Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích của luận văn

Hệ thống hoá, làm sáng tỏ sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997

đến năm 2014. Qua đó, rút ra một số

bài học kinh nghiệm để

vận dụng

trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.

3.2. Nhiệm vụ luận văn

­ Phân tích làm rò chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam nhằm khôi phục và phát triển làng nghề thủ công.

­ Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

­ Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm về lãnh đạo phát

triển làng nghề thủ công trong tình hình mới.

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

­ Về không gian: Nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào một số làng nghề: làng nghề trống Đọi Tam, làng nghề thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi, làng nghề mây tre đan Ngọc Động, làng nghề dũa Đại Phu.

­ Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề từ năm 1997 đến năm 2014, nghĩa là trong thời kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện đường lối công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng.

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu

­ Nguồn tư

liệu chủ

yếu phục vụ cho đề

tài là: Văn kiện Đại hội

Đảng toàn quốc, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng; các Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình hành động, thông báo, các báo cáo hàng năm của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về vấn đề làng nghề, phát triển làng nghề.

­ Nguồn tài liệu sách báo, sách tham khảo, internet, tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:

Phương pháp lịch sử

kết hợp với phương pháp lôgíc dùng để

khôi phục,

khái quát, đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề Nam trước năm 1997 và từ năm 1997 đến năm 2014.

truyền thống Hà

Phương pháp định lượng và thống kê toán học được sử dụng để thu

thập các thông tin về dân số, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu

vực nghiên cứu. Các số liệu thu được về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Nam là những thông tin khái quát ban đầu về khu vực nghiên cứu.

Phương pháp so sánh giúp chúng ta so sánh, đối chiếu những kết quả đạt được, những hạn chế về phát triển làng nghề thủ công qua các năm từ năm 1997 đến năm 2014.

Đặc biệt đề tài sử dụng phương pháp điền dã. Chúng tôi quan sát trực tiếp đời sống kinh tế, xã hội, con người, thiên nhiên, hoạt động sản xuất ở

một số làng nghề tiêu biểu… Qua thực tế cho ta thấy bức tranh khái quát về làng nghề thủ công ở Hà Nam.

6. Đóng góp của Luận văn

­ Về mặt khoa học: Luận văn phân tích làm rò sự lãnh đạo và vai trò lịch sử của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014.

­ Về mặt thực tiễn: Luận văn rút ra được những nhận xét và tổng kết được những kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề. Đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan đến phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn ở tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, còn góp phần giáo dục, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

7. Bố cục Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương.

Chương 1: Bức tranh tổng quát về các làng nghề thủ công ở tỉnh Hà Nam trước năm 1997

Chương 2. Chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2014

Chương 3. Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 1. BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG Ở TỈNH HÀ NAM TRƯỚC NĂM 1997

1.1. Khái quát về làng nghề thủ công

1.1.1. Các khái niệm

Làng nghề

Làng nghề là một thiết chế kinh tế ­ xã hội ở nông thôn, được cấu tạo bởi hai yếu tố làng và nghề. Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở nông thôn nước ta, mà ở đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với

nhau. Nghề

ở đây là những nghề

phi nông nghiệp được tiến hành trong

phạm vi làng và gắn chặt với làng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ làng nào có nghề cũng được gọi là làng nghề. Để được công nhận là làng nghề thì làng nghề đó phải thể hiện được cả mặt định tính và định lượng của nó. Định tính của làng nghề chính là thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nông, làng có ngành nghề phụ quy mô nhỏ hoặc với phố nghề ở

thành thị. Còn về mặt định lượng là nói đến quy mô và tính ổn định của

làng nghề đó như thế nào. Cụ thể hơn ta có thể hiểu mặt định lượng của làng nghề chính là việc xác định số hộ, số lao động và giá trị thu nhập từ ngành nghề đó chiếm bao nhiêu phần trăm số lao động và tổng giá trị thu

nhập của địa phương. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để nghề.

xác định làng

Thông tư số 116/2006/TT­BNN của Bộ NN&PTNT quan niệm: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt

động ngành nghề khác nhau.

nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm

Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí:

­ Có tối thiểu 30% tổng số ngành nghề nông thôn;

hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động

­ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm công nhận;

­ Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nghthcông là những nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và những

công cụ

đơn giản, với con mắt và bộ

óc giàu sáng tạo của nghệ

nhân;

nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật trong một số công đoạn, nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của

sản phẩm vẫn làm bằng tay. Bởi vậy, các sản phẩm thủ công vừa mang

yếu tố truyền thống, tiêu biểu cho vùng quê Việt Nam, vừa mang yếu tố hiện đại, phù hợp với xã hội ngày nay.

Các sản phẩm thủ công được sản xuất tập trung tại một hay một số làng nào đó, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia, giá trị thu nhập từ ngành nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao so với giá trị thu nhập của làng đó thì sẽ hình thành làng nghề thủ công.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề thủ công.

Theo tác giả

Bùi Văn Vượng: Làng nghề

thủ

công là trung tâm sản

xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản

xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp

vừa và nhỏ, có cùng Tổ nghề, các thành viên luôn ý thức tuân thủ những

ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ

thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ. [79, tr.13]

Quan niệm trên cũng được phản ánh trong ý kiến của GS.Trần Quốc Vượng. Tác giả cho rằng: Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội

một số

nghề cổ

truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ

thủ

công chuyên

nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả,... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công.

Tuy nhiên, hai quan niệm trên đều nói về làng nghề thủ công truyền thống, chưa phù hợp với làng nghề mới.

Có cái nhìn khái quát hơn về làng nghề thủ công, tác giả Mai Thế Hởn cho rằng: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các quan niệm

trên và những nghiên cứu của bản thân, tác giả

cho rằng: Làng nghề

thủ

công là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề thủ công được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, có sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương, các ngành nghề thủ công phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu ở địa phương.

1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề thủ công

Mt là, các làng nghề thủ công tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế nông nghiệp. Ngay cả khi thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp vươn lên trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng và hình thành nên các làng nghề thì chúng cũng không rời khỏi nông thôn. Trong các làng nghề, để đảm bảo cuộc sống, người dân bao giờ cũng làm thêm nghề

nông hay một số

nghề

khác. Mặt khác, hầu hết các hộ

chuyên làm nghề

tiểu thủ công vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định và đặc biệt, các hộ đều giữ đất nông nghiệp để tự tay mình trồng trọt hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp cho mình. Đây chính là sự kết hợp độc đáo giữa TTCN và sản xuất nông nghiệp. Các làng nghề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động lúc nông nhàn, còn sản xuất nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề.

Hai là, các làng nghề sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Có rất nhiều sản phẩm của các làng nghề chứa đựng các chi tiết, công đoạn mà

máy móc hiện đại không thể

thay thế

đôi bàn tay khéo léo của các nghệ

nhân. Hoặc một số nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do chính người thợ có thể tự làm ra. Do đó, năng suất lao động ở các làng nghề không cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, trong các sản phẩm làng nghề, lao động sống chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Điều này

có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân ở

nông thôn.

Ba là, nguồn nguyên liệu được sử dụng trong các làng nghề chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên và sẵn có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, trúc, đất

sét… Sản phẩm làm từ

nguồn nguyên liệu này khá an toàn khi sử

dụng,

thân thiện với môi trường, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, việc

sơ chế nguyên liệu do các cơ sở tự làm với kỹ thuật đơn giản và do khí

hậu nhiệt đới ẩm nước ta nên việc bảo quản sản phẩm gặp nhiều khó

khăn. Những năm gần đây, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, các làng nghề đã phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như chỉ thêu, phẩm màu, men sư, vỏ trai, vỏ ốc…

Bn là, việc truyền nghề và phát triển nghề. Ở mỗi làng đều có một người đầu tiên đem bí quyết nghề nghiệp từ nơi khác về dạy nghề, truyền nghề cho dân làng chính là ông tổ nghề. Lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển nghề là các nghệ nhân. Ban đầu, việc dạy và phát triển nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề trong gia đình, từ đời này sang đời khác, ít được phổ biến ra ngoài. Ngay nay, với sự ra đời của các trung tâm dạy nghề, thì các làng nghề không còn giữ bí quyết như trước

nữa. Tuy nhiên, phương thức dạy nghề yếu.

theo lối vừa học vừa làm là chủ

Năm là, hình thức kinh doanh của các làng nghề ngày càng đa dạng. Với phương thức truyền nghề, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô gia đình gắn với các phường nghề như: phường gốm, phường mộc, phường đúc đồng… Hình thức này được áp dụng từ lâu đời, thậm chí vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay, giúp cho một số gia đình giữ được bí quyết nghề nghiệp. Trong thời kỳ bao cấp, các làng nghề được tổ chức thành các “đội ngành nghề” của hợp tác xã nông nghiệp như đội mộc, đội nề, đội cơ khí… Bước sang thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển các ngành nghề ở nông thôn, thì xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất

kinh doanh mới như

doanh nghiệp tư

nhân, các công ty trách nhiệm hữu

hạn… Cùng với đó, sản phẩm của làng nghề ngày càng phong phú về mẫu mã, chủng loại, được bán rộng khắp trên thị trường.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí