công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Thanh Hóa, cũng như các địa phương trên phạm vi cả nước.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của
khoa học Lịch sử Đảng, trong đó chủ yếu là các phương pháp:
Phương pháp lịch sử (kết hợp với phương pháp lôgíc) được sử dụng
chủ
yếu để
phục dựng quá trình hoạch định chủ
trương và chỉ
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 1
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng
- Giá Trị Của Các Công Trình Khoa Học Đã Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Tập Trung Giải Quyết
- Những Yếu Tố Tác Động Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
đạo của
Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa về
xây dựng TCCSĐ ở
xã, phường, thị
trấn từ
năm 2005 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn: 2005 2010 và 2010 2015.
Phương pháp lôgíc (kết hợp với phương pháp lịch sử) dùng để nhận xét ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm
từ quá trình
Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở
xã,
phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng để làm rõ các nội dung trong các chương của luận án.
Phương pháp so sánh được sử
dụng để
so sánh hoạt động lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn 2005 2010 và 2010
2015, cũng như
so sánh thành tựu, hạn chế
trong quá trình xây dựng
TCCSĐ ở ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với các địa phương khác.
5. Những đóng góp mới của luận án
Cung cấp hệ
thống tư
liệu phục vụ
nghiên cứu sự
lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn.
Hệ thống hóa chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong hai giai đoạn 2005 2010 và 2010 2015.
Nhận xét khách quan về quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 trên cả hai bình diện ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế.
Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn (qua thực tiễn ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá) trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn
Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, giải pháp lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong thời gian tới.
Làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh
mục các công trình của tác giả
đã công bố
liên quan đến đề
tài luận án,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số nước
L'histoire du parti communiste chinois 1921 1991 (1994) [193], đây là
cuốn sách nghiên cứu cơ
bản, toàn diện về
Đảng Cộng sản Trung Quốc
trong thế kỷ XX. Cuốn sách gồm 9 chương, phục dựng lại lịch sử Đảng
Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập, trải qua cuộc đại cách mạng, cách
mạng ruộng đất, chiến tranh giải phóng đất nước và trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội như: Cách mạng văn hoá, bốn hiện đại hoá… Trong mỗi chương, cuốn sách tái hiện quá trình xây dựng, phát triển của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, trong đó có đề cập quá trình xây dựng, phát triển
các TCCSĐ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước, nêu lên các TCCSĐ
ở các vùng nông thôn đã đề cao và nghiêm túc thực hiện các quyền dân chủ,
quyền giám sát của đảng viên, phát huy vai trò chủ Đảng.
thể
trong sinh hoạt
Nhiệm Khắc Lễ (1995), Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới
[84] đã phân tích những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở thời kỳ đổi mới với các nội dung như: Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; xây dựng kinh tế và tổ chức đảng cơ sở về chính trị, tư tưởng, xây dựng đảng viên, thực hiện quyền dân chủ trong sinh hoạt; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về phẩm chất, năng lực thực thi nhiệm vụ
được giao, thường xuyên bổ
sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ
của
TCCSĐ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Trương Vinh Thần (2007), The communist party of China: Its
organization and their functions [195], đã nêu bật quá trình xây dựng tổ chức Đảng; cơ chế vận hành tổ chức đảng; chế độ và nguyên tắc tổ chức đảng; chế độ đại hội đại biểu; chế độ tuyển cử; chế độ cán bộ; chế độ sinh hoạt Đảng và cách thức xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các TCCSĐ ở cơ sở, kiên trì phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc, trang bị
lý luận cho toàn Đảng, chú trọng xây dựng hệ
thống
TCCSĐ, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giữ vững nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng…
Lý Thận Minh (2010), Construction of the Chinese communist party in a global context [194], tác giả đã tập trung làm rõ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc; Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác; xây dựng tính tiên tiến của Đảng; những vấn đề tương quan đến chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Đồng thời, cuốn sách nêu bật những đóng góp của Chủ tịch Mao Trạch Đông về đường lối và lý luận của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Đặc biệt là việc lấy tinh thần cải cách, đổi mới để thúc đẩy quá trình xây dựng Đảng; nắm bắt đầy đủ và chính xác những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Ngoài những nội dung trên, cuốn sách chỉ rõ việc xây dựng tổ chức đảng có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Chu Chí Hòa (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn
Trung Quốc
[77], tác giả
đã đề
cập đến công tác xây dựng Đảng ở
các
vùng nông thôn Trung Quốc trên các chiều cạnh: Cơ cấu tổ chức, công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảng
viên… Qua đó, sáng suốt lựa chọn những đảng viên qua thử thách, rèn
luyện bổ
nhiệm các chức danh. Để
đổi mới công tác xây dựng Đảng tác
giả nêu: Cần phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, nâng cao phẩm chất, đạo đức, văn hóa, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của người đứng đầu và đội ngũ đảng viên ở nông thôn; phát huy vai trò đoàn kết trong tập thể để thực hiện nhiệm vụ thông qua đó tập hợp quần chúng góp phần phát huy vai trò của tổ chức đảng ở nông thôn trong phát triển KT XH ở các vùng nông thôn Trung Quốc.
Đon Phay Vông (2014), “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở Lào” [68]. Bài viết khẳng định: Bước vào thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc, khép kín sang nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước,
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, tổ
chức là nhiệm vụ
then chốt; trong đó, nâng cao chất lượng
TCCSĐ là một nhiệm vụ quan trọng. Để tiếp tục củng cố năng lực lãnh
đạo của TCCSĐ, tác giả bài viết nhấn mạnh cần tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ vững mạnh; thực hiện đúng chức năng của TCCSĐ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Trường Lưu (2017), “Công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” [88], theo bài viết đến năm 2017,
Trung Quốc có gần 90 triệu đảng viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trung
Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, bối
cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động; nội bộ Đảng có
những biến đổi đã
tạo ra
những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để công tác xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, bài viết đưa ra một số giải pháp: Phải kiên định niềm tin lý tưởng, trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, niềm tin chủ nghĩa cộng sản; đổi mới công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, tăng cường và cải tiến việc giáo dục, quản lý đảng viên; kiên quyết chống tham nhũng; nghiêm minh về kỷ luật của Đảng, tự giác bảo vệ sự thống nhất tập trung của Đảng.
nước
1.1.2. Những nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng ở trong
1.1.2.1. Các nghiên cứu chung về tổ chức cơ sở đảng ở Việt Nam
Ngô Kim Ngân (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng” [95]. Bài viết đưa ra những ưu điểm của công tác xây dựng TCCSĐ đã góp phần quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng. Cùng với đó, cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và
nguyên nhân. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ trong tình hình mới, tác giả đề xuất 6 giải pháp: Một là, xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; hai là,
phải
đổi mới mạnh mẽ phương thức, phong cách làm việc của
các tổ chức
đảng; ba là, cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy, đảng ủy, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng; bốn là, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật Đảng; sáu là, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với TCCSĐ cấp dưới.
đảng
Dương Trung Ý (2006), “Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã” [189], bài viết đưa ra quan niệm về năng lực lãnh đạo, quan niệm sức chiến đấu của đảng bộ xã. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ
rõ, để
đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ
xã cần
dựa trên những tiêu chí cơ bản như: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT XH; lãnh đạo xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân vững mạnh; lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh, quốc
phòng; lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Dương Trung Ý (2006), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X” [190]. Bài viết thống kê
đến hết năm 2005, cả nước có 47.000 TCCSĐ, với gần 200.000 chi bộ và 3,1 triệu đảng viên. Với cơ cấu tổ chức và số lượng đảng viên trên, tác giả khẳng định TCCSĐ và đội ngũ đảng viên có vai trò to lớn, quan trọng trong việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Cùng với đó, bài viết đánh giá những kết quả mà các TCCSĐ và đảng viên đạt
được trong thực hiện Nghị
quyết Hội nghị
lần thứ
ba, Ban Chấp hành
Trung ương, khóa VII (6 1992), Nghị quyết Đại hội VIII (1996) và Nghị quyết Đại hội IX (2006) của Đảng. Tác giả nêu 5 giải pháp góp phần thực
hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội lần thứ
X của Đảng, trong đó nhấn
mạnh giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ.
Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay [71], là cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận, đồng thời tổng kết thực tiễn về công tác xây dựng, củng cố TCCSĐ. Công trình cung
cấp nhiều thông tin, tư liệu quý về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên, là tài liệu tham khảo quan trọng đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng. Về mô hình TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, tác giả chỉ rõ: “Được tổ
chức cơ
bản thống nhất, đồng bộ
với đơn vị
hành chính và các tổ
chức
trong hệ thống chính trị cùng cấp trên địa bàn” [71, tr. 10].
Đỗ Phương Đông (2013), “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn” [69], tác giả khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng là gốc rễ của Đảng” [69, tr. 7]; giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng, là nơi thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; nơi thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. HTCT cơ sở có thực sự TSVM hay không đều tùy thuộc vào chất lượng TCCSĐ. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số giải pháp vận dụng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở các địa phương trong phạm vi cả nước như: Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và Trung ương 6 (khóa X) và các văn bản khác của Đảng về xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng các kỳ họp, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở. Gắn bó mật thiết với Nhân dân, dựa vào dân xây dựng Đảng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Võ Văn Đức, Đinh Ngọc Giang (Chủ biên, 2014), Nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở
đảng và chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên [72]. Trên cơ sở đánh giá vị trí, vai trò của các TCCSĐ, đội ngũ đảng viên, những kết quả đạt được và những hạn chế trong công
tác xây dựng Đảng, tác giả đúc rút 5 kinh nghiệm có giá trị tham khảo đó là: Phải quán triệt kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, địa phương; trong chỉ đạo phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ đảng viên; thường xuyên quan tâm, chăm lo củng cố kiện toàn TCCSĐ đồng bộ, thống nhất với tổ chức của HTCT ở cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và cấp ủy viên có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ở cơ sở.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các đảng bộ địa phương
Nông Văn Lệnh (2005), “Bắc Kạn xây dựng tổ chức cơ sở đảng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” [85]. Bài viết đã nhấn mạnh phải coi trọng nhiệm vụ xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh và phát triển đảng viên, nhất là đảng viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ thực tiễn công tác chỉ đạo xây dựng TCCSĐ và phát triển đảng viên ở vùng cao, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn, tác giả rút ra một số kinh nghiệm: Các cấp ủy chỉ đạo chặt chẽ với những nội dung cụ thể, thiết thực giúp các cơ sở đảng ở vùng cao, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; phát huy vai trò của mặt trận, đoàn thể, các phòng chuyên môn hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở triển khai và tổ chức thực hiện; Đảng ủy xã phải đề ra được nghị quyết, phân công từng cấp ủy viên phụ trách, định thời gian để kiểm điểm, đánh giá công việc được giao, trong đó quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh và phát triển Đảng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò chi bộ thôn, bản (nhất là vai trò bí thư chi bộ).
Phạm Văn Cường (2006), “Xóa thôn, bản chưa có tổ chức đảng ở
Yên Bái” [44], trên cơ sở khảo sát thực trạng ở Yên Bái tác giả bài viết