Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ HUYỀN


ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Hà Nội, 2015


Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ HUYỀN


ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thức


Hà Nội, 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. Những số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chính xác.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN


Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy, cô, gia đình, bạn bè và các cơ quan đơn vị.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy Cô giáo trong khoa Lịch sử nói chung, các Thầy Cô trong bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học cao học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy, TS. Trần Văn Thức – người hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình chuẩn bị đề cương, nghiên cứu và bảo vệ luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định,

Thư viện tỉnh Bình Định, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bình Định, Trường Đại học Quang Trung đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này


Hà Nội, tháng 7 năm 2015.

Học viên


Nguyễn Thị Huyền

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp của luận văn 8

7. Bố cục luận văn 9

CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965-1968) 10

1.1 Khái quát về tỉnh Bình Định 10

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 10

1.1.2. Dân cư, truyền thống yêu nước và cách mạng 14

1.2. Quá trình lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh (từ năm 1965 đến năm 1968) 25

1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử 25

1.2.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện 30

1.2.3. Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định 39

Tiểu kết chương 1 63

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1969-1975) 66

2.1. Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần đánh bại về cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ( 1969-1973) 66

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử 66

2.1.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích (từ năm 1969 đến năm 1973) 69

2.1.3. Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định 74

2.2. Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1973-1975) 88

2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử 88

2.2.2. Quá trình lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh từ năm 1973 đến năm 1975 89

2.2.3. Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định 95

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 102

3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT 102

3.1.1. Ưu điểm 102

3.1.2. Hạn chế 113

3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 118

KẾT LUẬN 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

PHỤ LỤC 147

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Chiến tranh là một đề tài được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm bàn bạc khá nhiều. Những luận chứng về chiến tranh của các nhà kinh điển trở thành cơ sở quan trọng cho hầu hết các cuộc chiến tranh vệ quốc từ cuối thế kỷ XIX.

Việt Nam – một quốc gia mà lịch sử dựng nước luôn luôn gắn liền với lịch sử giữ nước thì những cơ sở lý luận về chiến tranh càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt từ cuối thế kỉ XIX khi Việt Nam trực tiếp đương đầu với một kẻ thù hoàn toàn mới, đó là thực dân Pháp, sang thế kỷ XX là cả Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là những kẻ xâm lược có sự khác biệt lớn so với Việt Nam về phương thức sản xuất. Họ mạnh hơn Việt Nam nhiều lần về tiềm lực kinh tế, quốc phòng. Cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam vì thế trở nên khó khăn hơn lúc nào hết. Tiếp thu, chọn lọc sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, kế thừa kinh nghiệm giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, ngay từ những ngày đầu Việt Nam đánh Pháp, đánh Mỹ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương huy động toàn dân vào cuộc kháng chiến, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. Với phương thức chiến tranh nhân dân ở một nước đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế quốc phòng nhỏ bé như Việt Nam thì đi từ đánh nhỏ tiến dần lên đánh lớn là giải pháp tối ưu để Việt Nam từng bước khắc phục được những khó khăn của mình trong cuộc chiến. Và hình thái chiến tranh du kích trở thành hình thái chiến tranh chủ đạo trong cả kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Chiến tranh du kích là “chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh du kích với lực lượng nhỏ, lẻ và nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự. Thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược

khi so sánh lực lượng ở các nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy. Chiến tranh du kích rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp với chiến tranh chính quy” [135; tr224]. Những lý luận về hình thái chiến tranh này được Bác Hồ và nhiều nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của Việt Nam phản ánh trong nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói mà điển hình là cuốn “Cách đánh du kích” của Hồ Chí Minh (1944). Thực tế sinh động, sáng tạo của chiến tranh du kích được thể hiện rõ nét trong chiến tranh giải phóng ở hầu khắp các tỉnh thành của Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), chiến tranh giải phóng ở Bình Định không nằm ngoài phạm vi của hình thái chiến tranh du kích. Là một tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, án ngữ tuyến đường từ Bắc vào Nam hơn 100 km, là cửa ngõ lên Tây Nguyên từ biển Đông, là tỉnh thuộc vùng tự do Liên khu V trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Bình Định trở thành vùng do đối phương tạm thời kiểm soát. Suốt 21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ và bọn tay sai đã gây không biết bao nhiêu đau thương cho mảnh đất, con người Bình Định. Máu, nước mắt kẻ thù gây ra trở thành động lực to lớn cho đồng bào chiến sĩ nơi đây vùng dậy tạo ra sự hồi sinh cho mảnh đất này. Ngay từ buổi đầu đánh Mỹ, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, huy động tối đa sức người sức của của Bình Định phục vụ cho chiến tranh du kích chống lại các chiến lược chiến tranh của Mỹ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của đồng bào Bình Định đã đi qua song những bài học kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến vẫn có giá trị to lớn trong sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Với mong muốn làm rõ phong trào chiến tranh du kích của đồng bào chiến sĩ Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua đó chỉ ra những ưu khuyết điểm sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí