CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1 Một số nhận xét
3.1.1 Ưu điểm
Thắng lợi của chiến tranh du kích ở Thái Bình là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố.
Trước hết đó là sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo qua những chỉ thị quan trọng “ Kháng chiến kiến quốc”, “ Hòa để tiến”, “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “ Toàn dân kháng chiến”
… Đó chính là những vấn đề cơ bản của đường lối kháng chiến của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Để phát động chiến tranh nhân dân, Đảng không chỉ xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, xây dựng quân đội nhân dân mà còn chú trọng xây dựng các khu căn cứ du kích nhằm huy động và bồi dưỡng nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến, đảm bảo việc cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến lâu dài. Đường lối, chủ trương kháng chiến đó đã được Ban chấp hành đảng bộ Thái Bình quán triệt, vận dụng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh địa phương, từng bước tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của sự nghiệp kháng chiến và đưa sự nghiệp kháng chiến của địa phương ngày càng phát triển.
Là một Đảng bộ được thành lập sớm. Đảng bộ Thái Bình đã xây dựng được một đội ngũ đảng viên đông đảo, đoàn kết và được rèn luyện thừ thách trong đấu tranh cách mạng nên có tinh thần tận tụy hy sinh hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Thực hiện đường lối quân sự của Đảng. Đảng bộ đã thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang, hết sức coi trọng công tác tư tưởng, chính trị, công tác xây dựng Đảng. Thực hiện chủ trương “ toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” do Trung ương Đảng đề ra, đảng bộ đã sớm quán triệt và biết vận dụng phương châm đấu tranh ở
vùng tạm chiếm nhằm đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn, góp phần vào thắng lợi của sự ngiệp kháng chiến. Trong việc chỉ đạo quân sự Đảng bộ Thái -bình còn biết nắm quy luật, vận dụng thời cơ, linh hoat phối hợp chặt chẽ với hoạt động của chiến trường, biết nhằm những chỗ sơ hở nhất của địch để tấn công. Biết kết hợp lãnh đạo thống nhất giữa các ngành để phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm từng thời kỳ. Nhất là về mặt chỉ đạo toàn diện. Trên cơ sở mặt trận dân tộc thống nhất ngày được củng cố và không ngừng phát triển; Tỉnh Đảng bộ Thái-bình đã tổ chức và động viên được cả một khối nhân dân lao động lương, giáo gồm 95% dân số trong tỉnh, dựa vào chính sách đoàn kết, lấy nguyên tắc công nông liên minh làm nền tảng lôi kéo và huy động được các tầng lớp khác tập chung người và của vào đánh đế quốc, trong đó có cả tầng lớp than hào than sĩ, địa chủ yêu nước… Nhân dân lao động Thái-bình , dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng từ cụ già em nhỏ, thợ thuyền, nông dân, trí thức, nhà sư, nhà giáo…tất cả đều đứng dậy kháng chiến và đóng góp nhân vật lực phục vụ tiền tuyến. Họ đã bỏ đình chùa, mang áo tế, áo nậu, cờ thần ra may áo cho bộ đội, các tập quán lâu đời như lềnh lệ, phe giáp đều được hết sức tiết kiệm để dành tiền nuôi quân, các đám cưới xin chuyển từ hình thức thách ăn uống, thách tiền của sang hình thức thách mìn, lựu đạn, thách dao găm mã tấu để lấy vũ khí ủng hộ dân quân du kích đánh giặc. Khi giặc tới, bà già cũng xung phong đi đặt chông mìn, cạm bẫy, các em nhỏ tình nguyện đi làm giao thông liên lạc trinh sát. Người khỏe đánh giặc trực tiếp ở tiền tuyến, người yếu làm công tác tiếp tế vận tải, nuôi dưỡng thương binh ở hậu phương. Hàng triệu người đều đánh giặc, cho nên kẻ địch tuy hung ác, nhưng bị hãm vào thế bao vây dầy đặc của toàn dân khiến chúng càng bị nguy khốn.
Đảng bộ Thái Bình còn được Khu ủy Liên khu Ba và sau đó là Khu ủy Tả ngạn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến trên địa bàn. Cuộc kháng chiến trên địa bàn thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân trong đó chiến tranh du kích, tác chiến du kích có vai trò hết sức quan trọng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 9
- Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 10
- Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 11
- Chiến Tranh Du Kích Muốn Giành Thắng Lợi Phải Kiên Trì Bám Đất, Bám Dân, Bám Đánh Địch.
- Cần Coi Việc Chống Càn Quét Là Một Quy Luật Của Chiến Tranh Du Kích, Từ Đó Chủ Động Đề Ra Các Biện Pháp Chống Càn
- Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Cuộc kháng chiến ở Thái Bình là một cuộc chiến tranh du kích mang tính chất toàn dân, toàn dân tham gia chiến tranh, thực hiện mỗi người dân là một người lính, mỗi xóm làng là một pháo đài. Nhân dân Thái Bình, mà lực lựơng chủ yếu đông đảo nhất là nông dân sẵn có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm, được Đảng giác ngộ và tổ chức, đoàn kết và quyết tâm kháng chiến đến cùng vì độc lập tự do với tinh thần “ thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[70;tr 62]. Ngay từ khi mở đầu cuộc kháng chiến, già trẻ, gái trai đều tham gia đánh địch. Đó là cơ sở vững chắc nhất để chống lại kẻ thù bằng mọi hình thức, từ hình thức phá hoại, bất hợp tác với giặc, chống sự áp bức bóc lột của giặc đến phá tề, giành quyền làm chủ, tham gai lực lượng vũ trang, xây dựng làng chiến đấu, cùng bộ đội và dân quân du kích chiến đấu đánh trả các cuộc càn quét, cướp phá, dồn dân, bắt lính của địch, tiến lên xây dựng các khu du kích, căn cứ du kích trong lòng địch. Biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta khiến hậu phương của chúng không bao giờ ổn định, biến hậu phương địch thành hậu phương của ta.
Đánh giặc giữ làng là truyền thống của dân tộc ta, nhân dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung và nhân dân Thái Bình nói riêng. Truyền thống đó được kế thừa và phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng, hướng vào nhiệm vụ cụ thể là xây dựng làng kháng chiến, biến mỗi làng xã thành một pháo đài, mỗi căn nhà, mỗi thửa ruộng, mỗi khóm tre thành một trận địa chiến đấu, gắn chặt giữ nước với giữ làng, thực hiện “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. “ Làng là cơ sở gốc rễ của chiến tranh du kích, là nơi quân dân đánh giặc bảo vệ mình. Địa hình và cấu trúc làng xóm rất thuận tiện cho tác chiến du kích. Làng là cơ sở của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện” [40; tr.61,62]. Làng là nơi có thể huy động mọi người tham gia đánh giặc, đánh giặc bằng mọi vũ khí trong tay, có thể phát động và duy trì một cuộc chiến tranh du kích lâu dài. Ở Thái Bình, Đảng bộ, quân dân địa phương còn xây dựng nhiều làng chiến đấu liên
hoàn hợp thành một khu du kích hoặc căn cứ du kích. Làng là một thành tố không thể thiếu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, làng chiến đấu là thành tố không thể thiếu của chiến tranh du kích. Sớm nhận rõ điều đó Đảng luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng làng kháng chiến để làm chỗ dựa tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Thực hiện đường lối đó, đảng bộ Thái bình đã xây dựng 890 thôn thành làng kháng chiến (tổng số toàn tỉnh có 1038 thôn). Có nhiều làng kháng chiến kiểu mẫu đặc biệt như làng Nguyên Xá ( Tiên Hưng), Tán Thuật, Đình Phùng (Kiến Xương), Thần Huống (Thái Ninh) đã đánh trả trên một trăm trận càn quét lớn nhỏ của địch.
Chiến tranh du kích chỉ có thể phát động và phát huy hiệu quả trên cơ sở động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. Nhận thức rõ điều đó Đảng bộ Thái Bình đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng ba thứ quân làm nòng cốt để phát động toàn dân đánh giặc. Ngay từ khi Thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ, thực hiện sự chỉ đạo của trung ương Đảng, của Liên khu ủy, Đảng bộ chủ trương phân tán một bộ phận bộ đội tỉnh huyện thành các đại đội, trung đội, phân đội luồn sâu vào vùng sau lưng địch để phát động chiến tranh du kích, dìu dắt dân quân du kích, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc ở các thôn xóm. Các đại độ, trung đội, phân đội độc lập, các đội vũ trang tuyên truyền cùng dân quân du kích và nhân dân các địa phương đã anh dũng chiến đấu chống lại các cuộc hành quân càn quét của địch, phân tán, giam chân khiến địch phải căng lực lượng ra khắp nơi để đối phó, khiến nhiều nơi địch đã chiếm đóng, lập tề nhưng hoạt động tiến công quân sự của lực lượng vũ trang đã hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá tề, giành quyền làm chủ. Lực lượng vũ trang, bán vũ trang của Thái Bình tương đối vững mạnh, được giác ngộ chính trị, có quan điểm quần chúng và có ý thức bám sát đất, sát dân rõ rệt. Nếu nói về bộ đội địa phương Thái Bình mà chỉ nhìn vào quân số, vũ khí thì không có gì nổi bật, nhưng điều đáng chú ý là : lực lượng ấy đã được xây dựng trên nề tảng một phong trào du kích chiến sâu
rộng, hầu hết các chiến binh, trước khi vào bộ đội, thường đã tham gia dân quân du kích chiến đấu bảo vệ làng, được đoàn thể địa phương giáo dục chính trị nên khi vào bộ đội đã có một trình độ giác ngô chính trị nhất định, một khả năng quân sự tối thiểu làm cơ sở để dễ dàng tiếp thu sự giáo luyên của bộ đội. Lực lượng này kinh qua tác chiến và công tác đã mau chóng trưởng thành. Khi tập chung, khi phân tán đều phát huy được tác dụng tốt, mặc dầu ở trong một hoàn cảnh đầy khó khăn gian khổ.
Chiến tranh du kích của Thái Bình thắng lợi nhờ sự chi viện và hợp đồng chiến đầu, sự đóng góp xương máu của bộ đội chủ lực Liên khu ( Đại đoàn 320, Trung đoàn 42, trung đoàn 50) và của quân dân các tỉnh bạn như Hải Phòng, Kiến An, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương…Sự phối hợp này thực sự có hiệu quả to lớn và rất quan trọng, góp phần làm nên chiến lợi của cuộc kháng chiến.
Xây dựng cơ sở chính trị và chi bộ đảng là nhân tố quan trọng trong chiến tranh du kích
Ở Thái Bình cơ sở chính trị đã được xây dựng từ quá trình đấu tranh giành chính quyền trong thời kỳ từ 1930 đến 1945. Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám cơ sở chính trị của Tỉnh càng được củng cố vững chắc hơn, phát triển mạnh hơn và được quan tâm xây dựng trong suốt quá trình kháng chiến.
“ Cơ sở chính trị là cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng đã được giác ngộ, sẵn sàng ủng hộ và tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có thể hiểu cơ sở chính trị với nhiều mức khác nhau. Những vùng có quần chúng đã được giác ngộ và ủng hộ cách mạng, hoặc đã xây dựng được tổ chức Đảng, tổ chức vũ trang tự vệ, đều có thể coi là vùng có cơ sở chính trị. Những vùng này vẫn thuộc quyền thống trị của địch ; chính quyền, các tổ chức chính trị và vũ trang của chúng vẫn còn mạnh nhưng chúng không hoàn toàn khống chế được nhân dân, vì quần chúng đã đi theo cách mạng ngày càng nhiều”[53, tr.208].
Ở Thái Bình, trong kháng chiến các làng xóm, thị trấn, thị xã đều có cơ sở chính trị. Đó là cơ sở để Đảng lãnh đạo kháng chiến trong vùng tạm bị chiếm, từng bước xây dựng lực lượng dân quân du kích làm nòng cốt trong chiến đấu chồng địch càn quét, cướp phá, phá tề, trừ gian tiến lên giành quyền làm chủ khi hoàn cảnh cho phép. Bộ đội du kích trong vùng tạm chiếm vừa đánh địch vừa gây cơ sở chính trị, vừa đánh địch vừa làm nòng cốt cho quần chúng nhân dân tiến hành đấu tranh chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa ngay trong vùng địch tạm chiếm.
Để đưa kháng chiến đến thắng lợi Đảng đã sớm đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cách mạng, sáng tạo. Nhưng để biến đường lối đó thành hiện thực đòi hỏi công tác tổ chức thực tiễn, trong đó chi bộ đảng có vai trò quan trọng đặc biệt, “ tất cả mọi đường lối ấy đều do chi bộ đảng đảm bảo sự thành công… Ngay từ đầu trong tình thế gian khổ nguy nan nhất, chi bộ đã thực sự làm nòng cốt của chiến tranh cách mạng, chống thực dân phản động Pháp. Chi bộ là cơ sở, là yếu tố căn bản” [40,tr.43].
Chi bộ là những tế bào của Đảng nằm trong quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng tiến hành khãng chiến ở cơ sở, thường xuyên đấu tranh với kẻ thù một cách toàn diện trong mọi hoàn cảnh. “Không có chi bộ mạnh, kiên cường và tài giỏi thì không thể có chiến tranh nhân dân phát triển mạnh mẽ và rộng khắp” [54,tr.407].
Trong kháng chiến, chi bộ Đảng là nơi biến quyết tâm cách mạng của Đảng thành quyết tâm cách mạng của quần chúng. Trên cơ sở giáo dục đường lối cách mạng, các chi bộ đảng thường xuyên chăm lo đến các tổ chức quần chúng, tạo ra cơ sở chính trị vững chắc. Đó là chỗ dựa để Đảng tiến hành các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo. Chi bộ Đảng còn là người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo lực lượng dân quân du kích, đưa cán bộ đảng viên vào dân quân du kích, xây dựng lực lưỡng vũ trang rộng khắp, tạo ra phong trào toàn dân đánh giặc.
Ủy ban kháng chiến hành chính xã dưới sự chỉ đạo của chi bộ đảng, thường xuyên được kiện toàn và trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. xây dựng chính quyền cách mạng là điều kiện căn bản để củng cố, xây dựng các làng kháng chiến, các khu du kích, căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Sự lãnh đạo của chi bộ đảng trong chiến tranh du kích là sự lãnh đạo toàn diện. Mỗi chi bộ đảng là một bộ tham mưu để xây dựng “ mỗi làng xã thành một pháo đài”. Chi bộ đảng vừa lãnh đạo nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, xây dựng lực lượng về mọi mặt (quân sự, chính trị, kinh tế), vừa lãnh đạo đấu tranh toàn diện với kẻ thù, nhất là đấu tranh vũ trang, phát triển du kích, huy động nhân dân đóng góp sức người sức của cho kháng chiến.
Chi bộ đảng cũng là nơi bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới, đưa ra khỏi Đảng những người biến chất, thoái hóa, những phần tử cầu an, vụ lợi, mất ý chí chiến đấu, đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối và toàn diện của đảng đối với cuộc kháng chiến. Chi bộ đảng là nhân tố quyết định để tổ chức phát động, phát huy sức mạnh của phong trào chiến tranh du kích mạnh mẽ và sôi nổi ở Thái Bình.
3.1.2 Hạn Chế
- Ở Thái-bình, lúc đầu địch ồ ạt đánh chiếm, nhân dân chưa có kinh nghiệm chiến tranh, một số lớn có tư tưởng hoang mang dao động. Cán bộ ta một số ở những vùng Kiến-xương, Vũ-tiên, Tiên-Duyên-Hưng quan niệm bám đất, bám dân chưa đúng. Có nơi bỏ dân, bỏ đất chạy dài, cơ sở mất hết, không nắm được dân, phong trào đấu tranh chống địch bị xẹp xuống khá mạnh. Cũng có nơi cán bộ ở lại bám đất, bám dân, nhưng lại cầu an sợ địch, không dám lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địch, kết quả phong trào không phát triển được, mà còn bị do thám chỉ điểm bắt mất cán bộ.
- Trong cuộc chiến tranh du kích Thái-bình, tư tưởng chỉ đạo có nơi, có lúc, có bộ phận chưa quán triệt rõ ràng vấn đề :” muốn tranh thủ nhân dân
phải bảo vệ nhân dân, tích cực tấn công vào mọi âm mưu vơ người vét của của địch và lãnh đạo nhân dân đấu tranh đúng mức” nên mắc sai phạm: khi thì có khuynh hướng nặng về chiến đấu kém chú trọng bảo vệ nhân vật lực của nhân dân, hoặc thiếu cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn gian ác của địch. Hoặc cũng có nơi chủ trương thì có, nhưng kế hoạch thự hiện không cụ thể để địch vơ vét được nhiều người của như những trận chống càn Mesduse, Mandarine…
- Việc xây dựng lực lượng vũ trang Thái-bình thời kỳ chuẩn bị ta có dựa trên tính chất quần chúng rộng rãi nên chỉ trong mấy năm lực lượng vũ trang và bán vũ trang của ta đã tăng lên tới một số lượng trên 17 vạn. Nhưng vì việc xây dựng lực lượng vũ trang lúc đó ta chưa quán triệt đầy đủ nọi dung giai cấp nên đã có khuynh hướng chỉ chọn lọc những người khỏe mạnh, lanh lợi, ăn nói hoạt bát vào lực lượng vũ trang. Thậm chí những người chỉ huy lực lượng bán vũ trang ở nông thôn phần lớn là con cái phú nông, địa chủ lắm giữ. Ta lại chưa chú trọng đúng mức đến nội dung chiến đấu, nên lực lượng vũ trang và bán vũ trang của ta lúc ấy chỉ đạt được với mức độ số lượng, khi địch đánh tới lúc đầu không đảm bảo chiến đấu, có nơi bị tan vỡ nhanh chóng. Cũng có thời gian việc xây dựng lực lượng vũ trang Thái-bình có dựa trên cơ sở đoàn thể. Nhưng đoàn thể chưa quan niệm rõ vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang là nhiệm vụ của mình nên có hiện tượng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tranh chấp đoàn viên gây ảnh hưởng xấu, làm cho việc xây dựng lực lượng vũ trang gặp nhiều trở ngại. Khi có tác chiến thực sự chiến tranh du kích không phát triển được.
- Chưa thấy hết tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng vũ trang phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Chưa quan niệm rõ đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các ngành đều phải trực tiếp bắt tay tiến hành. Chưa nhận rõ quân đội là của nhân dân lao động vì vậy mà con em nhân dân lao động có nhiệm vụ tham gia bộ đội để