với những cán bộ cố tình vi phạm luật pháp, hoặc lợi dụng báo để thực hiện mưu đồ xấu.
Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với báo điện tử và cơ quan chủ quản báo điện tử cần thực hiện một số nội dung sau:
Một là, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với báo điện tử để tạo thế chủ động, kịp thời, tránh thụ động, chỉ kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, giám sát cơ quan chủ quan, cơ quan báo điện tử phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất và bản lĩnh. Hoạt động báo điện tử thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Vì vậy, bên cạnh những nét chung như các hoạt động khác của Đảng, cần có sự phong phú và tế nhị trong nội dung và hình thức. Cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát phải có trí tuệ, có trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu, đặc điểm của hoạt động và quản lý báo điện tử.
Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ. Giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, để tạo được sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong các cấp ủy báo điện tử, cơ quan chủ quản... về công tác kiểm tra, giám sát. Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định về lĩnh vực báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Đề cao tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên báo điện tử.
Hai là, trong quá trình kiểm tra, giám sát không được né tránh, bao che những cơ quan báo điện tử và cá nhân nhà báo vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật của Nhà nước, có những biểu hiện tiêu cực, có dư luận hoài nghi về phẩm chất đạo đức. Đồng thời, trong điều kiện hiện nay, phải tỉnh táo bảo vệ công lý, lẽ phải, không được lợi dụng kiểm tra, giám sát để làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan báo điện tử, tới tư tưởng của chính những người làm công tác báo chí.
Về phần mình, các cơ quan báo điện tử phải luôn cầu thị, phương châm “hoan nghênh bạn đọc góp ý phê bình báo” phải luôn được thực hiện trong thực tế, không hình thức. Tự phê bình và tiếp nhận phê bình vừa đúng với bản chất của Đảng, vừa đúng với bản thân báo điện tử - phương tiện truyền thông đại chúng. Báo điện tử phải đặt nhu cầu, đòi hỏi và ý kiến của đại đa số quần chúng nhân dân lên trên hết.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, kịp thời nêu gương cán bộ và tổ chức đảng làm tốt, giúp đỡ cán bộ, phóng viên, biên tập và tổ chức đảng gặp khó khăn, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên, nhân viên báo điện tử về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện nhiệm vụ được giao. Mọi vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, nhất là đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý báo điện tử đều có nguyên nhân là do thiếu sự kiểm tra, giám sát và đều có đánh giá chung là nếu được kiểm tra, giám sát sớm hơn, thường xuyên hơn thì hậu quả vi phạm sẽ ít nghiêm trọng hơn và có thể sẽ không để xảy ra vi phạm.
Ba là, công tác kiểm tra, giám sát đối với báo điện tử không chỉ là việc riêng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, mà còn là công việc của các cấp ủy đảng, của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ TT-TT và Đảng đoàn HNB Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ báo chí hằng ngày, hằng giờ chịu sự tác động từ các tiêu cực xã hội. Đã có một số nhà báo xa rời quy ước đạo đức báo chí, gây tác hại xấu đến uy tín báo chí, làm cho xã hội bất bình. Để kịp thời ngăn chặn sự “xuống cấp”, suy thoái về đạo đức của một số nhà báo đó, các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các nhà báo là đảng viên. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy ước về đạo đức báo chí thì cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời để tránh cho họ rơi vào kết cục đáng tiếc.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Báo Điện Tử
- Củng Cố, Phát Huy Vai Trò Của Các Tổ Chức Đảng Trong Cơ Quan Báo Điện Tử, Của Hội Nhà Báo Đối Với Hội Viên Công Tác Ở Các Báo Điện Tử
- Đẩy Mạnh Quy Hoạch, Đào Tạo, Bồi Dưỡng, Lựa Chọn Đội Ngũ Cán Bộ, Phóng Viên, Biên Tập Viên Báo Điện Tử Và Phát Huy Vai Trò Đội Ngũ Cán Bộ,
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 22
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 23
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Kiểm tra, giám sát của Đảng phải gắn với thanh tra của Nhà nước và kiểm tra của HNB Việt Nam, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nêu cao tính chủ động của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ đó tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống kiểm tra của Đảng đối với báo điện tử, giúp cho báo điện tử ở Việt Nam vừa chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đi đúng hướng, từ đó làm tốt hơn vai trò công tác tư tưởng của mình, đồng thời nó cũng tạo ra sự thống nhất giữa lãnh đạo và quản lý, giữa định hướng chính trị và việc chấp hành các quy định cụ thể.
Bốn là, các cơ quan chức năng của Đảng giúp cấp ủy kiểm tra báo điện tử thông qua sinh hoạt, làm việc định kỳ với các đảng viên phụ trách ở cơ quan báo điện tử để nắm tình hình, kịp thời uốn nắn, xử lý các sai phạm. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực, hiệu lực của các cơ quan chủ quản và lãnh đạo các cơ quan báo điện tử; có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan báo điện tử khi để xảy ra sai phạm về nội dung thông tin, nhất là những sai phạm nghiêm trọng. Rà soát, củng cố, nâng cao hệ thống báo điện tử đã có; tạm đình chỉ, hoặc chấm dứt hoạt động đối với báo điện tử yếu kém, có nhiều sai phạm về chính trị, chuyên môn.
Cần đổi mới nhận thức và cách thức triển khai công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần kịp thời phát hiện và khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha; phải đổi mới từ kiểm tra, giám sát các vụ việc tiêu cực đã xảy ra hoặc có dấu hiệu vi phạm là chủ yếu sang chủ yếu là kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa vi phạm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đi đôi với động viên, khen thưởng kịp thời đối với cơ quan báo điện tử và nhà báo có thành tích, có đóng góp xứng đáng cho hoạt động báo điện tử, đồng thời, xử lý kịp thời các sai phạm, vi phạm trong hoạt động báo điện tử. Coi trọng kiểm tra, giám sát hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo điện tử tại các địa phương.
KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tạo tiền đề khoa học – công nghệ cho sự ra đời của internet, trong đó có báo điện tử. Đến lượt mình, internet và báo điện tử đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin, làm thay đổi diện mạo báo chí ở nhiều quốc gia. Sự phát triển báo điện tử ở Việt Nam mới đạt mức khá của khu vực Đông Nam Á và còn ở mức trung bình của thế giới, nhưng sự phát triển của nó đã mở ra những thuận lợi cho quá trình hội nhập, phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn. Tuy ra đời muộn, nhưng báo điện tử ở Việt Nam được quan tâm và phát triển nhanh, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của công chúng và vì vậy ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần thấy rằng, tuy được sự quan tâm chỉ đạo, quản lý, nhưng do đặc thù của loại hình thông tin này, nên công tác lãnh đạo, quản lý đối với báo điện tử cũng đang đứng trước không ít thách thức. Vấn đề đặt ra là, cần chủ động nghiên cứu ban hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng và tiến hành sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời nâng cao trình độ, bản lĩnh của người làm báo và người quản lý báo điện tử cho ngang tầm với đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.
Từ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, thông tin là sức mạnh, rõ ràng phải phát triển mạnh hơn nữa báo điện tử. Thực tế gần 30 năm đổi mới đã chứng minh, tuy có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hệ thống báo điện tử ở nước ta đã có bước phát triển đúng hướng, ngày càng nhiều về số lượng, chất lượng nội dung và hình thức ngày càng phong phú, có thêm báo điện tử để phát triển, đồng thời nâng cao trình độ quản lý báo điện tử là hướng đi để báo chí tiếp tục đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự CNH, HĐH đất nước.
Sự phát triển nhanh, mạnh của báo điện tử ở Việt Nam cho thấy sự
nhanh nhạy của BCHTƯ Đảng, trực tiếp là BCT, BBT và các cơ quan hữu
quan trong việc quyết định cho ra đời báo điện tử, một loại hình báo chí mới đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hầu hết báo điện tử giữ vững tính đảng, tính tư tưởng, tính nhân dân, tính chiến đấu, tính văn hóa; vừa kiên trì bản chất của nền báo chí cách mạng, vừa nỗ lực vươn lên để theo kịp trình độ phát triển của báo chí khu vực và thế giới, hiện đại về mô hình, tổ chức, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ.
Cần tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí đi đôi với tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo điện tử, cơ quan chủ quản và các cơ quan báo điện tử cần bám sát những nhiệm vụ trọng tâm của công tác báo chí; tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới; phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tham gia đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu, phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại.
Không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực, bản lĩnh, chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo điện tử; đổi mới nội dung, phương pháp, tư duy và phong cách lãnh đạo, quản lý báo điện tử, với phương châm “lãnh đạo, quản lý để báo điện tử phát triển”.
Về nội dung, các cấp ủy và các cơ quan tham mưu đã chủ động trong việc định hướng chính trị, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm đối với lợi ích đất nước, cộng đồng và toàn xã hội; cung cấp kịp
thời, toàn diện, đầy đủ quá trình vận động, phát triển của công cuộc đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho báo điện tử triển khai hoạt động tuyên truyền.
Về mặt phương châm lãnh đạo, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo điện tử cần kịp thời nhưng phải bảo đảm tính thuyết phục, tránh áp đặt, mệnh lệnh nhằm đạt tới sự tuân thủ một cách tự giác, triệt để của các cơ quan báo điện tử.
Về phương thức, bên cạnh nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định quan trọng mà Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT đã ban hành, Đảng cần tiếp tục quan tâm, bổ sung, điều chỉnh để có được hệ thống văn bản nghị quyết, chỉ thị, quy định có tính đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, tạo cơ sở chính trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử. Coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo điện tử vững mạnh về mọi mặt; đề cao vai trò đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo; trên cơ sở đó nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo điện tử và quy ước đạo đức nhà báo. Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của từng cơ quan báo điện tử, để báo điện tử thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, diễn đàn tin cậy của nhân dân. Hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển báo điện tử. Khẩn trương lập đề án đổi mới, sắp xếp lại các cơ quan báo điện tử cả nước, của từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị theo hướng hợp lý, thiết thực, hiệu quả. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo điện tử; đào tạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo điện tử. Mở rộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo báo điện tử với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo điện tử và cơ quan chủ quản của báo điện tử; sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với cơ quan báo điện tử. Nâng cao chất lượng nội dung, hình
thức, khả năng chi phối thông tin của các báo điện tử chủ lực. Đầu tư thỏa đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại.
Kiên quyết đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch bằng việc xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ nhà báo và chuyên gia giàu tâm huyết, có kiến thức và kinh nghiệm, sử dụng các hình thức và phương tiện phù hợp. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động xâm nhập báo điện tử nước ta của các thế lực thù địch, phản động từ bên ngoài.
Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện hoạt động cho các cơ quan báo điện tử.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Huy Ngọc (2007), “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong
tình hình hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 7, tr. 49-50.
2. Nguyễn Huy Ngọc (2011), “Mấy suy nghĩ góp phần nâng cao vai trò của báo
chí với sự nghiệp cách mạng”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6, tr. 13-15.
3. Nguyễn Huy Ngọc (2011), “Một số kinh nghiệm về việc học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 12, tr. 12-14.
4. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, tr. 42-44.
5. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Vai trò lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr. 74-78.
6. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong phát triển báo chí ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, tr. 27-31.
7. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Để báo điện tử ngày càng phát huy hiệu quả”,
Tạp chí Tuyên giáo, số 12, tr. 43-46.
8. Nguyễn Huy Ngọc (2013), “Kinh nghiệm Đảng lãnh đạo báo chí trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr. 72-76.