngọc Anh, đề tài Luận án PTSKH. Lịch sử, Viện Ngiên cứu Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. "Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1986-1996, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử cuả tác giả Trương Thị Thủy, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2012; Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của Phụ nữ miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968 - luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Giáp Thị Lan, 2012; Đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930-1945, luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Lê Thị Hà, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2008… Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những chủ trương, chính sách của Đảng đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ trong từng công tác khác nhau và ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1976-1986 đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác củng cố, xây
dựng hệ thống tổ chức và hoạt động chưa được đề cập. Mặc dù vậy, kết quả các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý giá, gợi mở tác giả kế thừa, đi sâu vào nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng và hiệu quả của sự lãnh đạo đó trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976-1986. Thông qua đó bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày một cách có hệ thống, khách quan sự biến đổi của hoàn cảnh lịch sử cũng như sự lãnh đạo của Đảng qua những giai đoạn lịch sử khác nhau cùng với việc hiện thực hóa chủ trương đó gắn với các kết quả cụ thể của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đánh giá những ưu, khuyết điểm trong sự lãnh đạo của Đảng và rút ra bài học kinh nghiệm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
- Những chủ trương và biện pháp của Đảng đối với việc xây dựng, phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Quá trình chỉ đạo thực hiện những chủ trương của Đảng trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
5.2. Phạm vi
- Quá trình triển khai của Hội qua các cấp TW đến địa phương.
- Hoàn cảnh lịch sử chi phối sự lãnh đạo của Đảng.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị đối với hoạt động của Hội.
- Thời gian: từ năm 1976-1986. Đây là giai đoạn lịch sử đặc biệt sau khi đất nước thống nhất, Đảng và nhân dân thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.