Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 16

huyện chỉ còn khoảng 15 chiến sĩ. Chưa linh hoạt của Đảng bộ còn thể hiện ở chiến dịch Xuân Hè năm 1972. Hậu quả là chúng ta để địch chiếm lại Bồng Sơn, Tam Quan, đánh chiếm Hoài Ân ngay sau khi Sư đoàn 3 được điều ra Quảng Ngãi.

Hai là: Còn có tư tưởng chủ quan, đánh giá phiếm diện về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Đánh giá đúng kẻ thù về cả lực lượng, bản chất và âm mưu thủ đoạn của chúng là một trong những cơ sở quan trọng đầu tiên quyết định việc đánh bại kẻ thù. Ông cha ta thường nói “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy tìm hiểu chính xác về số lượng quân Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa có mặt ở Bình Định, âm mưu và kế hoạch của chúng trong quá trình lấn đất giành dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh. Trong 10 năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ năm 1954 đến năm 1964), kẻ thù trực tiếp mà quân dân tỉnh Bình Định đối diện là bọn quân lực Việt Nam cộng hòa, tức là bộ phận người Việt Nam bán nước theo Mỹ. Đối tượng này lúc đầu cũng gây choáng váng cho lực lượng cách mạng tỉnh Bình Định bởi những hành động tàn ác mà chúng gây ra ở đây. Tuy nhiên xét cho cùng thì lực lượng phản động trong nước bao giờ cũng dễ đối phó hơn kẻ thù bên ngoài. Bởi lẽ, số lượng của chúng cách mạng có thể kiểm soát được, bản chất của chúng cách mạng có thể nắm rõ được. Do đó, âm mưu và sức mạnh của chúng cách mạng sẽ giải quyết được. Từ cuối năm 1964 đầu năm 1965 quân đội Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam Việt Nam (cao điểm là giai đoạn cuối năm 1966 đầu năm 1967 có khoảng 1,2 triệu quân thiện chiến nước ngoài có mặt ở miền Nam Việt Nam. Riêng Mỹ có khoảng 60 vạn quân). Ở Bình Định, cuối năm 1966 đầu năm 1967 có tới 60.000 quân đội nước ngoài). Đứng trước đội quân xâm lược hùng hậu hoàn toàn mới này Đảng bộ tỉnh Bình Định gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra chủ trương, chính sách đối phó với chúng. Khi mới bước vào “chiến tranh cục bộ” do không lường hết âm mưu của kẻ thù, lúng túng giữa chuẩn bị khởi nghĩa ở thị xã với chống càn quét lấn

chiếm của địch mà Đảng bộ không chuẩn bị phương châm, phương thức đối phó kịp thời hậu quả là lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng. Sau cuộc đọ đầu quy mô lớn đầu tiên với địch ở mùa khô 1965 – 1966 giành thắng lợi, đại đa số cán bộ đảng viên của Đảng bộ chủ quan khinh địch, đánh giá sai sức mạnh địch, lơi lỏng trong việc thực hiện 4 bám (trên bám dưới, chi bộ bám dân, quần chúng bám đất, du kích bám địch). Vì vậy khi địch đẩy mạnh kế hoạch “bình định”, “tìm diệt” với những âm mưu, thủ đoạn tàn bạo làm cho cách mạng tỉnh tổn thất nặng nề. Ở phía Bắc tỉnh, hàng trăm thôn xóm trù phú ở bắc Phù Mỹ, đông Hoài Nhơn, tây bắc Hoài Ân trở thành vùng trắng. Ở phía Nam tỉnh, nhiều nơi huyện ủy, xã ủy, lực lượng vũ trang bị đánh bật khỏi dân. Vùng giải phóng của Bình Định bị thu hẹp, gần 35 vạn dân đồng bằng rơi vào vùng địch kiểm soát.

Sự chủ quan của Đảng bộ tỉnh còn thể hiện rõ sau cuộc tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Do đánh giá không đúng tình hình, Đảng bộ tỉnh kiên quyết khẳng định cách mạng tỉnh đã giành được thắng lợi quyết định trong tết Mậu Thân 1968. Vì vậy chủ quan trong đề ra kế hoạch công kích địch giai đoạn tiếp theo, kiên trì bám trụ thị trấn, thị xã trong khi địch đang dồn sức phản kích. Kết quả là cách mạng Bình Định bị mất một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ưu tú và quần chúng cốt cán. Có 1.838 cán bộ đảng viên chiến sĩ hy sinh trong cuộc tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 ở Bình Định. Riêng đảng viên hy sinh 744 đồng chí. Đây là năm có số đảng viên hy sinh nhiều nhất tính từ năm 1961 đến năm 1968. Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, sau chiến dịch tổng hợp Xuân – Hè, một vùng lớn ở phía Bắc và phía Nam tỉnh Bình Định được giải phóng. Bốn huyện bao gồm An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Hoài Nhơn, 10 xã phía Bắc huyện Phù Mỹ, 18 xã thuộc 4 huyện phía Nam hoàn toàn được giải phóng. “Bình Định là tỉnh giành dân đông nhất trên toàn miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè 1972”.[11; tr225] Đứng trước những thắng lợi to lớn giành được trong chiến dịch Xuân – Hè năm 1972, Đảng bộ tỉnh Bình Định chủ quan khinh địch, chậm đưa ra

phương án bảo vệ vùng giải phóng. Vì vậy, khi Sư đoàn 3 chuyển sang tỉnh Quảng Ngãi hoạt động thì Mỹ, Việt Nam cộng hòa nhanh chóng tập hợp lực lượng tấn công lấn chiếm vùng giải phóng ở Bình Định. Hàng loạt các vị trí then chốt của tỉnh từ Bồng Sơn đến Tam Quan, Đệ Đức đều bị địch đánh chiếm. Một nửa số dân vùng giải phóng và làm chủ trong chiến dịch Xuân – Hè năm 1972 ở các huyện phía Nam tỉnh bị dồn lại vào các khu dồn.v.v.

Ba là: Một bộ phận cán bộ, đảng viên hoạt động cầm chừng, có biểu hiện ngại khó, ngại khổ.

Tình trạng sợ giặc của quần chúng nhân dân và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ở tỉnh thể hiện rõ trong những ngày đầu quân đội Mỹ và đồng minh đến Bình Định. Khi đối diện với đội quân xâm lược nhà nghề mạnh hơn cách mạng về mọi mặt (trừ tinh thần) thì phản ứng đầu tiên của nhiều cán bộ đảng viên là sợ giặc. Tâm lý này còn diễn ra trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định mỗi khi địch tăng cường lực lượng, phương tiện chiến tranh, mức độ đánh phá hoặc khi cách mạng bị thất bại, bị tổn thất nặng nề. Từ sợ giặc, sợ chết dẫn đến hiện trạng là có nhiều cán bộ đảng viên không dám đương đầu với địch, không thực hiện triệt để nhiệm vụ mà các cấp ủy Đảng phân công, thậm chí có cán bộ đảng viên chạy về phía địch, đầu hàng địch. Sự giảm sút tinh thần, ý chí chiến đấu của bộ phận cán bộ đảng viên phản bội này ít nhiều ảnh hưởng không tốt tới phong trào cách mạng trong tỉnh. Nó không chỉ làm giảm sút uy tín của các cấp ủy Đảng Bình Định trước quần chúng nhân dân mà còn gây ra những tổn thất nhất định cho phong trào cách mạng tỉnh.

Bên cạnh tình trạng sợ giặc, trong Đảng bộ tỉnh Bình Định còn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên ảo tưởng vào kẻ thù. Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về âm mưu, bản chất kẻ thù. Thực tế cho thấy, trong quá trình xâm lược miền Nam Việt Nam nói chung, xâm lược Bình Định nói riêng, bọn Mỹ và đồng minh đã sử dụng không ít những chiêu thức lừa bịp cán bộ và nhân dân

ta. Tại Bình Định, lính Mỹ và lính Nam Triều Tiên mặc áo bà ba, đi dép cao su ra đồng giải giúp dân để thực hiện cái mà bọn chúng gọi là “3 cùng”. Hành động này của địch đã làm cho một số cán bộ, đảng viên, đặc biệt là quần chúng nhân dân lầm tưởng về thái độ gần dân của địch. Ngay sau khi hiệp định Pari được ký kết, tư tưởng hòa bình, tin vào việc kẻ thù sẽ thực hiện hòa bình ở Bình Định nói riêng ở miền Nam nói chung xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ đảng viên và chiến sĩ ở Bình Định. Hậu quả của hiện trạng này là trong đội ngũ cán bộ, bộ đội xuất hiện tâm lý muốn nghỉ ngơi, lơi lỏng tay súng, ý thức cảnh giác kém trong khi kẻ thù vẫn tìm mọi cách hòng phá hoại hiệp định Pari, xóa thế da báo, khôi phục vùng lấn chiếm của chúng như hiện trạng trước năm 1972.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Tóm lại, những sai lầm hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Bình Định mắc phải trong quá trình lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích chống lại đế quốc Mỹ và tay sai mang tính tất yếu. Vì trong cuộc đụng đầu lần đầu tiên với kẻ thù mạnh hơn mình, những sai lầm trong đánh địch không thể không có. Điều quan trọng là từ những sai lầm này, Đảng bộ tỉnh đã sớm nhận ra và nhanh chóng khắc phục, đúc rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo quần chúng đấu tranh ở giai đoạn tiếp theo để tiếp tục đem lại những thành công trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Tổ quốc.

3.2. KINH NGHIỆM

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 16

Qua quá trình lãnh đạo quân dân trong tỉnh tiến hành chiến tranh du kích chống lại chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp ủy Đảng ở Bình Định.

Một là: Kiên định đường lối của Đảng, giữ vững lập trường giai cấp để tiến lên theo con đường cách mạng bạo lực.

Ngay khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung ương Đảng đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, tiến tới

hòa bình thống nhất nước nhà. Tại Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 11 (3/1965) và Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 12 (12/1965) trong bối cảnh Mỹ ồ ạt đưa quân đội Mỹ và quân đồng minh vào miền Nam, Trung ương Đảng tiếp tục nhấn mạnh lại mục tiêu của cuộc kháng chiến, đồng thời khẳng định một cách sắt đá rằng: Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.[95; tr131]

Chủ trương của Đảng đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam. Đối với đồng bào chiến sĩ ở Bình Định, đi theo ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là con đường duy nhất để cứu dân, giải phóng tỉnh nhà. Do đó, từ năm 1959 theo tinh thần Nghị quyết 15 (1/1959) của Trung ương Đảng, Đảng bộ Bình Định nhanh chóng triển khai xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh Mỹ và tay sai. Từng bước xây dựng, củng cố bộ máy lãnh đạo của Đảng bộ và các cấp ủy địa phương; Xây dựng hoàn thiện bộ máy chỉ huy quân sự các cấp; Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang 3 thứ quân (bao gồm bộ đội tỉnh, bộ đội huyện và dân quân tự vệ); Giữ vững, mở rộng hậu phương kháng chiến sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau phong trào đồng khởi năm 1960, những cơ sở đầu tiên để tiến hành cách mạng bạo lực chống lại thế lực phản cách mạng Mỹ và tay sai đã bước đầu được hình thành ở Bình Định.

Vào thời điểm năm 1965 khi Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ở Bình Định tâm lý sợ Mỹ, sợ chết, thỏa hiệp xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để có cái nhìn khoa học biện chứng, Đảng bộ tỉnh từng bước phân tích chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù, âm mưu và thủ đoạn của chúng trên địa bàn tỉnh, từ đó chỉ rõ: lực lượng vũ trang địa phương phải đánh cả Mỹ, Việt Nam cộng hòa và chư hầu. Phát huy mạnh mẽ phong trào “tìm Mỹ mà đánh tìm ngụy mà diệt”. Đối với thanh niên, lực lượng xung kích đi đầu trong diệt Mỹ, Đảng bộ tỉnh

phát động phong trào “thanh niên xông lên hàng đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ”, thực hiện khẩu hiệu của Quân ủy khu 5 “bám thắt lưng địch mà đánh”. Đối với cán bộ, đảng viên, Tỉnh ủy Bình Định mở các đợt hoạt động chính trị giáo dục 4 quan điểm cách mạng (cách mạng không ngừng, cách mạng bạo lực, đấu tranh lâu dài, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng). Đối với quần chúng nhân dân, phát động phong trào đọc thư Đảng, thư Mặt trận. Chủ trương đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, không ảo tưởng vào kẻ thù là một trong những nội dung cơ bản được giáo dục thường xuyên trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân ở Bình Định.

Thực tế cho thấy, 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định, đặc biệt trong 10 năm (từ năm 1965 đến năm 1975) cách mạng Bình Định gặp phải không ít khó khăn nhất là trong những năm có ý nghĩa quyết định đến chiều hướng phát triển của cách mạng như năm 1965 – 1966, 1966 – 1967, 1968, 1972, 1975.

Trong bối cảnh ấy việc lựa chọn hướng đi của cách mạng thể hiện rõ quan điểm lập trường của Đảng bộ tỉnh Bình Định. Từ những thành công cũng như từ những thất bại của phong trào cách mạng Bình Định đã chứng minh rằng, đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có ảnh hưởng to lớn đến chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Bình Định, quyết định đến chiều hướng phát triển của cách mạng tỉnh.

Hai là: Tin tưởng dân, dựa vào dân, sớm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân.

Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân là lực lượng làm nên lịch sử. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm. Và chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là biểu hiện sinh động chủ trương lấy dân làm gốc của Đảng ta. Vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng vào tình hình thực tế tỉnh Bình Định, từ khi mới thành lập, Đảng bộ tỉnh Bình Định luôn quán triệt quan điểm “vì dân”. Trong

kháng chiến chống Mỹ cứu nước “giành và giữ dân” được Đảng bộ tỉnh Bình Định coi là chiếc chìa khóa quyết định sự thành bại của cách mạng tỉnh. Vì vậy, giải phóng dân trở thành mục tiêu hàng đầu mà trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ Đảng bộ tỉnh hướng đến thực hiện. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ai có thể đảm đương nhiệm vụ giải phóng dân, giành quyền làm chủ cho dân? Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân dân làm nên lịch sử, chỉ có nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mới có thể giải phóng được chính mình. Do đó, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Bình Định có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng cách mạng của nhân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Để phát huy vai trò, sức mạnh của dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngay từ rất sớm Đảng bộ tỉnh Bình Định đã quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên gương mẫu, có đức, có tài, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bản thân mình vì lợi ích của nhân dân trong tỉnh làm lực lượng đi đầu nhằm huy động sức dân. Mặc dù cuộc kháng chiến diễn ra ngày càng khó khăn, ác liệt song đội ngũ đảng viên – những người đi tiên phong trong cuộc kháng chiến gian khổ này không ngừng tăng lên. Vào thời điểm năm 1960, toàn Đảng bộ có 200 đảng viên, trong đó có 150 đảng viên ở các huyện miền núi và căn cứ, hơn 30 đảng viên ở đồng bằng. Đến tháng 11 năm 1973 theo số liệu thống kê của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 9, toàn Đảng bộ có 6.419 đảng viên. Phần lớn các đảng viên này được phân công hoạt động trong phong trào quần chúng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của quần chúng, phát động quần chúng đấu tranh giải phóng chính mình. Thông qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ của Đảng bộ mà Đảng bộ tỉnh Bình Định đã tập hợp được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trên cả ba vùng chiến lược vào trận tuyến đánh địch bằng “3 mũi giáp công”, đẩy chiến tranh nhân dân trong tỉnh lên đến đỉnh cao. Quần chúng nhân dân nô nức tham gia kháng chiến bằng nhiều hình thức như cho chồng, con, em tham gia các lực lượng vũ trang, đóng góp tiền bạc,

thóc gạo cho cách mạng, che dấu cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương. Đây là nguyên do lý giải vì sao hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở Bình Định thế hệ này ngã xuống thế hệ sau tiếp bước đứng lên. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân của tỉnh thường xuyên được bổ sung trở thành lực lượng chính chiến đấu bảo vệ tỉnh nhà. Dù kẻ thù dùng biện pháp hiểm độc để triệt hại sức người sức của đến đâu chăng nữa thì đội ngũ cán bộ đảng viên ở Bình Định vẫn được dân che chở, nuôi dấu. Theo số liệu thống kê, từ năm 1961 đến năm 1975 ở Bình Định có hơn 50.000 thanh niên thoát ly và tòng quân. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở tỉnh, xuất hiện nhiều quần chúng kiên trung, bất chấp mọi gian khổ, sẵn sàng đóng góp công sức, tài sản, hy sinh bản thân, hy sinh người thân vì lợi ích tối cao của cách mạng. Từ những tấm gương nhỏ tuổi như em Cường 16 tuổi ở Cát Hanh (Phù Cát), một mình giết chết 16 lính Nam Triều Tiên khi chúng hành quân vào Cát Hanh. Khi súng hết đạn em đặt lựu đạn ở lưng giả chết lừa địch lại gần để giết thêm một số tên khác. Em Phạm Thị Đào ở xã Hoài Thanh, bị địch bắt sau khi em dùng súng ngắn diệt tên đầu sỏ ác ôn Huân. Mặc dù địch dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc, dụ dỗ, tra trấn dã man nhưng em không khai báo, trước khi chết em còn hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm. Đả đảo đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước”. Má Ngung cầm cờ đi đầu xông thẳng vào quân địch, cầm nòng súng địch đẩy lên cao để đạn khỏi trúng đồng bào. Một cụ già ở Hoài Thanh bị địch bắn trước khi chết còn hô lên “tất cả hãy xông lên đòi nợ máu”. Xơ nữ y tá ở khu căn cứ Núi Bà một mình đánh trả hàng chục tên lính Nam Triều Tiên. Y tá Trần Thị Kỷ bị địch dùng mọi cực hình tra tấn, thậm chí dùng xăng thiêu sống nhưng quyết không khai báo để cứu sống 20 du kích, thương binh và lãnh đạo huyện An Nhơn. Trong mùa khô 1965 – 1966 hàng trăm thương binh được nhân dân Hoài Nhơn che chở cứu chữa. Điển hình là tấm gương chị Hai Nhân, chị vắt kiệt hai bầu sữa của mình ra mảnh sọ dừa rồi đổ cho một chiến sĩ đang kiệt sức vì mất máu và đói khát. Quần chúng Quy Thuận đặt thương binh vào chum đổ khoai lên khiêng qua trạm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023