Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO VIỆC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam


HÀ NỘI, 2015


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

BẢNG QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 1

BCH : Ban Chấp hành

CN : Công nghiệp

CNH ­ HĐH : Công nghiệp hoá ­ Hiện đại hoá HTX TTCN : Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp KT ­ XH : Kinh tế ­ xã hội

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

UBND : Uỷ ban nhân dân

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Từ xa xưa, các làng nghề

thủ

công luôn chiếm giữ

một vị

trí quan

trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng quê Việt Nam.

Làng nghề

đã thu hút một lực lượng lớn lao động dư

thừa

ở nông thôn,

cũng như tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong những lúc nông nhàn. Sự tồn tại của các làng nghề còn có vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân.

Bên cạnh đó, làng nghề

thủ

công còn là bộ

phận của nền văn hoá Việt

Nam, có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó, có những sản phẩm của làng nghề vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành tác phẩm nghệ thuật, biểu trưng cho di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc. Có thể nói, làng nghề chính là một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam, là cả môi trường kinh tế, văn hoá ­ xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời.

Trong tiến trình lịch sử, làng nghề ở nước ta có lúc thịnh, lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 ­ 70 (thế kỷ XX), dưới hình thức các hợp tác xã TTCN, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80. Đến đầu những năm 90, nhiều làng nghề đình đốn, thậm chí bị suy thoái, mai một do tác động của nền kinh tế thị trường. Cùng với đó, chúng ta mất đi thị trường truyền thống tiêu thụ sản phẩm làng nghề bởi sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đứng trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công. Tại Hội nghị lần V,

Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá VII đã xác định:

“Phải có chính

sách mở rộng thị trường, khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng”

[7, tr.17]. Chính những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là

yếu tố quan trọng, thúc đẩy các làng nghề phát triển.

Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, cho đến ngày nay, làng nghề là một bộ phận quan trọng trong tiến trình CNH ­ HĐH nông nghiệp nông

thôn. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà

nước đối với các ngành nghề

nông thôn, nhiều làng nghề

tiểu thủ

công

nghiệp ở nước ta từng bước được khôi phục và phát triển. Do đó, cho phép khai thác một cách hiệu quả hơn tiềm năng về lao động, nguồn nguyên liệu và trình độ tay nghề của những người thợ thủ công và các nghệ nhân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trong

ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

Đồng thời, các làng nghề còn là nơi lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi địa phương và của cả dân tộc.

Hà nam là tỉnh có nhiều làng nghề, trong đó có những làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng trống Đọi Tam, thêu ren Thanh Hà, dệt Nha Xá, dệt Hoà Hậu, Sừng Đô Hai, dũa Đại Phu, gốm Quyết Thành, Rượu Vọc ... Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nguồn lao động dồi dào… Hà Nam có điều kiện để hình thành và phát triển nhiều hơn nữa các làng nghề với cơ cấu các ngành hợp lý, toàn diện, mang lại hiệu

quả

kinh tế

cao. Thực tiễn cho thấy, có nhiều làng nghề

mới được hình

thành, đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế ­ xã hội của địa

phương. Tuy nhiên, nằm trong xu thế chung của quá trình hội nhập với nền

kinh tế

thế giới, các làng nghề

thủ công ở

Hà Nam phát triển theo chiều

hướng khác nhau: nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh, có những tác động tích cực đến nền kinh tế trong khu vực, tạo nên những cụm TTCN ­ làng nghề. Bên cạnh đó, một số làng nghề ở quy mô vừa và nhỏ đang gặp

nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, công nghệ sản xuất lạc hậu, tay nghề và trình độ văn hoá của người lao động thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề còn phổ biến… Có những làng nghề phát

triển cầm chừng, không ổn định, thậm chí có làng nghề bị

mai một,

ảnh

hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế ­ xã hội, tác động đến tâm tư,

đời sống của nhân dân cũng như việc giữ gìn giá trị văn hoá vùng. Để các làng nghề thủ công thực sự đóng vai trò quan trọng trong tiến trình CNH ­

HĐH nông nghiệp nông thôn, thì các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hà

Nam cần phải có những định hướng và nhiều văn bản chi tiết hướng dẫn, đôn đốc và tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công

từ năm 1997 đến năm 2014”

của mình.

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khôi phục và phát triển làng nghề thủ công là vấn đề được nhiều tác giả, cơ quan của Đảng và Nhà nước quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều các bài báo, đầu sách, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các bài viết tham gia hội thảo bàn luận về vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn

một cách khái quát, các công trình nghiên cứu liên quan có thể những nhóm chủ yếu sau:

chia thành

Nhóm đầu tiên

là nhóm các công trình nghiên cứu tổng quát về

các

làng nghề

trên phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế

nhất định. Đáng

chú ý nhất là các công trình: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam

của tác giả Bùi Văn Vượng, Nxb Văn hoá dân tộc, 1998. Tác giả tập trung giới thiệu khái quát về lịch sử ra đời, các bí quyết nghề, kĩ thuật của các

nghệ nhân trong các loại hình làng nghề truyền thống ở Việt Nam như: đúc đồng, rèn, kim hoàn, dệt, thêu ren, chạm khắc đá, gốm... Khôi phc và phát trin làng nghề ở vùng ĐBSH nước ta hin nay do TS. Đỗ Thị Thạch làm

chủ

nhiệm đề

tài đã khẳng định vai trò của làng nghề

đối với phát triển

kinh tế, chính trị ­ xã hội, văn hoá cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đồng thời, tác giả nêu lên thực trạng phát triển làng nghề ở ĐBSH hiện nay với những cơ hội về việc làm, thu nhập từ ngành nghề… những thách thức trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, về đội ngũ lao động, nghệ nhân… Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những định hướng và một

số giải pháp phát triển làng nghề ở

vùng ĐBSH;

Phát triển làng nghề

truyn thng nông thôn Vit Nam trong quá trình công nghip hoá, hin đại hoá” ­ Luận án tiến sĩ của Trần Minh Yến, Hà Nội, 2003... Những nghiên cứu trên góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về làng nghề,

thực trạng, phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề làng nghề thủ công truyền thống.

đặc biệt là

Nhóm thhai nghiên cứu về quá trình thực hiện đường lối phát triển các ngành nghề tiểu thủ công của Đảng như: Luận văn thạc sĩ của của Ngô Ngọc Khuê: Slãnh đạo ca Đảng phát trin tiu thcông nghip qun

11 thành phHChí Minh, bảo vệ năm 2000; Luận văn Thạc sĩ Kinh tế

của Nguyễn Thị

Thọ:

Phát triển làng nghề ở

huyện Từ

Liêm trong tiến

trình công nghip hoá, hin đại hoá nông nghip, nông thôn, Đại học quốc gia Hà Nội; Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Đỗ Quang Dũng: Phát trin làng nghtrong quá trình công nghip hoá nông nghip nông thôn, bảo vệ năm 2006… Các công trình này đã đưa ra hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh phát triển làng nghề;

vai trò của các làng nghề

và sự

cần thiết phải khôi phục, phát triển làng

nghề thủ công; đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp phát triển làng nghề phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Nhóm thba nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và từng giải pháp cụ thể cho phát triển làng nghề như: Phát huy nhng li thế truyn thng trong xây dng thương hiu làng nghề đồng bng sông Hng, Vũ Trường Giang, Tạp chí nông nghiệp và phát tiển nông thôn, số 15/2006; Phát trin thương hiu sn phm làng nghtruyn thng Vit Nam hin nay, Nguyễn

Vĩnh Thanh, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4/2007; Phát trin thtrường

tiêu thụ

sản phẩm làng nghề, Hồ

Thanh Thuỷ, Tạp chí Tài chính số

12/2005. Nhóm các công trình nghiên cứu này góp phần đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh và Sở Công Thương tỉnh cũng

đã đưa ra các đề

án và công trình nghiên cứu về

vấn đề

phát triển làng

nghề như: Hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành công nghiệp, TTCN tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp ­ TTCN, cụm TTCN ­ làng nghề; Tình hình hoạt động các cụm công nghiệp ­ TTCN và cụm TTCN ­ làng nghề.

Nhìn chung, những vấn đề về làng nghề đã có nhiều công trình nghiên

cứu, tiếp cận dưới góc độ

khác nhau cả về

lý luận và thực tiễn. Đó là

nguồn tài liệu quý báu, là cơ sở để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách tổng quát, hệ thống những chủ trương và sự chỉ đạo về việc khôi phục và

phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Vì vậy, nghiên

cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014” là việc làm cần thiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022