Truyền Thống Yêu Nước Cách Mạng Của Nhân Dân Thái Bình

Trong chiến tranh đây là địa bàn địch có khả năng phát huy ưu thế về phương tiện và vũ khí hiện đại. Thực tế đó đòi hỏi quân dân Thái Bình phải biết lợi dụng và cải biến địa hình địa vật để tổ chức xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, phát động chiến tranh du kích để duy trì và phát triển lực lượng, chủ động đánh địch với những hình thức thích hợp.

Dân cư Thái Bình có nguồn gốc từ nhiều nơi. Họ tụ cư và hợp cư ở đây bằng lao động, chinh phục và cải tạo tự nhiên. Sau cách mạng tháng Tám dân số Thái Bình có gần 1 triệu người, mật độ dân số 650 người /km2, xếp hạng thứ 4 của đồng bằng sông Hồng và thứ 5 so với cả nước[66, tr.104, 106]. Vì vậy, Thái Bình được ví như là kho người mà ta và địch đều muốn giành giật.

So với các tỉnh khác thuộc châu thổ Bắc Bộ thì Thái Bình có lịch sử hình thành đất đai và cư dân mang tính gối sóng tương đối rõ rệt. Nhiều làng cổ thuộc vùng đất Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư có lịch sử trên dưới 2000 năm. Tuy nhiên, số làng được khai phá từ thời Trần trở về sau chiếm tỉ lệ cao, những làng coi là mới được xác lập ở Tiền Hải từ cuộc đại khẩn hoang của Nguyễn Công Trứ bắt đầu từ năm 1828 đến nay cũng đã có lịch sử gần 200 năm. Cư dân Thái Bình vốn là sự hội tụ từ các luồng cư dân có gốc từ Sơn Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nam, Nam Định,.. và có cả một bộ phận theo đường biển từ Bắc xuống, từ Nam ra vốn làm nghề đánh cá về sau định cư trên đất Thái Bình. Họ mang theo những tập quán sản xuất, những truyền thống văn hóa ở nơi ở cũ đến vùng này và nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển chung của nền văn hóa bản địa. Đến nay, ở Thái Bình có 58 dòng họ, cư dân hầu hết là người Kinh.

Người dân Thái Bình sống bằng nghề nông là chủ yếu nên làng xã là điểm quần cư của họ. Những xóm làng nhỏ liền nhau được bao bọc bởi những cánh đồng lúa nước mênh mông, có nơi làng nọ áp lưng vào làng kia, hay chỉ cách nhau một con đường hoặc một con sông đào…Trong làng có nhiều ao,

ngòi, xen lẫn với những lũy tre, ngăn cách thành từng khu vực nhỏ. Xung quanh làng thường được bao bọc bởi các lũy tre xanh tốt, dày đặc. Nhiều làng còn được bao quanh bởi những con sông hoặc nằm giữa cánh đồng lầy.

Làng xóm ở phía bắc tỉnh thường rải rác nhỏ hẹp khó tổ chức chiến đấu chống địch càn quét, dễ bị địch bao vây chia cắt. Các làng xóm ở phía nam tỉnh rộng lớn hơn, gần kề liên tiếp nhau thuận lợi cho việc xây dựng trận địa liên hoàn và rào làng kháng chiến như những khu : Thần Huống (Thái Ninh), Trại Chè ( Kiến Xương), Quang Thẩm (Vũ Tiên)…

Nhìn chung, làng xóm ở Thái Bình thường gọn và tập trung, dễ bị phi pháo của địch phá hoại, nhưng cũng là chướng ngại cho địch, chúng không thể dễ dàng triển khai hành quân theo đội hình cũng như không thể giữ vững cự ly của các mũi tiến quân, hoặc hoạt động của cơ giới khi bị ta phá hoại đường xá. Về phía ta, đây là nơi bộ đội địa phương và dân quân du kích có thể tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp. Trong kháng chiến ta đã dựa vào những xóm làng tự nhiên này để xây dựng hàng loạt làng chiến đấu các khu căn cứ du kích, đánh bại các cuộc hành quân càn quét, phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch.

Thái Bình là nơi sắc thái văn hoá được hội tụ và biểu hiện qua tín ngưỡng dân gian, những lễ hội truyền thống của các làng quê trong tỉnh. Các lễ hội với nhiều nội dung phong phú phản ánh truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, quê hương. Thái Bình cũng là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo truyền thống. Đã từ lâu, chiếu chèo sân đình cùng với bến nước, gốc đa là những thành tố văn hoá quan trọng, món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân quê lúa. Qua thống kê cho thấy, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Thái Bình có 52 gánh hát chèo, trong đó phải kể đến ba làng chèo nổi tiếng là Hà Xá (huyện Hưng Hà), Khuốc (huyện Đông Hưng), Sáo Đền

(huyện Vũ Thư). Cùng với nghệ thuật chèo, múa rối nước cũng là một loại hình sân khấu độc đáo, thể hiện sự khéo léo, tài tình của người dân quê lúa.

Bên cạnh những giá trị văn hoá phi vật thể, Thái Bình còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể đặc sắc với 1.404 công trình kiến trúc cổ như: đình, đền, phủ, chùa, miếu… Mặc dù hiện nay đã thiếu vắng nhiều công trình do chiến tranh do thiên nhiên và cả con người tàn phá, song số còn lại cũng để lại nhiều dấu ấn đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc tinh xảo qua từng mảng kiến trúc tại các di tích: chùa Keo, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, đền Trần, đình An Cố, chùa Ký Con, đình Đông Lĩnh...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Là địa phương nằm xa các trung tâm văn hoá cổ, với địa hình bị chia cắt bởi sông nước, nhưng Thái Bình lại có truyền thống hiếu học từ khá sớm. Trong tổng số 2.898 trí thức đại khoa Việt Nam, Thái Bình có 111 vị, trong đó có 2 trạng nguyên, 2 bảng nhãn, 3 thám hoa, 26 hoàng giáp, 78 người là tiến sĩ, phó bảng.

Ngoài tín ngưỡng dân gian, có hai tôn giáo phát triển ở Thái Bình : Phật giáo, Thiên chúa giáo.

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 3

Đạo Phật xuất hiện ở Thái Bình cách đây khoảng hơn 2000 năm, thịnh hành nhất vào thời Lý –Trần. Hiện nay có 770 ngôi chùa nằm trên 267 xã phường . Có 109 chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 17 chùa được cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 92 chùa được chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đặc biệt chùa Keo được công nhận là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia.

Đạo Thiên chúa du nhập vào Thái Bình tương đối sớm. Theo gia phả họ đạo xứ Dương Cước - Hồng Thái - Kiến Xương thì đạo Thiên chúa có mặt ở đây từ năm 1665. Nhà thờ xứ đầu tiên được xây dựng vào năm 1700 là nhà thờ xứ Lai Ổn - xã An Quí - Quỳnh Phụ. Năm 1936 Tòa thánh Vatican cho phép công giáo Thái Bình tách khỏi "Địa phận Bùi Chu" thành lập "Địa phận Thái Bình" gồm tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Từ năm 1936 đến năm 1945,

tòa Giám mục Thái Bình đã qua 5 đời Giám mục, trong đó có 2 Giám mục người nước ngoài. Hiện nay Thái Bình có 48 nhà thờ xứ, 300 nhà thờ họ lẻ, và 1 trường tiểu chủng viện ở Cát Đàm (Đông Quan), 1 Giám mục và 26 linh mục với gần 10 vạn giáo dân.. Các nhà thờ thường được xây dựng ở những nơi đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng. Thời Pháp thuộc và trong kháng chiến hệ thống tổ chức và thủ đoạn tuyên truyền của bọn giáo sĩ phản động luôn được củng cố và phát triển rộng rãi với nhiều thủ đoạn hết sức thâm độc tinh vi, xảo quyệt. Lợi dụng hoàn cảnh đói khổ của nông dân, chúng ra sức mê hoặc, lôi kéo nhân dân theo đạo bằng cách cho lương thực, đến nay người dân vẫn nhớ câu “ Đi đạo lấy gạo mà ăn”. Vào Việt Nam cùng với chủ nghĩa thực dân, Thiên Chúa giáo đã bị các thế lực đế quốc lợi dụng biến một bộ phận giáo dân thành công cụ phục vụ cho âm mưu xâm lược của chúng. Tuy nhiên đa số giáo dân là nông dân lao động chất phác, cần cù vẫn hướng về tổ tiên, dòng họ, gia đình, do bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột nên đều có tinh thần yêu nước thương nòi, căm ghét đế quốc phong kiến.

Thái Bình là 1 trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh nghề trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nguồn lợi biển (muối, cá…), người dân Thái Bình cón có những nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu, rèn, đúc đồng, chạm bạc …

Là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp lại phân tán nhiều ở nông thôn, công nghiệp hầu như không phát triển nên ở Thái Bình có hai giai cấp chủ yếu là nông dân và địa chủ.

Nông dân Thái Bình chiếm 93% dân số. Hầu hết họ là những người có rất ít hoặc không có ruộng đất . Họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, hoặc phải làm thuê cho chúng để kiếm sống. Lợi dụng tình hình đó, bọn địa chủ ra sức tăng mức địa tô và các khoản tô phụ, người dân phải nộp hai phần ba hoa lợi trên diện tích lĩnh canh. Ngoài ra nông dân còn phải đóng sưu cao, thuế nặng. Thêm vào đó, bọn cường hào, lý dịch địa phương lại phù thu lạm bổ,

nhiều nông dân làm quanh năm mà không đủ tiền sưu thuế. Không có tiền nộp sưu thì bị bọn quan lại, cường hào đánh đập, kìm kẹp tàn nhẫn. Vì vậy, người nông dân Thái Bình sớm có truyền thống đấu tranh chống áp bức bất công, chống bọn phong kiến cường quyền và kẻ thù xâm lược.

Giai cấp địa chủ Thái Bình chiếm 2% dân số nhưng chiếm đoạt 20% tổng số ruộng đất. Khi bị đế quốc đụng chạm tới quyền lợi và khi phong trào cách mạng lên cao, một số địa chủ có tinh thần yêu nước đã tham gia chống Pháp với mức độ khác nhau. Song nhìn chung đây là chỗ dựa của đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân ta ở vùng nông thôn.

1.1.2 Truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình

Với vị trí trọng yếu của đất nước và đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình sớm phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Trong nhiều thập kỷ, người dân nơi đây rất nổi tiếng bởi ý chí kiên cường, bất khuất, lập nên bao kỳ tích anh hùng. Ngay từ buổi đầu dựng nước, vào năm 40 sau công nguyên, hưởng ứng lời hịch cứu nước của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt ở Thái Bình đã nổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đông Hán. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục ở Tiên La Trang (nay là xã Đoan Hùng, huyện Hưng Nhân), dưới ngọn cờ “Phù Trưng phạt Hán”. Cuộc khởi nghĩa đã tập hợp được đông đảo, nhân dân trong vùng nhanh chóng phát triển ra khắp tỉnh trở thành cánh quân mạnh của Hai Bà Trưng ở vùng hạ lưu sông Hồng.

Ở thế kỷ thứ VI, Thái Bình là một trong những căn cứ đầu tiên nhen nhóm cuộc khởi nghĩa Lý Bí, lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, lập nên nhà nước Vạn Xuân (544-602). Đến năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng diệt quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương xây nền tự chủ, đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, chấm dứt gần 1.000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, sau khi Ngô Quyền mất, triều đình khủng hoảng, đã tạo cho các thủ lĩnh địa phương nổi dậy, dẫn đến loạn 12 sứ quân, Trần Lãm cai quản vùng Bố Hải

Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay) là sứ quân mạnh hơn cả. Biết được sức mạnh của sứ quân Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh đã sớm tìm đến nương tựa. Sau khi Trần Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh kế tục binh quyền kéo quân về Hoa Lư, chiêu mộ thêm binh lính và lần lượt dẹp tan các sứ quân khác, chấm dứt nội chiến, lập nên nhà Đinh.Vào thế kỷ XIII, Thái Bình không chỉ là đất dấy nghiệp của nhà Trần mà còn là địa bàn chiến lược trong kế sách chống giặc Nguyên - Mông, Thái Bình trở thành hậu phương quan trọng cung cấp quân đội, lương thảo cho cuộc kháng chiến và là tuyến phòng thủ quan trọng bảo vệ hành cung Thiên Trường.

Đầu thế kỷ XV (1407-1427), hàng loạt các cuộc nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Minh nổ ra liên tục trên đất Thái Bình. Bất chấp thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù, nhân dân các vùng ven biển, các huyện Kiến Xương, Đa Dực đều nhất tề đứng lên chống giặc. Dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh nghĩa quân Lê Điệt và Bùi Đằng Liêu ở Kiến Xương và 6 anh em họ Phạm là: Phạm Bôi, Phạm Quý, Phạm Lưu, Phạm Du, Phạm Quỳnh, Phạm Khuê ở huyện Đa Dực (Phụ Dực, huyện Quỳnh Phụ ngày nay) đã tập hợp đông đảo nhân dân Thái Bình đứng lên chống giặc. Khi Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn - Thanh Hoá thì cả Bùi Đằng Liêu và Phạm Bôi đều đem quân vào xin nhập với đại quân của Lê Lợi, góp phần đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập vào năm 1427. Vào thế kỷ XVIII trước tình hình triều đình Lê – Trịnh ngày càng thối nát, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trên khắp địa bàn tỉnh như: cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Sơn (Hồng Việt, Đông Hưng), Bùi Đá, Hoàng Sỏi (huyện Quỳnh Côi), sau phát triển sang huyện Thần Khê, Duyên Hà, tiếp đó phát triển sang Hải Phòng phối hợp với nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu… chống lại sự thối nát, mục ruỗng cùng ách áp bức bóc lột hà khắc của triều đình phong kiến. Tuy nhiên, có ảnh hưởng lớn nhất lúc bấy giờ là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất. Hoàng Công Chất, người làng Hoàng Xá, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư đã liên kết được nhiều lực lượng ở đồng bằng, trung du và

vùng Tây Bắc kéo dài cuộc khởi nghĩa trong 30 năm. Vào thế kỷ XIX, dưới triều nhà Nguyễn, ngọn lửa đấu tranh của nông dân nổi lên dữ dội. Tiêu biểu trong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta lúc đó là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, người làng Minh Giám, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương. Cuộc khởi nghĩa đã tập hợp được hàng vạn nông dân tham gia, mở rộng khắp vùng đồng bằng duyên hải sông Hồng và đến tận Quảng Ninh. Đi đến đâu nghĩa quân cũng thực hiện khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo” và trừng trị thẳng tay bọn phú hào, địa chủ nên được nhân dân hết lòng che chở giúp đỡ. Vào thời điểm Pháp đánh chiếm miền Bắc lần thứ nhất (năm 1873) và lần thứ hai (năm 1882), ở Thái Bình xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa do các văn thân sĩ phu không cam chịu nỗi nhục mất nước, bất hợp tác với thực dân Pháp và triều đình Huế đã từ quan về quê tổ chức nhân dân dựng cờ khởi nghĩa, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. Tiêu biểu trong số đó là cuộc khởi nghĩa của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Động Trung, huyện Kiến Xương), tiến sĩ Nguyễn Khuê (xã Song Lãng, Vũ Thư), cuộc khởi nghĩa của Biện Tốn (Tam Nông, huyện Hưng Hà), cử nhân Ngự sử Phạm Huy Quang (huyện Đông Hưng), Tạ Hiện (xã Quang Lang, huyện Thái Thuỵ) và Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm.

Những năm đầu thế kỷ XX, Thái Bình là một trong những địa phương có phong trào yêu nước theo trào lưu dân chủ tư sản phát triển mạnh nhất. Nhiều lớp học của Đông kinh Nghĩa thục được mở ra ở Động Trung,Thượng Gia, Cần Phán.Hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng nhiều thanh niên ở Thái Bình đã hăng hái xuất dương như: Ngô Quang Đoan, Lê Văn Tập, Hoàng Chuyên, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Hữu Cương, Phạm Tư Trực. Mặc dù các phong trào yêu nước theo trào lưu dân chủ tư sản cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp nhưng các phong trào đó thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân. Đồng thời, là cơ sở, điều kiện để chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào vùng đất Thái Bình dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Thái Bình từ đầu năm 1927.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc như một luồng gió mới thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng trong cả nước.

Trong cao trào cách mạng 1930-1931, ở Thái Bình đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt của nông dân với chính quyền tay sai phong kiến ở các huyện Kiến Xương, Vũ Tiên, Thái Ninh, Thư Trì. Tiêu biểu là hai cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng ngày 1/5/1930 và cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930. Mặc dù các cuộc biểu tình đều bị đàn áp khốc liệt, hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng, trong đó có cả Ban Tỉnh uỷ đều bị địch bắt, tra tấn, tù đày nhưng nó đã mở ra một thời kỳ mới, thời kì đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Từ sau cao trào cách mạng 1930-1931, những năm 1932-1935, phong trào cách mạng trong cả nước cũng như trong tỉnh bị địch khủng bố ác liệt, nhiều cơ sở cách mạng của Đảng bị phá vỡ. Ba Ban Tỉnh uỷ kế tiếp nhau được thành lập nhưng đều bị địch bắt, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các đảng viên và quần chúng vẫn kiên cường đứng vững, duy trì và từng bước phát triển phong trào đấu tranh cách mạng. Từ đầu năm 1934, mặc dù không còn cơ quan lãnh đạo của tỉnh nhưng một số chi bộ ở địa phương vẫn tiếp tục hoạt động. Hình thức chủ yếu là hoạt động hợp pháp để duy trì cơ sở.

Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939, phong trào cách mạng phát triển mạnh ở thành thị rồi lan về nông thôn, tạo đà phát triển cho phong trào cách mạng ở Thái Bình. Tháng 6-1937, Hội nghị bầu Ban Tỉnh uỷ thống nhất được tiến hành tại Vũ Lăng (Kiến Xương), gồm 7 đồng chí. Hội nghị tập trung bàn về công tác tuyên truyền, công tác xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng cũng như việc lãnh đạo quần chúng đấu tranh với nhiều hình thức phong phú. Khắp nơi trong tỉnh đều nổ ra những cuộc đấu tranh chống ách áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023