Ban Chấp Hành Đảng Bộ Tỉnh Bình Thuận (2000), Lịch Sử Đảng Bộ Tỉnh Bình Thuận, Tập Ii, Xn In Bình Thuận.

KẾT LUẬN

1. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, có ý nghĩa không chỉ về mặt quân sự, mà còn cả chính trị và kinh tế. Đây là nơi thường xuyên diễn ra tranh chấp và đụng đầu quyết liệt của hai phía: lực lượng cách mạng với Mỹ cùng chính quyền, quân đội VNCH.

Đối với cách mạng, đây là vùng cầu nối giữa miền Bắc với các phần còn lại ở phía Nam Việt Nam, là khu vực có thể kết hợp với chiến trường Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, hình thành thế trận trực tiếp bao vây, uy hiếp Sài Gòn; là địa bàn có đầy đủ điều kiện để phát động cao trào chiến tranh du kích và là chiến trường cho các binh đoàn chủ lực tổ chức những chiến dịch tác chiến tập trung lớn nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo ra bước ngoặt cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đối với địch, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực để chính quyền VNCH tập hợp và triển khai lực lượng thực hiện mưu đồ “Bắc tiến”. Đây cũng là một trong hai khu vực tập trung lực lượng lớn nhất và mạnh nhất với đầy đủ các quân binh chủng hiện đại của quân đội VNCH, quân Mỹ và quân đồng minh. Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, Mỹ - chính quyền VNCH triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “quốc sách ấp chiến lược” nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân chúng để “tát nước bắt cá” hòng tiêu diệt hoàn toàn mầm móng cơ sở cách mạng trong quần chúng. Để thực hiện quốc sách ACL, Mỹ - chính quyền VNCH đã huy động một lực lượng lớn với đầy đủ các binh chủng liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét lớn như chiến dịch Hải Yến, Dân Thắng, Sơn Dương…đánh phá, chia cắt vùng giải phóng của ta hòng thiết lập hệ thống ACL dày đặc ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong hai địa bàn thử nghiệm “quốc sách ấp chiến lược” đầu tiên ở miền Nam: Quảng Ngãi và Vĩnh Long.

Do đây là một trong những trọng điểm đánh phá, dồn dân lập ACL nên địch đã tập trung một lực lượng lớn quân đội và liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét với quy mô ngày càng tăng. Trong năm 1961, quân đội VNCH mở 11 cuộc hành quân càn quét với quy mô từ 2 đến 3 tiểu đoàn, năm 1962, quân đội VNCH

tiến hành 159 cuộc càn quét với quy mô từ 5 đến 10 tiểu đoàn tấn công từ nhiều hướng, tiến đến đâu thì lập công sự đến đó để đối phó với các cuộc tập kích của ta; chia cắt, khống chế, không cho lực lượng ta luồn trở về những nơi chúng đi qua. Tại những địa bàn này, quân đội VNCH được lệnh đốt sạch, phá sạch nhà cửa, hoa màu và ráo riết khôi phục hoặc mở rộng các trục đường giao thông quan trọng như đường số 5, số 7, số 8, đường 14B, đường 21 kéo dài, xây dựng các con đường mới: Trà My - Trà Bồng; Ba Tơ - An Lão;…nhằm chia cắt vùng căn cứ của ta thành từng khu vực nhỏ, tập trung lực lượng càn quét từng khu vực để thiết lập hệ thống ACL.

2. Một trong những mục tiêu của ACL do Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành là nhằm đánh vào uy thế chính trị các cơ sở của Đảng, cô lập và tách Đảng ra khỏi nhân dân để dễ dàng tiêu diệt lực lượng cách mạng. Sớm nhận thức được những thay đổi quan trọng trong mưu đồ chiến lược mới của Mỹ cũng như những thắng lợi của quân và dân miền Nam sau phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của TW Đảng, TW Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, Đảng bộ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã xác định muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược, vấn đề cơ bản nhất, quyết định nhất chính là làm sao phát huy được vai trò lãnh đạo của cơ sở đảng trong các ACL. Vì vậy, việc củng cố, phát triển các cơ sở đảng trong ACL được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống, phá ACL.

Để thực hiện “quốc sách ấp chiến lược”, Mỹ và chính quyền VNCH đã huy động lực lượng quân sự lớn cùng với chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” để càn quét, triệt hạ làng mạc, dồn dân vào các ACL. Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh quân sự, Mỹ và chính quyền VNCH còn sử dụng các biện pháp chính trị, kinh tế để dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa … Vì vậy, trong cuộc đấu tranh chống, phá ACL, Đảng bộ và quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH, từ đó đưa ra các chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và trong từng giai đoạn. Quân và dân các tỉnh đều cơ bản xác định được rằng:“tiến hành chiến tranh cách mạng chống lại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã dần hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ là tìm mọi cách nhanh chóng dồn dân lập nên hệ thống ấp chiến lược, thực hiện “tát nước bắt cá”,

tiêu diệt lực lượng vũ trang và hạ tầng cơ sở cách mạng” [128, tr.206]. Hiểu đầy đủ, chính xác âm mưu, biện pháp thực hiện của Mỹ và chính quyền VNCH, các cấp bộ Đảng đều đã sớm nhận thức được chống, phá ACL là một quá trình lâu dài, không thể đập tan chương trình ACL trong một thời gian ngắn nên “phải vừa đánh địch, vừa xây dựng lực lượng về mọi mặt” và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể từng thời điểm, từng hoàn cảnh của mỗi địa phương

Đầu năm 1964, Mỹ - chính quyền VNCH đổi tên ACL thành ATS, đây là sự thay đổi về mặt hình thức, còn bản chất được nâng lên với mức độ tinh vi, xảo quyệt hơn. Để thực hiện kế hoạch dồn dân lập ATS, Mỹ và chính quyền VNCH tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét với quy mô ngày càng lớn trên các địa bàn trọng điểm kết hợp với các đội “xây dựng nông thôn”, đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền để thuyết phục nhân dân vào sinh sống trong các ATS. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã chủ trương phát động quần chúng nổi dậy đồng loạt, kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đẩy mạnh phương thức đấu tranh “kết hợp ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược”, trong đó, mũi đấu tranh chính trị và binh vận không chỉ đòi dân sinh, dân chủ một cach thuần túy như trong giai đoạn trước, mà còn phải làm cho nhân dân và binh lính VNCH hiểu rõ những thủ đoạn xảo quyệt, lừa bịp tinh vi của địch núp sau cái bóng ATS, để tiếp tục đẩy mạnh phong trào chống, phá ATS lên quy mô rộng lớn hơn, giải phóng thêm nhiều vùng nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Nắm vững được bản chất âm mưu, thủ đoạn mới của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc dồn dân lập ATS, dự đoán chính xác tình hình, hiểu được những thuận lợi và khó khăn của lực lượng cách mạng cả về thế và lực trong điều kiện cụ thể để đề ra những chủ trương đấu tranh chống, phá ACL phù hợp, kịp thời. Đó cũng là một điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống, phá ACL của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm 1961 – 1965.

Có thể nói, trước âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ và chính quyền VNCH, trên cơ sở quán triệt chủ trương của TW Đảng, TW Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, Đảng bộ các cấp ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã kịp thời để ra đường lối đấu tranh chống, phá ACL.

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 20

3. Trong quá trình chống, phá ACL đã diễn ra cuộc đấu trí và đấu lực căng thẳng giữa “bình định” và “chống bình định”, nhất là trong cuộc chiến “giành dân”;

quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã phải tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ, khó khăn và quyết liệt chống để phá “quốc sách ấp chiến lược”. Trong thời kỳ đầu, phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã gặp nhiều khó khăn do tương quan lực lượng chênh lệch, bộ đội và du kích còn thiếu kinh nghiệm đối phó với ACL. Đây thực sự là một thách thức to lớn, khó khăn cho phong trào cách mạng các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu, phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sớm và quyết liệt ngay từ đầu, từng bước phát triển cả về chất và về lượng, đạt được những thắng lợi to lớn. Tính đến giữa năm 1965, Khu V đã phá được 2.100 ấp (trong tổng số 2.800 ấp mà chính quyền VNCH lập được), Khu VI phá được 356 ấp (chiếm gần 2/3 tổng số ấp), giải phóng gần như toàn bộ vùng nông thôn.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của TW Đảng, TW Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, các cấp ủy Đảng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, phong trào chống, phá ACL trên địa bàn này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ miền núi đến vùng nông thôn đồng bằng và đô thị, diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng. Bên cạnh việc tập trung lực lượng chủ lực Khu hỗ trợ lực lượng tự vệ và du kích địa phương đẩy mạnh diệt ác ôn, tạo cơ sở cho các cơ sở mật vận động, tổ chức quần chúng nổi dậy chống, phá ACL thì các “đội quân tóc dài” cũng đẩy mạnh đấu tranh với lý lẽ cứng rắn kết hợp với công tác binh vận đã cản phá thành công nhiều cuộc hành quân càn quét dồn dân lập ACL của địch. Khi bị địch cưỡng bức đi làm hàng rào bảo vệ ACL, quần chúng chỉ cắm cây mà không buộc dây hoặc có buộc sơ qua nên hàng rào được lập chỉ trong mười, mười lăm ngày đã hỏng tạo điều kiện cho du kích đột nhập, ra vào dễ dàng. Ở những làng mà địch kiểm soát chặt chẽ thì các cơ sở mật của ta bí mật tổ chức thủ tiêu những phần tử ác ôn cầm đầu, đồng thời lôi kéo những người lầm đường lạc lối còn lại quay về với cách mạng. Quá trình chống, phá ACL diễn ra từng bước, đi từ phá lỏng, phá rã ấp, đến phá banh hoàn toàn, đưa dân về làng cũ, làm phá sản kế hoạch “bình định” của địch. Các cấp ủy tập trung lực lượng vũ trang ba thứ quân đẩy mạnh tấn công tiêu diệt địch, phá ACL thì công tác binh vận cũng đặc biệt được

chú trọng với công tác tuyên truyền, vận động binh lính VNCH và gia đình quay súng về với cách mạng. Nhờ vậy mà, nhiều địa phương đã xây dựng được các cơ sở mật trong các đơn vị dân vệ, thanh niên chiến đấu, sẵn sàng làm nội ứng cho ta tiêu diệt địch, phá ACL.

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi cho thấy sự lãnh đạo nhạy bén, sáng suốt và quyết đoán của các cấp ủy Đảng các địa phương trong quá trình chỉ đạo đấu tranh chống, phá ACL bằng phương thức chiến tranh nhân dân. Tại đây, quân và dân các địa phương đã phát huy hiệu quả phương thức chiến tranh nhân dân, thực hiện phương châm “hai chân”, “ba mũi giáp công”, trong đó mũi đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy phá ACL, góp phần hạn chế các cuộc hành quân càn quét của quân đội VNCH vào các vùng nông thôn. Nông dân hăng hái sản xuất, tham gia dân quân du kích, phá ACL, chống địch phá hoại mùa màng, nhà cửa, đẩy mạnh công tác binh vận,… Bên cạnh các cuộc tấn công quân sự chống địch càn quét dồn dân, lập ACL thì phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ cũng có thấy có nhiều cách làm sáng tạo, độc đáo riêng như: bí mật mở đinh ốc rồi dùng dây kéo bật đường ray lật nhào đoàn xe lửa quân sự của quân đội VNCH; sử dụng các loại chông kết hợp với bẫy thò liên hoàn, bẫy tuyến, bẫy đá, phong trào nhập thị… Phong trào đấu tranh chống, phá ACL diễn ra trên quy mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, trong đó đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp.

Những sáng tạo trong chống, phá ACL của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ để ngăn chặn các cuộc càn quét, gom dân của địch làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng.

4. Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về cơ bản đã đạt được các mục tiêu quan trọng, đó là giải phóng dân, giữ được đất, góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH trên địa bàn.

Thắng lợi của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã mở rộng vùng giải phóng, giành dân, giữ vững địa bàn tiếp nhận sự chi viện bằng đường bộ và đường biển từ hậu phương lớn miền Bắc, góp phần tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam để đánh bại “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mỹ trong những năm tiếp theo.

5. Từ thực tiễn phong trào chống, phá ACL trong những năm 1961 – 1965 ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có thể rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc; đó là bài học về nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, phương pháp cách mạng của Đảng để vận dụng một cách sáng tạo, năng động vào thực tiễn của từng địa phương; là bài học về quan tâm đến đời sống nông dân và nông thôn trên cơ sở hiểu được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân; bài học về việc không ngừng xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, phát huy thế trận lòng dân, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó chú trọng đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Những bài học trên mãi mãi là những tài sản vô giá không chỉ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn cả trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong giai đoạn hiện nay, cả nước tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những kinh nghiệm trong phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ xét trên tổng thể dù có chỗ không còn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ hiện nay, nhưng tinh thần cơ bản của những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam: Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 – 2002), Nxb Thông tấn, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2015), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định. Công ty in Nhân dân Bình Định.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, tập II, XN In Bình Thuận.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa,

Nxb Chính trị quốc gia, Nha Trang.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Thành ủy Đà Nẵng (2006), Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (2008), Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên (1996), Lịch sử Phú Yên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Nxb xí nghiệp in tổng hợp tỉnh Phú Yên.

11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên (1993), Phú Yên – 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975), Nxb xí nghiệp in tổng hợp tỉnh Phú Yên.

12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi (1988), Quảng Ngãi - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 – 1975), Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình, Nghĩa Bình.

13. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định (1992), Bình Định - Lịch sử chiến tranh 30 năm (1945 – 1975), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định ấn hành.

14. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1962), Biên bản số 31 ngày 7/12/1962 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 207.

15. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 35 ngày 18/1/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 301.

16. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 36 ngày 1/2/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 302.

17. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 39 ngày 8/3/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 305.

18. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 42 ngày 29/3/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 308.

19. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 46 ngày 26/4/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 312.

20. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 50 ngày 24/5/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 316.

21. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 54 ngày 21/6/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 320.

22. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 58 ngày 26/7/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 324.

23. Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 62 ngày 23/8/1963 về ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 328.

24. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Biên bản các phiên họp của Ủy ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược tại Dinh Gia Long tháng 12/1962, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 293.

25. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Biên bản các phiên họp của Ủy ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược tại Dinh Gia Long tháng 1-3/1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 325.

26. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Biên bản các phiên họp của Ủy ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược tại Dinh Gia Long tháng 6/1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 326.

27. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Biên bản các phiên họp của Ủy ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược tại Dinh Gia Long tháng 7-8/1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 327.

28. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Công văn trao đổi của Bộ Công Chánh và Giao thông với Bộ Nội vụ và các tỉnh về công tác xây dựng ấp chiến lược năm 1962

– 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 332.

29. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Hồ sơ v/v gởi dự thính viên dự khoá VIII, huấn luyện về quốc sách ấp chiến lược và kế hoạch chiêu hồi tại trại Nhân Trí Dũng (Biên Hoà) năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1617.

30. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Hồ sơ v/v học tập Huấn thị, Hiểu thị của ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu tại các lớp huấn luyện cán bộ ấp chiến lược và lễ khai mạc khoá 12 tại trại Nhân Trí Dũng năm 1962 – 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí